Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng hướng dẫn bài viết số 3

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.

- Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ :

1. Kiến thức:

- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân.

- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp

2. Kĩ năng:

- Tạo lập văn bản thuyết minh.

- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.

3. Thái độ: Thấy được làm một bài văn thuyết minh không khó chỉ cần chịu khó tìm hiểu các tri thức xung quanh mình.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng hướng dẫn bài viết số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. - Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1. Kiến thức: - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm, cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân. - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp 2. Kĩ năng: - Tạo lập văn bản thuyết minh. - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp. 3. Thái độ: Thấy được làm một bài văn thuyết minh không khó chỉ cần chịu khó tìm hiểu các tri thức xung quanh mình. C. PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A5: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A6: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách làm bài văn thuyết minh? Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới : Hôm nay các em sẽ dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học? - Bố cục bài văn thuyết minh trong nhà trường? - Khi thuyết minh cần chú ý điều gì? -> HS tái hiện kiến thức Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Yêu cầu HS trình bày phần chuẩn bị của bản thân ở nhà. HS trình bày. Nhận xét. Yêu cầu HS tập nói theo tổ để HS được tự nhiên trình bày trong nhóm. HS tập nói theo tổ, chọn HS đại diện để trình bày trước lớp. Theo dõi các nhóm để uốn nắn kịp thời. Hướng dẫn HS luyện nói: Yêu cầu tập nói nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng có mạch lạc, phát âm rõ ràng, âm lượng đủ nghe (Gợi ý: - Kính thưa cô! - Các bạn thân mến! Hiện nay, tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nóng lạnh hoặc các loại phích nước hiện đại, nhưng đại đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chứa nước sôi pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em Cái phích nước có cấu tạo thật đơn giản Giá một cái phích nước rất phù hợp với túi tiền đại đa số người lao động, nhất là bà con nông dân; vì vậy phíc nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt Nam chúng ta) Yêu cầu HS nhận xét về kiểu bài, cách trình bày của các nhóm khác. Nhận xét những ưu điểm, nhược điểm của HS. Rút kinh nghiệm cho HS để viết bài sau tốt hơn. Luyện nói Dựa vào dàn bài, Gv phân công thảo luận nhóm. Nhóm 1: Giới thiệu công dụng Nhóm 2: Trình bày cấu tạo Nhóm 3, 4: Hướng dẫn sử dụng bảo quản. - Hs:Đại hiện từ tổ trình bày trước - Hs nhật xét – Sau đó giáo viên nhật xét chung. Hoạt động 3; HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hoàn thành bố cục và tập luyện nói thêm ở nhà. - Chuẩn bị bài viết số 3: Văn thuyết về chiếc áo dài. Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến áo dài. Chuẩn bị giấy, bút. I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC: - Các phương pháp thuyết minh đã học - Bố cục bài văn thuyết minh trong nhà trường cần có đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Quan sát kĩ đồ dùng cần thuyết minh - Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng của đối tượng thuyết minh II. LUYỆN TẬP Đề: Thuyết minh về cái bình thuỷ (phích nước). * Phần tìm hiểu đề: a- Kiểu bài: Thuyết minh. b- Yêu cầu: Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước. 1. Lập dàn bài * Mở bài: Phích nước là một vật dụng dùng để giữ nước nóng * Thân bài: a.Công dụng: Giữ nước nóng cho sinh hoạt. b.Cấu tạo : - Vỏ của phích nước được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa, có trang trí đẹp mắt - Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa - Nút phích thường bằng bấc hoặc bằng nhựa - Ruột phích làm bằng thuỷ tinh có tráng thuỷ tinh để giữ nhiệt độ luôn nóng - Ruột phích nước là bộ phận quan trọng nhất. Phích giữ nhiệt tốt là phích có điểm sáng màu tím ở đáy b.Sử dụng và bảo quản: - Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào - Ta nên chế nước ấm khoảng 50-69 độ vào trước 30 phút, rồi sau đó mới chế nước nóng vào - Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng để tẩy - Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào phích, ta chớ rót đầy * Kết bài: Phích nước là một vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày. 2. Luyện nói: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn. - Tự luyện nói ở nhà. * Hướng dẫn bài viết số 3 - Ôn tập văn thuyết minh về một đồ dùng để - Tích lũy tri thức về chiếc áo dài Việt Nam. - Lập dàn bài cho kiểu bài thuyết minh đồ dùng. E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docluyen noi van thuyet minh.doc