Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2012-2013

Hoạt dộng của thầy

Hoạt động 1: Khởi động

1) OÅn ñònh: Kieåm dieän.

 2) Kieåm tra baøi cuõ: Nêu nội dung ý nghĩa của VB “Mẹ tôi”

 3) Baøi môùi:

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả và TP.

? Văn bản này do ai sáng tác ?Noù ñöôïc ra đời trong hoàn cảnh nào?

 * GV hướng dẫn đọc

- Đọc phân biệt rõ nhân vật, thể hiện diễn tâm lý (có thể phân ra giọng kể)

Đây là câu chuyện cảm động của 2 anh em chia tay nhau khi mẹ cùng em sẽ phải dời gia đình sau khi bố mẹ li dị. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất và là 1 tronh 2 nhân vật chính của truyện. => Đọc giọng xúc động xen những lời bộc lộ thái độ thảng thốt, đau đớn của tâm trạng nhân vật

Tóm tắt: Bố mẹ chia tay nhau, Thành và Thuỷ cũng phải xa nhau. - Đồ chơi của 2 anh em, trong đó có 2 con búp bê, cũng phải bị chia đôi.- Dằn vặt, đau khổ, 2 anh em ra trường tạm biệt cô giáo và các bạn của Thuỷ.- Thuỷ quyết định nhường đồ chơi cho anh và những con búp bê không bị chia đôi.

? Văn bản này thuộc thể loại gì?Ngôi kể? Phương thức biểu đạt?

? Nhân vật chính trong truyện ngắn này là ai? Vì sao em xác định như thế?

 Hai anh em Thành và Thủy đều là nhân vật chính vì mọi sự việc của câu chuyện đều có sự tham gia của cả hai.

 Nhân vật Thành thì hầu như chỉ suy nghĩ ở nội tâm là chính, trong khi đó, nhân vật Thủy thì linh động hơn, có sự giằng xé giữa việc chia búp bê, có lời nói giận dỗi, có tiếng khóc nức nở khi chia tay với cô giáo và với anh của mình. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người xưng tôi là Thành đã chứng kiến tất cả việc xảy ra, cũng là người chịu nỗi đau như Thủy – em gái mình. Do đó, ta có thể nói Thành và Thủy là hai nh vật chính trong tr ngắn nầy.

 

 

