I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức.
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử
- Những sự việc chính trong truyện
- Ý nghĩa của truyện
- Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại
2.Kĩ năng.
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại “Mẹ hiền dạy con”
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện
- Kể lại được truyện
@ Tích hợp KNS:
- Tự nhận thức giá trị của tình yêu thương và phương pháp giáo dục con cái trong cuộc sống
- Đảm nhận trách nhiệm với người khác
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
3. Thái độ
- Yêu quý và khâm phục cách dạy con của mẹ Mạnh Tử và yêu mẹ mình nhiều hơn
II. Chuẩn bị của GV &HS
1. Giáo viên:
Bảng phụ , dự kiến các PPDH tích hợp
2. Học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
III.Tiến trình các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 5p
? Qua 2 mẫu chuyện giữa người và hổ, tác giả muốn nói với em điều gì cao quý ở hổ?
? Nêu ý nghĩa của truyện?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 1p : Nếu truyện “Con hổ có nghĩa” là truyện hư cấu để giáo huấn lòng biết ơn cho con người thì “Mẹ hiền dạy con” là truyện trung đại gần với kí và sử
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 16 - Trần Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với 5 sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc
? Ý nghĩa của truyện?
è HS trả lời
3. Ý nghĩa:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và sự phát triển nhân cách của trẻ
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người
5p
Hoạt động 4: HDHS tìm hiểu ý nghĩa văn bản. 5p
III. Ý nghĩa văn bản:
? Qua văn bản này, em rút ra được bài học gì?
è HS đọc ghi nhớ SGK/153
Ø Ghi nhớ SGK/153
Hoạt động 5: Củng cố 2p
Nhắc lại ghi nhớ SGK
Hoạt động 6:HDHS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới. 5p
J Tự học:
Kể lại truyện
Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện
Suy nghĩ về đạo làm con của mình sau khi học xong truyện “Mẹ hiền dạy con”
J Soạn bài: “Tính từ và cụm tính từ”
Đặc điểm của tính từ
Các loại tính từ
Cụm tính từ
Làm BT 1, 2, 3, 4
( Rút kinh nghiệm:.....................
Ngày dạy:
Lớp dạy:6A1
Tuần 16
Tiết 63
Phân môn: TV
@J?
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức.
- Khái niệm tính từ
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ)
- Các loại tính từ
- Cụm tính từ:
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ
+ Nghĩa của cụm tính từ
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ
2.Kĩ năng.
- Nhận biết tính từ trong văn bản
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết
3. Thái độ
- Nghiêm túc và chủ động trong việc xây dựng bài học.
II. Chuẩn bị của GV&HS.
1. Giáo viên:
Bảng phụ , SGK
2. Học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 5p
? Thế nào là cụm động từ? Cho VD?
? Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ?
- Đang xem phim
- Vẫy đuôi
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 2p
- Cô giáo trẻ
- Ngọn núi cao chót vót
- Con chó nhà em rất dữ
? Các từ, cụm từ gạch dưới thuộc từ, cụm từ gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
7P
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu đặc điểm của tính từ. 7p
I. Đặc điểm của tính từ:
? Các em đã học tính từ ở cấp I, vậy em hãy nhắc lại tính từ là gì?
èTính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
? Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK/153, 154.
è HS đọc
1. Tính từ trong câu:
? Tìm tính từ trong các câu a, b?
è a. Bé, oai
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
a. Bé, oai
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
? Hãy kể thêm một số tính từ mà em biết?
? Từ VD trên, hãy cho biết tính từ là gì?
è - Xanh, đỏ, trắng, vàng,
- Chua, cay, ngọt, mặn, đắng,
- Ngay, thẳng, xiêu vẹo, nghiêng, lệch, nhăn nhúm,...
è Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất
2. Một số tính từ khác:
- Xanh, đỏ, trắng, vàng,
- Chua, cay, ngọt, mặn, đắng,
- Ngay, thẳng, xiêu vẹo, nghiêng, lệch, nhăn nhúm,...
è Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
? So sánh tính từ với động từ?
è HS so sánh
3. So sánh:
- Về khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, để tạo thành cụm tính từ.
VD: vẫn lừ đừ
- Về khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ,rất hạn chế.
- Về chức vụ ngữ pháp trong câu:
+ Làm chủ ngữ
+ Làm vị ngữ (hạn chế hơn động từ)
? Đặc điểm của tính từ ra sao?
è HS đọc ghi nhớ SGK/154
Ø Ghi nhớ SGK/154
6P
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu các loại tính từ. 6p
II. Các loại tính từ:
? Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần I, những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá,)?
è HS trả lời
VD:
- Rất bé – bé quá kết hợp từ chỉ mức độ
- Rất oai – oai lắm
- Vàng hoe, vàng tươi: Không kết hợp với từ chỉ mức độ
? Vậy, tính từ có những loại nào?
è HS đọc ghi nhớ SGK/154
Ø Ghi nhớ SGK/154
8P
Hoạt động 4: HDHS tìm hiểu cụm tính từ. 8p
III. Cụm tính từ:
? Vẽ mô hình cấu tạo của cụm tính từ: vốn đã rất yên tĩnh, nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không?
è HS lên bảng làm
Phần trước
Phần trung tâm
(tính từ)
Phần sau
Vốn đã rất
yên tĩnh
Nhỏ
lại
Sáng
vằng vặc ở trên không
? Các phụ ngữ đứng trước chỉ cái gì?
? Các phụ ngữ đứng sau chỉ cái gì?
è HS đọc ghi nhớ SGK/155
Ø Ghi nhớ SGK/155
Lưu ý: Cấu tạo của CTT có thể có đầy đủ cả 3 phần, có thể vắng phần phụ trước hoặc phần phụ sau, nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.
15P
Hoạt động 5: HDHS tìm hiểu phần luyện tập. 15p
IV. Luyện tập:
? Yêu cầu HS đọc và làm BT1/155
è HS đọc và làm
BT1: Cụm tính từ:
a. Sun sun như con đỉa
b. Chần chẫn như cái đòn càn
c. Bè bè như cái quạt thóc
d. Sừng sững như cái cột đình
e. Tun tủn như cái chổi sể
? Yêu cầu HS đọc và làm BT2/156?
BT thêm:Cô giáo Lan rất yêu thương học trò và khá xinh đẹp.Hàng ngày,cô lên lớp dạy đều đặn,không bao giờ đi trễ hay thiên vị bất cứ ai. Cô còn là một giaó viên dạy giỏi lắm,ai cũng khen hết.
èHS đọc và làm
èHS đọc và làm
BT2:
- Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm
- Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như “con voi”
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
BT3.
(Tính từ chỉ mức độ:rất,quá,khá,lắm,cực kì, vô cùng.)
-Tính từ: yêu thương, xinh đẹp, giỏi.
Hoạt động 6:HDHS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới. 2p
J Tự học:
Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ
Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học
Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu
- Học thuộc lòng ghi nhớ. Cho VD. Đặt câu.
- Xem lại các BT đã giải trên lớp
- Làm BT 3, 4
J Soạn bài: “Ôn tập tiếng Việt”
Cấu tạo từ
Nghĩa của từ
Phân loại từ theo nguồn gốc: từ Thuần Việt và từ mượn
Lỗi dùng từ
Từ loại: DT, ĐT, TT, số từ, lượng từ, chỉ từ
Cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
( Rút kinh nghiệm:.....................
Ngày dạy:
Lớp dạy:6A1
Tuần 16
Tiết 64
PHÂN MÔN: TV
I.Mức độ cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ
2.Kĩ năng.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn
3. Thái độ
-Nghiêm túc và tích cực trong khi ôn tập
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên:
Bảng phụ , dự kiến các PPDH tích hợp
2. Học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, đàm thoại, vấn đáp,
IV.Tiến trình các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 5p
? Tính từ là gì? Cho VD?
