Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 8 đến 10 - Nguyễn Thị Tuyết

1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức:

 – HS biết: Biết kể miệng trướctập thể một câu chuyện .

 – HS hiểu: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị .

1.2. Kĩ năng:

 – HS thực hiện được: - Lập dàn bài kể chuyện .

 - Lựa chọn, trình bày miệng những sự việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lý, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc .

– HS thực hiện thành thạo: - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp .

1.3. Thái độ:

 – Thói quen: - Học sinh có ý thức được giao tiếp, giao lưu trong cuộc sống.

 – Tính cách:- Mạnh dạn, tự nhiên trong giao tiếp.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

 Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn .

3. CHUẨN BỊ

 3.1. Giaùo vieân : Dàn bài mẫu.

 3.2. Hoïc sinh : Chuẩn bị dàn ý ,tập nói, kể trước ở nhà theo các yêu cầu trong sách giáo khoa ( trang 77)

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 4.1. OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện : Gvkiểm tra sĩ số hs.

 4.2. Kieåm tra miệng : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.

 4.3. Tiến trình bài học:

Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tầm quan trọng của giờ luyện nói.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 8 đến 10 - Nguyễn Thị Tuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức thận trọng khi xem xét, đánh giá sự vật; tinh thần khiêm tốn, sự cầu tiến. – Tính cách: Xem xét, đánh giá sự việc một cách toàn diện không được đánh giá theo chủ ý của mình.. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nắm được nội dung và, ý nghĩa một số nghệ thuật đặc sắc của truyện. 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên : tranh “ Năm thầy xem voi ”,tham khảo tài liệu có liên quan bài dạy. 3.2. Học sinh : chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 39. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP: 4.1. OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện : GV kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kieåm tra miệng : Δ: Nêu khái niệm về truyện ngụ ngôn ? (10đ) Bài học từ truyện “ Ếch ngồi đáy giếng ”. Δ: Năm ông thầy bói xem voi bằng cách nào? Những con voi trong suy nghĩ của năm ông là gì? 10đ O: Là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi; mượn chuyện kể về vật, người nhằm ngụ ý đưa ra một bài học nào đó. Ý nghĩa lên án thói kiêu ngạo. Khuyên mọi người mở rộng hiểu biết, không chủ quan. 0: Xem bằng tay, sờ vào từng bộ phận của voi. sun sun như con đỉa. như cái đòn càn như cái quạt thóc như cái cột đình tun tủn như cái chổi sể cùn. 4.3. Tiến trình bài học Giới thiệu bài : Vậy qua cách xem voi cũng như cách phán về voi của năm ông thầy có đúng hay không . Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu chung văn bản . (10p) - Mục tiêu: HS nắm được khái quát về câu chuyện. GV:Hướng dẫn đọc:Đọc to, rõ ràng chú ý thể hiện giọng của từng nhân vật (thầy bói) thầy nào cùng hết sức tự tin, hăm hở mạnh mẽ. ? Hãy giải nghĩa từ: phàn nàn, hình thù, quản voi? - HS giải thích. Gv nhận xét, bổ sung, lưu ý các em một số chú thích trong SGK. - phàn nàn: Nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý để monh có sự đồng cảm. - hình thù: Hình dạng cụ thể và riêng biệt. - quản voi: Người trông nom và điều khiển con voi (quản tượng) ?Truyện có thể chia thành mấy phần? Cho biết nội dung chính của từng phần? - Văn bản chia thành ba phần: 1) Từ đầu đến “Sờ đuôi Š Kể chuyện các thầy bói xem voi. 2) Tiếp đến “Cái chổi xể” Š Kể chuyện các thầy