doc193 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu được luật thơ lục bát (số tiếng trong câu, luật bằng trắc, cách gieo vần, nhịp thơ) 2. Kĩ năng: Biết cách làm bài thơ lục bát, làm quen với việc chọn lọc từ ngữ vừa thể hiện đúng nội dung vừa tạo được cách hiệp vần độc đáo của thể lục bát truyền thống 3. Giáo dục kĩ năng sống: - Có cơ hội tập làm thơ lục bát để bày tỏ cảm xúc - Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ tiếng Việt, yêu mến, giữ gìn sự trong sáng, phong phú của tiếng Việt; tự hào với thể thơ lục bát truyền thống B. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Nắm vững vàng về luật thơ lục bát - Chuẩn bị1 vài bài thơ 2. HS: - Đọc kĩ bài học ở SGK (có thể tìm đọc thêm tư liệu) - Làm trước các BT ở SGK C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới * Giới thiệu: Yêu cầu HS nhắc lại các bài thơ, ca dao đã học được làm theo thể lục bát. Từ đó dẫn dắt HS: Thơ lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc VN Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt *HĐ1: Giới thiệu về thơ lục bát H. Em hiểu thế nào là thơ lục bát? Vì sao gọi là “lục bát”? - Mỗi cặp gồm hai câu: một câu 6 chữ ( lục ) và một câu 8 chữ ( bát ). Đây là thể thơ độc đáo của VHVN. * GV treo bảng phụ lên bảng, ghi bài ca dao ở SGK/155. * GV lưu ý cho hs: Chữ hay còn gọi là tiếng. Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng Bằng (B), các tiếng có thanh hỏi, ngã, nặng là tiếng Trắc (T). - Từ đó em hãy kẻ lại bài thơ vào vở và điền kí hiệu B, T ứng với mỗi tiếng trong từng câu của bài ca dao trên. H. Em hãy nêu nhận biết của em về luật của thể thơ lục bát? - SGK / 156. * Lưu ý: Những trường hợp ngoại lệ: vần thông, vần ép. (vần thông, tức vần được gieo rất chỉnh. VD: Xanh- thành là vần thông; vần ép, tức vần gieo không được chỉnh. VD: Sang- toàn là vần ép) *HĐ2: Tập làm thơ lục bát BT1: Điền tiếp vào bài thơ. + Các tổ thi đua, xem ai đọc nhanh và nhiều đáp án nhất. - Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi ở nhà (hoặc “như là” ) mẹ mong. - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm một lớp phải nên kiên trì ( hoặc “học lên thành người) - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Trong nhà thánh thót tiếng em học bài (ép vần) BT2: Sửa lại cho đúng luật a. Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na b. Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan. +GV giới thiệu 1 số bài thơ đã chuẩn bị, cho HS chọn đặt tên cho bài thơ VD: Trường em tọa lạc cũng xa Vậy mà các bạn cho là xá chi Chăm ngoan, chăm chỉ ai bì Học hành vượt khó mà đi đúng đường. (có thể chọn tên cho bài thơ là: Tinh thần học tập) + Giáo viên ra chủ đề cho học sinh sáng tác thơ lục bát (Bài tập 3 SGK/157). BT3: Chia lớp làm hai nhóm thi đua nhau. - Nhóm 1: Xướng câu lục - Nhóm 2: Xướng câu bát. Giáo viên chốt lại toàn bài. HS điền kí hiệu theo qui định HS trả lời Các tổ tập làm thơ, cử đại diện lên đọc. các tổ khác nhận xét I.Bài học 1.Khái niệm - Thể thơ lục bát là thể thơ được tạo thành từng cặp câu trong đó một câu 6 tiếng ( lục ) và một câu 8 tiếng ( bát ). - Đây là một trong những thể thơ truyền thống độc đáo của VHVN. 2.Luật thơ: - Ghi nhớ sgk, ý 2 / 156 II. Luyện tập. BT1: Điền tiếp vào bài thơ. * Các tổ thi đua, xem ai đọc nhanh và nhiều đáp án nhất. - Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi ở nhà ( hoặc “như là” ) mẹ mong. - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm một lớp phải nên kiên trì ( hoặc “học lên thành người ) - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Trong nhà thánh thót tiếng em học bài ( ép vần ) BT2: Sửa lại cho đúng luật a. Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na a. Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan * Củng cố: Nhắc lại KT về luật của thơ lục bát. * Dặn dò: - Về nhà học bài. - Sáng tác 2 bài thơ ( mỗi bài từ 4 đến 8 câu ) có nội dung nói về biết ơn thấy cô ˜™˜™˜™˜™˜™˜™ &œ ˜™˜™˜™˜™˜™˜™ Tuần 19 Tiết: 75 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT (rèn luyện chính tả) A .MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp hs biết cách khắc phục 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực 2. Kĩ năng: Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương 3. Giáo dục kĩ năng sống: - Vận dụng khi sử dụng văn viết cho nhu cầu cuộc sống, xã hội. - Trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt B. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Soạn bài theo yêu cầu chuẩn KT- KN - Tìm VD qua các lỗi chính tả (bài TLV) mà HS thường mắc phải từ đầu năm học đến nay - Bảng phụ 2. HS: - Soạn bài theo HD của SGK và HD của GV - Tập viết sẵn 1 đoạn văn không sai lỗi chính tả - Bảng phụ (KPB) C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Đàm thoại, hỏi đáp - Giải thích, phân tích - Thảo luận - Động não D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: KTSS. 