1.MỤC TIÊU:Giúp hs:
1.1.Kiến thức:
-Nắm được thế nào là đại từ.
-Nắm các loại đại tư.
1.2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng:
-Nhận biết đại từ trong văn bản nói , viết.
-Sử dụng đại từ phù hợp với giao tiếp.
1.3. Thái độ:
*GDMT:Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
2.TRỌNG TÂM: Khái niệm và phân loại đại từ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
3.2.GV:Bài tập bổ trợ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Từ láy có mấy loại?(Láy bộ phận và láy hoàn toàn) Đặt câu với các từ láy sau: Sặc sỡ, sạch sẽ, khe khẽ(10 đ)
Câu 2:Thế nào là láy toàn bộ? Thế nào là láy bộ phận? Trình bày đoạn văn có sử dụng từ láy?(10 đ)
-Láy toàn bộ:lặp lại cả âm lẫn vần.Láy bộ phận:lặp lại âm hoặc vần.
4.3Bài mới:Hôm nay chúng ta sẽ tìmhiểu thế nào là đại từ?Có những loại đại từ nào?Và cách sử dụng chúng ra sao?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 15: Đại từ - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : 4 TIẾT PPCT:15 TUẦN: 4 ĐẠI TỪ
1.MỤC TIÊU:Giúp hs:
1.1.Kiến thức:
-Nắm được thế nào là đại từ.
-Nắm các loại đại tư.ø
1.2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng:
-Nhận biết đại từ trong văn bản nói , viết.
-Sử dụng đại từ phù hợp với giao tiếp.
1.3. Thái độ:
*GDMT:Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
2.TRỌNG TÂM: Khái niệm và phân loại đại từ.ø
3.CHUẨN BỊ:
3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
3.2.GV:Bài tập bổ trợ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Từ láy có mấy loại?(Láy bộ phận và láy hoàn toàn) Đặt câu với các từ láy sau: Sặc sỡ, sạch sẽ, khe khẽ(10 đ)
Câu 2:Thế nào là láy toàn bộ? Thế nào là láy bộ phận? Trình bày đoạn văn có sử dụng từ láy?(10 đ)
-Láy toàn bộ:lặp lại cả âm lẫn vần.Láy bộ phận:lặp lại âm hoặc vần.
4.3Bài mới:Hôm nay chúng ta sẽ tìmhiểu thế nào là đại từ?Có những loại đại từ nào?Và cách sử dụng chúng ra sao?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm đại từ
-Đọc những câu dưới đây, chú ý những từ in đậm và trả lời câu hỏi.
Hs đọc to các vd trong sgk.
(?)Từ “Nó” ở đoạn văn đầu trỏ ai? Từ “Nó” ở đoạn văn thứ 2 trỏ con vật gì? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của hai từ “Nó” trong hai đoạn văn này?
-GV yêu cầu HS so sánh:Danh từ động từ và tính tư.ø
+Danh từ: Tên gọi của một sự vật(Con ngựa)
+Tính từ: Tên gọi của một loại tính chất(Đỏ)
+Động từ: Tên gọi của một hành động
=>Đại từ không làm tên gọi của hành động, sự vật, tính chất mà chỉ dùng để trỏ sự vật, hoạt động, tính chất. Trỏ là không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất mà dùng một công cụ khác (Đại từ) để chỉ ra một sự vật, hoạt động, tính chất nào đó được nói đến
(?)Từ “Thế” ở đoạn văn thứ ba trỏ sự việc gì?Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của từ “Thế” trong đoạn văn này?
(?)Từ “Ai” trong bài ca dao dùng để làm gì?
(?)Các từ “Nó”, “Thế”, “Ai” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các loại đại từ
(?)Các đại từ “Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày v.v trỏ gì?
(?)Các đại từ “Bấy, Bấy nhiêu” trỏ gì?
(?)Các đại từ “Vậy, thế” trỏ gì?
(?)Các đại từ “Ai, gì” hỏi về gì?
(?)Các đại từ “Bao nhiêu, mấy”? hỏi về gì?
(?)Các đại từ “Sao, thế nào” hỏi về gì?
GDMT:
(?)Làm thế nào để lựa chọn và sử dụng đại từ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp?
-Phải nắm rõ khái niệm, các loại đại từ
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS phần luyện tập
-Đọc bài tập 1.Xác định yêu cầu bài tập 1
+Ngôi thứ nhất: Tôi, ta tớ
+Ngôi thứ hai: Cô ấy, cậu ấy, anh ấy
+Ngôi thứ ba: Họ, nó
I. THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ
Vd/ sgk
1a.Từ “Nó”: chỉ em tôi
1b. Từ “Nó” chỉ con gà của anh Bốn Linh
=>Từ “Nó” là nhân vật, con vật đã được nói đến ở câu trước.
2. Từ “Thế” chỉ sự việc “Hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi”
-Từ “Thế” chỉ sự việc đã nêu ở câu trước
-Từ “Ai” trong bài ca dao dùng để hỏi
*Vai trò của các đại từ trên:
-Nó(a): Chủ ngữ
-Nó(b): Phụ ngữ của danh từ
-Thế(c): Phụ ngữ của động từ
-Ai(d): Chủ ngữ
*GHI NHỚ 1: SGK/55
II. CÁC LOẠI ĐẠI TỪ
1. Đại từ dùng để trỏ
a. Trỏ người, sự vật=>Đại từ xưng hô
b. Trỏ số lượng
c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
2. Đại từ để hỏi
-Hỏi về người, sự vật
-Hỏi về số lượng
-Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
*GHI NHỚ:2,3 SGK/56
III. LUYỆN TẬP:
- BT 1:
a.Học sinh làm theo mẫu
b. Nghĩa đại từ “Mình”
+Câu đầu: Ngôi thứ nhất
+Câu sau: Ngôi thứ hai
- BT 2: Học sinh đặt câu có sử dụng đại từ
Vd: 1.Họ là những người dân chài khỏe mạnh.
2.Tớ hứa là sẽ đến chỗ hẹn đúng giờ.
3. Mình không thể đi chơi với bạn được.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:Thế nào là đại từ?
-Đại từ là những từ chỉ người, vật, việc
Câu 2:Đại từ có mấy loại?
- Có 2 loại: dùng để hỏi, để trỏ
4.5.Hướng dẫn hs tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+Nắm vững nội dung bài học.
+Xác định đại từ trong văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”
+Làm BT 3,4,5 SGK/56
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt”
+Trả lời câu hỏi sgk/83
+Chú ý phần luyện tập
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp:--------------------------------------------------------------------------------------------------
Sử dụng ĐDDH:-----------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 15 dai tu.doc