bói phán về voi. 3) Còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản. (25p) - Mục tiêu: HS nắm được diễn biến câu chuyện. ?Các thầy bói xem voi được giới thiệu qua những chi tiết nào? - Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin dừng lại để cùng xem voi. ?Các thầy bói có những đặc điểm chung gì? - Đều mù, nhưng đều muốn biết voi có hình thù ra sao ? Họ nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào? - Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh: ế hàng, ngồi chuyện gẫu, có voi đi qua. ? Như vậy, việc xem voi ở đây có sẵn dấu hiệu nào không bình thường? - Việc xem voi có sẵn dấu hiệu không bình thường, đó là: + Người mù lại muốn xem voi. + Vui chuyện tán gẫu, chứ không có ý định nghiêm túc. ?Em có nhận xét gì về quyết định của các thầy? - Quyết định xem voi của các thầy bói là quyết định bất ngờ, đặc biệt. ?Các thầy xem voi bằng cách nào? ( Xem tranh) - Thầy thì: + Sờ vòi + Sờ ngà + Sờ tai + Sờ chân + Sờ đuôi ? Có gì đáng chú ý trong cách xem voi của các thầy bói? - Cách xem voi của các thầy bói hết sức đặc biệt, khác lẽ thường (Sờ bằng tay, mỗi thầy sờ một bộ phận của voi). ? Qua phần đầu, em có nhận xét gì về cách mở màn câu chuyện như vậy? - Cách mở màn câu chuyện bằng một cảnh hết sức đặc biệt, gây hứng thú. Người đọc như được chứng kiến cảnh 5 thầy bói mù sờ sẫm mỗi người một bộ phận của con voi, mặt vui mừng hí hửng như khám phá được một sự kiện đặc biệt quan trọng. Gv chuyển ý:Vậy các thầy đã khám phá ra những gì từ việc xem voi đó, chúng ta sang phần 2 ? Sau khi được xem voi, các thần đã lần lượt nhận định về con voi như thế nào? - Phát hiện chi tiết. Năm thầy bàn tán với nhau: Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi nó như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. ? Trong cách phán về voi tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? - Sử dụng hình thức so sánh và các từ láy đặc tả hình thù con voi. - Nhằm nêu bật ấn tượng về con voi qua cách cảm nhận của các thầy bói mù. ? Theo em, trong cách xem voi, phán voi, các thầy bói đã đúng ở chỗ nào và sai ở chỗ nào? HS: Đúng: Sờ bộ phận nào, miêu tả chính xác bộ phận đó. - Sai: + Xem bằng tay - Cách xem không đúng. + Xem một bộ phận - tả toàn bộ chỉnh thể. + Cách xem voi rất phiến diện, bảo vệ ý kiến của mình, phủ định ý kiến người khác. ? Thái độ của họ như thế nào khi phán về voi? Thể hiện qua lời nói nào? - Với thái độ rất tự tin, khẳng định ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến người khác, làm cuộc bàn luận hết sức gay gắt, quyết liệt, với thái độ chủ quan, sai lầm: (Tưởng...như thế nào, hoá ra; Không phải; Đâu có; Ai bảo; Các thầy nói không đúng cả) GV:cách nói về con voi của các thầy bói hoàn toàn khác xa thực tế. 5 thầy đã vẽ ra 5 con voi không giống với thực tế: Họ cho rằng: voi như (con đỉa, cái đòn càn, cái quạt thóc, cái cột đình, cái chổi sể cùn). Vì mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của voi, mà trên thực tế, con voi không chỉ có mỗi bộ phận đó. ? Em có nhận xét gì từ những lời nói đó? - Chủ quan, nhằm phủ định ý kiến người khác, khẳng định ý kiến của mình. Những lời này khiến cho nhận thức của các thầy bói đã sai lại càng sai hơn. ? Theo em nhận thức sai lầm của các ông thầy bói về voi là do kém mắt hay còn do nguyên nhân nào khác? Do kém mắt, không trực tiếp nhìn thấy voi. Do chính nhận thức: Chỉ biết bộ phận lại tưởng biết toàn diện sự vật. GV nhận xét : - Các thầy bói không chỉ mù về thể chất mà còn mù cả về nhận thức và phương pháp nhận thức. Chính từ cách nhìn chủ quan phiến diện, bảo thủ nên họ đã có nhận xét về con voi hoàn toàn sai với thực tế, (lấy