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: *HĐ1: Lưu ý cho hs những lỗi các em thường gặp. - Miền Bắc: lẫn lộn giữa các phụ âm đầu như: s/x, ch/tr, l/n. - Miền Trung: dấu hỏi (?) và dấu ngã. - Miền Nam: gi/d/v, ng/n, c/t (phụ âm cuối), vần: ao/au, ai/ay, oi/âu, o/ô, iu/iê *HĐ2: Luyện tập.BT 1: Viết không sai chính tả (HS chuẩn bị trước ở nhà) - Đại diện mỗi tổ dán bảng phụ có đoạn văn đã chuẩn bị lên bảng, HS đọc từng đoạn văn và tìm bắt lỗi chính tả BT2/195: Điền từ, dấu câu. a. Điền vào chỗ trống (HS làm BT miệng): + Điền 1 chữ cái, 1 dấu thanh hoặc 1 vần vào chỗ trống: - Xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử. - Tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu. + Điền 1 tiếng hoặc 1 từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống - Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại. - Mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng. b. Tìm từ theo yêu cầu ( GV giao việc cho tứng tổ thực hiện: tổ 1 tìm từ chỉ tên các loài cá có “ tr”; tổ 2..có “ ch”; tổ 3 tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái có thanh hỏi; tổ 4..có thanh ngã, GV cho HS thảo luận 3 phút, sau đó đại diện lên ghi bảng, GVHD sửa) Có thể có đáp án như sau: - Bắt đầu bằng âm “ch”: cá chép, cá chim, chuồn chuồn, chiền chiện, chim chóc - Bắt đầu bằng âm “tr”: cá trắm, cá trôi, cây tre, trầy trật, trong trẻo - Các từ chỉ trạng thái có thanh hỏi: nghỉ ngơi, vui vẻ, chạy nhảy, nghỉ mát - Các từ chỉ trạng thái có thanh ngã: nghĩ ngợi, suy nghĩ, rầu rĩ + Tìm từ với nghĩa cho sẵn (yêu cầu ở SGK) - Không thật vì tạo ra một cách không tự nhiên: giả dối. - Tàn ác, vô nhân đạo: dã man. - Dùng cử chỉ, ánh mắt ám hiệu: ra dấu. c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn: (GV giao mỗi tổ làm 1 câu) Dành, giành: - Bọn trẻ đang giành nhau chọn đồ chơi. - Có thức ăn ngon, ngoại đều để dành cho em. Tắt, tắc: - Cô giáo chủ nhiệm thường nhắc nhở tổ trực nhớ tắt quạt, đèn trước khi ra về. - Chị tôi bị cảm làm tắc cả tiếng, nói năng rất khó khăn. 4. Củng cố: - Đọc diễn cảm 1 vài VB đã học ( chú ý những lỗi hay mắc phải để tránh khi sử dụng) 5. Dặn dò: - Học bài. - Về nhà luyện tập viết đoạn văn không sai chính tả. ˜™˜™˜™˜™˜™˜™ &œ ˜™˜™˜™˜™˜™˜™ Tuần 19 Tiết: 76 Tập làm văn Trả bài kiểm tra học kì I I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của 3 phân môn: Văn, Tập làm văn, Tiếng Việt. - Rèn kĩ năng làm bài của học sinh 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết về các từ và phép tu từ trong đoạn văn. - Nêu được nội dung của Văn bản nhật dụng - Có kĩ năng trình bày bài văn bố cục 3 phần cân đối, hợp lí - Viết câu văn gợi cảm, bày tỏ cảm xúc tự nhiên, chân thành. 3. Kĩ năng sống: - Có tâm hồn nhạy cảm trước cuộc sống xung quanh, kính trọng yêu quý người thân. - Trân trọng tiếng Việt, sử dụng lời văn rõ ràng, gợi cảm trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chọn 1 số bài viết khá đọc trước lớp 2. Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở HKI. III/ Phương pháp, kĩ thuật: - Hỏi đáp - Xác định yêu cầu của đề, đối chiếu với bài làm, rút ra ưu khuyết điểm -> Sửa chữa -> Khắc sâu kiến thức, nhất là cách làm bài văn biểu cảm. IV/ Tiến trình bài giảng: 1. Nhận xét - Ưu điểm: + Nắm được kiến thức cơ bản của 3 phân môn: Văn, Tập làm văn, Tiếng Việt. + Lớp 7A1 và 7A5 làm bài tốt, kĩ năng viết khá tốt. - Khuyết điểm: + Học inh còn làm sai về từ ghép, từ láy, tác dụng của phép tu từ, chơi chữ + Viết chữ xấu, làm bài sơ sài, thiếu cảm xúc. Hoạt động của giáo viên Lỗi sai Sửa lỗi Giáo viên nêu các lỗi sai phổ biến trong bài làm của học sinh các lớp và hướng dẫn học sinh sửa. a. Chính tả: Tiến nên Cố gắn Công việt b. Sử dụng từ không đúng sắc thái biến cảm: - Em rất khoái nghe cô giảng bài c. Viết lặp từ: - Cô hát rất hay, cô dạy rất giỏi, cô rất thương yêu học sinh. d. Sử dụng từ không đúng nghĩa: - Cô giáo em rất sáng sủa và rất hiền từ. e. Lạm dụng từ Hán Việt: - Cô giáo em rất mỹ lệ nên ai nhìn cũng phải khen. g. Thừa quan hệ từ: - Qua bài ca dao nói về công lao của người thầy cho ta thấy tầm quan trọng của người thầy đối với học sinh vô cùng to lớn. h. Sử dụng từ không đúng ngữ pháp: - Nói năng của cô giáo thật nhẹ nhàng, ấm áp. Tiến lên Cố gắng Công việc - Em rất thích nghe cô giảng bài. - Cô giáo em hát hay, dạy giỏi và rất thương yêu học sinh. - Cô giáo em rất đẹp và rất hiền - Cô giáo em rất đẹp nên ai nhìn cũng phải khen. - Bài ca dao nói về công lao của người thầy cho ta thấy tầm quan trọng của thầy giáo đối với học sinh vô cùng to lớn. - Giọng nói của cô giáo thật ấm áp, nhẹ nhàng. 2. Thực hành: Giáo viên đọc những bài hay cho học sinh nghe, biểu dương khen thưởng để học sinh học được những ý hay. 3. Dặn dò: Học sinh xem lại bài, sau đó nộp lại cho giáo viên. ™˜™˜™˜™˜™˜ œHẾT TUẦN 19œ ™˜™˜™˜™˜™˜

File đính kèm:

  • docgiao anh van 7.doc