? Đặc điểm của tính từ?
? Cụm tính từ là gì?
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 1p
Tiết học hôm nay là tiết rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức tất cả các bài TV để làm hành trang cho các em thi HKI sắp tới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 2: HDHS ôn tập cấu tạo từ. 10p
I. Cấu tạo từ:
? Từ được cấu tạo từ đâu?
CẤU TẠO TỪ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
è Đơn vị cấu tạo nên từ TV là tiếng
? Có mấy loại từ?
è 2 loại:
- Từ đơn (1 tiếng)
- Từ phức (2 hoặc nhiều tiếng)
? Từ phức có mấy loại nhỏ?
è 2 loại:
- Từ ghép
- Từ láy
? Xác định từ đơn, từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau:
“Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên”
è - Từ đơn: thần, dạy,
- Từ ghép: chăn nuôi, ăn ở, xong việc (chính phụ), thủy cung, hiện lên (chính phụ)
- Từ láy: trồng trọt
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu nghĩa của từ. 5p
II. Nghĩa của từ:
? Từ có mấy nghĩa?
è 2 nghĩa:
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
NGHĨA CỦA TỪ
? Xác định nghĩa của từ được sử dụng trong câu “ Ở mỗi con người đều có một quả tim”?
è - Nghĩa gốc: quả (bộ phận của cây cối)
- Nghĩa chuyển: quả tim chỉ bộ phận của cơ thể người
Hoạt động 4: HDHS ôn tập về phân loại từ theo nguồn gốc. 8p
III. Phân loại từ theo nguồn gốc:
? Nguồn gốc của từ là từ nào?
è Từ Thuần Việt và từ mượn
? Từ mượn là mượn từ của tiếng nào chủ yếu?
è Tiếng Hán
PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC
Từ Thuần Việt
Từ mượn
Từ mượn tiếng Hán
Từ mượn các ng2 khác
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt
? Trong đoạn văn trên, xác định đâu là từ mượn? Nhận xét tác dụng của chúng?
è Thủy cung
Hoạt động 5: HDHS ôn tập lỗi dùng từ. 5p
IV. Lỗi dùng từ:
? Trong khi sử dụng từ ta vấp phải những lỗi gì?
è.- Lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
LỖI DÙNG TỪ
Lẫn lộn các từ gần âm
Lặp từ
Dùng từ không đúng nghĩa
? Trong câu “Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức” đã mắc phải lỗi gì? Chữa lại?
è Dùng từ không đúng nghĩa
Chữa lại: truyền tụng à truyền đạt
Hoạt động 6: HDHS ôn tập từ loại và cụm từ. 7p
V. Từ loại và cụm từ:
? Chúng ta đã học được những từ loại nào?
è DT, ĐT, TT, số từ, lượng từ, chỉ từ
? Xác định DT, ĐT, số từ hoặc lượng từ, chỉ từ trong câu “Hai học sinh đó đang lao động”
è HS trả lời
? Và những cụm từ nào?
è Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ
DT
ĐT
TT
ST
LT
CT
CDTTTT TTT
CĐT
CTT
? Vẽ mô hình cấu tạo của từng cụm từ? Cho VD
è Cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Hai
quyển sách
đó
Cụm động từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Đang
ăn
cơm
Cụm tính từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Rất
thông minh
Hoạt động 7:HDHS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới. 4p
J Tự học:
- Vận dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn gần nhất: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa
- Xem lại nội dung ôn tập
- Xem lại các BT ở mỗi bài
J Soạn bài: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
Đọc văn bản và chú thích
Trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản:
Vị thái y là người như thế nào?
Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nhiều nhất?
Nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
Qua câu chuyện này có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- 61 - 64.doc