cái nhìn bộ phận để đánh giá tổng thể). - 5 thầy, thầy nào cũng khư khư bảo vệ ý kiến của mình. Vậy kết cục của việc xem voi đó như thế nào? ? Kết quả của việc xem voi được kể lại ở đoạn cuối như thế nào? HS: Năm thầy[...] xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu. ?Vì sao lại dẫn đến kết quả đó? - Tất cả đều nói sai về voi nhưng lại khẳng định là mình đúng. ? Theo em tai hại của kết quả này đó là gì? Đánh nhau toác đầu chảy máu ( thể chất), không ai nhận thức đúng về voi ( tinh thần). ? Trong cuộc sống của chúng ta có bao giờ như vậy không? Em thử kể một tình huống? ? Em có nhận xét gì về tình huống kết thúc truyện? - Buồn cười, bất ngờ. - Nghệ thuật phóng đại. - Kết thúc vừa hài vừa bi. ? Mục đích các thầy đặt ra có thực hiện được không? Vì sao? - Mục đích xem voi của các thầy bói là để nhằm mở rộng tầm hiểu biết, thoả chí tò mò. Nhưng mục đích đó không những không thực hiện được mà còn tiền mất, tật mang. - Các thầy bói không tìm được tiếng nói chung, ai cũng khăng khăng nghĩ là mình đúng( quả thực là họ đúng khi nhận xét về một bộ phận mà họ sờ thấy). Từ chỗ bảo vệ ý kiến bằng lời lẽ họ chuyển sang bảo vệ bằng sức lực, kết quả là họ đã đánh nhau toác đầu chảy máu mà không đạt được chân lý, họ vẫn không đạt được mục đích cuối cùng đó là được khái niệm chính xác về một con voi. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết truyện (5p) - Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa truyện. *Tích hợpGDKNS:Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”. ?Qua phân tích, tìm hiểu, em thấy truyện có những nội dung nào? những đặc sắc gì về nghệ thuật? ? Truyện đem đến cho ta bài học gì? - Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. ? Truyện còn phê phán nghề gì? * Phê phán nghề thầy bói. Được sử dụng trong thơ ca. ? Em hiểu thành ngữ “Thầy bói xem voi” có nghĩa là gì? - Xem xét đánh giá sự vật một cách phiến diện. - Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.103) I. Đọc- tìm hiểu chung văn bản: 1./ Chú thích: 2. Bố cục: 3 phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Các thầy bói xem voi: - Đều mù, nhưng đều muốn biết voi có hình thù ra sao. - Ế hàng, ngồi chuyện gẫu, có voi đi qua - Xem voi bằng tay. - Mỗi người chỉ sờ được có một bộ phận. 2. Các thầy phán về voi: Sờ vòi - sun sun như con đỉa. Sờ ngà - như cái đòn càn Sờ tai - như cái quạt thóc Sờ chân - như cái cột đình Sờ đuôi - tun tủn như cái chổi sể cùn. - So sánh, từ láy. - Rất tự tin, khẳng định ý kiến của mình là đúng và bác bỏ ý kiến của người khác. Chỉ biết bộ phận lại tưởng biết toàn diện sự vật. 3. Hậu quả của việc xem voi và phán về voi: Đánh nhau toác đầu chảy máu. Hại về thể chất và tinh thần. - Buồn cười, bất ngờ. - Nghệ thuật phóng đại. - Kết thúc vừa hài vừa bi. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. 2. Nghệ thuật: - Cách nói ẩn dụ, giàu kịch tính. - Sử dụng thành ngữ, hình ảnh so sánh. 3.Ý nghĩa truyện : Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. * Ghi nhớ: (SGK, T.103) 4.4. Tổng kết . Gv cho hs đóng kịch và nhận xét. ? Vì sao thanh lại nói với các bạn như vây? Bạn sử dụng thành ngữ trong trường hợp này đã phù hợp chưa? Hs nhận xét – gv đánh giá. 4.5. Hướng dẫn học tập : - Đối với bài học ở tiết này: + Đọc kĩ lại văn bản, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.103). + Tìm đọc thêm một số truyện ngụ ngôn khác. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ”. Yêu cầu : + Đọc trước văn bản và chú thích. + Các nhận vật của truyện gợi cho em sự liên tưởng gì ? + Bài học rút ra là gì ? 5- PHỤ LỤC : ..............

File đính kèm:

  • docGA tuan 810 ngu van.doc