Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Chủ đề: Các phép tu từ - Nguyễn Thành Phát

A – ĐIỆP NGỮ:

I – Kiến thức cơ bản:

1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dung biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

2. Các dạng điệp ngữ:

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

II – Luyện tập:

1.Tìm điệp ngữ trong những ví dụ sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh những điều gì ?

a) Ở đâu đẹp núi, đẹp sông,

 Đây đẹp ruộng đồng, đẹp những hàng cây.

 Đẹp hơn là những bàn tay

 Vừa lo giữ nước, vừa xây xóm làng.

 ( Nguyễn Văn Chương )

b) Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

 Thành công, thành công, đại thành công.

 ( Hồ Chí Minh )

c) Học, học nữa, học mãi!

 ( Lê-nin )

d) Năm qua đi, tháng qua đi

 Tre già măng mọc có gì lạ đâu

 Mai sau,

 Mai sau,

 Mai sau,

 Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh.

 ( Nguyễn Duy )

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Chủ đề: Các phép tu từ - Nguyễn Thành Phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 – PHẦN TIẾNG VIỆT Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát” Chủ đề: Các phép tu từ: A – ĐIỆP NGỮ: I – Kiến thức cơ bản: 1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dung biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. 2. Các dạng điệp ngữ: Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). II – Luyện tập: 1.Tìm điệp ngữ trong những ví dụ sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh những điều gì ? a) Ở đâu đẹp núi, đẹp sông, Đây đẹp ruộng đồng, đẹp những hàng cây. Đẹp hơn là những bàn tay Vừa lo giữ nước, vừa xây xóm làng. ( Nguyễn Văn Chương ) b) Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. ( Hồ Chí Minh ) c) Học, học nữa, học mãi! ( Lê-nin ) d) Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh. ( Nguyễn Duy ) e) Đối với gan vàng dạ sắt của đồng bào, toàn thể quốc dân không bao giờ quên. Tổ quốc không bao giờ quên. Chính phủ không bao giờ quên. ( Hồ Chí Minh ) f) Còn bao nhiêu hơi sức, chúng tôi hát, hát cho vang mặt biển, hát cho át tiếng sóng, cho kéo ngắn đường dài và nhất là để che dấu xúc động, để cố tĩnh tâm đón chờ phút cảm động khi đặt chân lên đất nước. ( Trần Trung Kiên ) g) Đã nghe nước chảy lên non Đã nghe đất chuyển thành con sông dài Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã nghe hồn thời đại bay cao. ( Tố Hữu ) 2. Xác định điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ có trong các ví dụ sau đây: 1 Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát” Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. ( Chinh Phụ ngâm khúc ) Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi. ( Hồ Chí Minh ) Một đèomột đèolại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. ( Hồ Xuân Hương ) Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời ( Huy Cận ) Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bong chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm ( Nguyễn Kiên ) Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, mới khắc được những tranh lợn ráy có những cái khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, mới ngả được nền giấy vẽ ra màu hoa hiên trên đó hằn lên những nét gợn thuốc cái ( Nguyễn Tuân ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ( Hồ Chí Minh ) 3. Hãy viết một đoạn văn có sử dụng điệp ngữ. 4. Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau đây: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất ? Khăn Khăn vắt lên vai ? Khăn Khăn chùi nước mắt ? Đèn Mà đèn chẳng tắt ? 2 Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát” Mắt Mắt không ngủ yên ? B – CHƠI CHỮ: I – Kiến thức cơ bản: 1. Thế nào là chơi chữ ? Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm câu văn hấp dẫn thú vị. 2. Các lối chơi chữ: * Các lối chơi chữ thường gặp là: - Dùng từ ngữ đồng âm. - Dùng lối nói trại âm (gần âm). - Dùng cách điệp âm. - Dùng lối nói lái. - Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. * Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,.. II – Luyện tập: 1. Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong các ví dụ sau ? a) Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông b) Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. (Hồ Xuân Hương) Trùng trục như con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Câu đố) Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ? (Ca dao) Trên trời rớt xuống mau co là gì ? (Câu đố) Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. (Bà Huyện Thanh Quan) 2. Thử giải câu đố sau đây: Ngả lưng cho thế gian ngồi Rồi ra mang tiếng con người bất trung. Ở đây dùng lối chơi chữ dựa trên tính chất trái ngiã và đồng âm. Hãy chỉ rõ trái nghĩa, đồng âm ở chỗ nào ? 3. Giải câu đố sau đây: 3 Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát” Khi đi cưa ngọn, Khi về cũng cưa ngọn. Lối chơi chữ ở đây dựa trên hiện tượng nào ? C – LIỆT KÊ: I. Kiến thức cơ bản: 1. Thế nào là phép liệt kê ? Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 2. Các kiểu liệt kê: * Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với liệt kê không theo từng cặp. * Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. II – Luyện tập: 1.Trong đoạn văn sau đây, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để miêu tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê ấy và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. “Chỉ biết có một hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm đến bảy, tám năm, rồi một hôm,hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!” 2. Thử nêu nguyên tắc sắp xếp các bộ phận liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. “Tôi đứng tựa vào lòng Uyển, vừa ngồm ngoàm nhai quả, vừa nói chuyện từ cây cam ở đầu sân, cây hồng ở bờ ao, khóm tầm xuân leo ở bờ giậu, cho đến con gà tồ lấy giống từ trên ông Lí Đà Xuyên, con mèo xám mua ba hào rưỡi, con chó vện mua bằng tiền bỏ ống của tôi kì nghỉ hè năm ngoái.” ( Nam Cao ) 3.Việc liệt kê các làn điệu dân ca, các dụng cụ âm nhạc và các ngón đàn của tác giả trong bài “Ca Huế trên sông Hương” nhằm mục đích gì? 4.Câu văn “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì? 5.Câu văn sau dùng phép liệt kê gì? a) Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán b) Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. 6.Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì? “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.” ( Phạm Duy Tốn ) 7. Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì? “Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp từ luống rau diấp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc 4 Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát” má đã ngửi thấy mùi chuối hương. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại.” ( Tô Hoài ) 8. Phép liệt kê sau có tác dụng gì? “Sách của Lan ở khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa” D – ÔN TẬP: 1. Tìm phép liệt kê có trong đoạn văn sau. Cho biết phép liệt kê ấy có tác dụng như thế nào ? “Mới trông thấy hắn vào đến sân, bá Kiến biết hắn lại đến sinh sự rồi. Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần bật” ( Truyện Chí Phèo – Nam Cao ) 2. Chuỗi “Đốt rừng. Lấp hố. Phá truông. Đắp đường” có phải là chuỗi liệt kê không ? Nếu là chuỗi liệt kê thì chuỗi này có gì đặc biệt ? “Ông tôi cùng mấy mươi người trong làng rủ nhau ra đi. Một đàn mấy trăm con người đáp tàu hỏa xuống Hải Phòng. Rồi từ Hải Phòng đáp tàu thủy vào miền trong. Đâu đổ bộ lên quãng Phan Rang, Phan Thiết gì đó. Con đường lớn mới phá được đến quãng này. Hàng nghìn phu tản vào rừng làm việc. Đốt rừng. Lấp hố. Phá truông. Đắp đường.” (Tô Hoài) 3. Câu văn sau có mấy nghĩa? Hiện tượng nhiều nghĩa này dựa vào lối chơi chữ nào ? “Hổ mang bò lên núi” 4. Hai vế đối sau dựa vào lối chơi chữ nào ? * Vế ra: “Bò lang chạy vào làng Bo” * Vế đối: “Lang Giá đi giày da láng” 5. Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao ? 6. Câu văn sau sử dụng biện pháp chơi chữ dựa trên hiện tượng nào ? “Cha mang ba ghế bố màu tía mời thầy” 5

File đính kèm:

  • docChuyen de van 7.doc