Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2013-2014

A. TIẾNG VIỆT:

1. Phó từ:

a) Phó từ là gì?

=>* Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Vd: Cô ấy / rất ưa nhìn.

 Tính từ

 

 Bổ sung

 

=>các phó từ: rất, đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, còn, không, chẳng,đừng, chớ

b) có mấy loại phó từ?

 Phó từ gồm hai loại lớn:

 - Phó từ đứng trước động, tính từ thường bổ sung về ý nghĩa quan hệ thời gian; mức độ; sự tiếp diến tương tự; sự phủ định sự cầu khiến.

VD: không, chẳng, hay, chớ, đừng, rất

 - Phó từ đứng sau động từ, tính từ; thường bổ sung ý nghĩa về mức độ; khả năng; kết quả và hướng.

VD: lắm, quá, ra, lại, được

2. So sánh: So sánh là gì? Hãy kể tên một số kiểu so sánh mà em đã học?

=> * So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 * Các kiểu so sánh: 2 kiểu:

 - So sánh ngang bằng: A là (như, giống như, ) B

 VD: Quê hương là chùm khế ngọt.

 A là B

 - So sánh hơn kém: A chẳng bằng (chưa bằng, không bằng, ) B

 VD: Con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

 A chưa bằng B

 3. Nhân hóa:

 - Nhân hóa là gì?

- Có mấy kiểu nhân hóa ? Kể ra .

- Câu ca dao sau đây được dùng theo kiểu nhân hóa nào ?

“ Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”

=> * Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

 * Các kiểu nhân hoá : ba kiểu :

 - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

 Vd : Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, Cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

 - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

 Vd : Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

 - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

 Vd : “ Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Vd: Đầu xanh có tội tình gì -> Đầu xanh chỉ tuổi trẻ, tuổi thơ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. -> Má hồng Chỉ người con gái trẻ đẹp, mĩ nhân. Một cây làm chẳng nên non ->Một chỉ sự riêng lẻ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao -> Ba chỉ sự đoàn kết (Nguyễn Du – Truyện Kiều) 6. So sánh ẩn dụ với hoán dụ: So sánh Ẩn dụ Hoán dụ Giống nhau Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác Khác nhau Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về: Hình thức Cách thức thực hiện Phẩm chất Cảm giác Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể: Bộ phận – toàn thể Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng Dấu hiệu của sự vật - sự vật Cụ thể - trừu tượng 7. Các thành phần chính của câu. a) Thế nào là thành phần chính của câu? => Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. Ví dụ: Không lâu sau, đức vua // qua đời. Trạng ngữ CN VN Không bắt buộc Bắt buộc có mặt b) Thế nào là chủ ngữ và vị ngữ? Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau đây và đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ và vị ngữ? Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. => * Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi Ai?, Con gì?, hoặc Cái gì? * Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc Là gì? Vd: Tôi / đi học CN / VN * Xác định chủ ngữ , vị ngữ: Chợ Năm Căn // nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. CN VN * Đặc câu hỏi để tìm chủ ngữ và vị ngữ: - Chủ ngữ: Cái gì nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập? -> Chợ Năm Căn (Chủ ngữ) - Vị ngữ: Chợ Năm Căn như thế nào? -> nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập (Vị ngữ) 8. Câu trần thuật đơn a) Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm chủ vị tạo thành dùng để giới thiệu hoặc kể về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến. Ví dụ: Bà đỡ Trần // là người huyện Đông Triều. CN VN 1 cụm chủ vị b) * Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là ? - Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ). Đôi khi Vị ngữ còn do từ là kết hợp với tính từ (cụm tính từ,) động từ (cụm động từ) - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. VD: Bà đỡ Trần // là+ người huyện Đông Triều. CN là + VN -> Ý phủ định: Bà đỡ Trần // không phải là người huyện Đông Triều. * Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : 4 kiểu a. Bà đỡ Trần// là+ người huyện Đông Triều. -> Câu giới thiệu b. Truyền thuyết// là+ loại truyện kì ảo. ->Câu định nghĩa c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô// là+ một ngày trong trẻo, sáng sủa. ->câu miêu tả d. Dế Mèn trêu chị Cốc// là+ dại. -> câu đánh giá c) * Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? - Vị ngữ thường do động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) tạo thành - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không, chưa. VD: Phú ông // mừng lắm. CN VN -> Ý phủ định: Phú ông // không mừng lắm. * Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là : 2 kiểu - Câu miêu tả VD: Đằng cuối bãi, hai cậu bé con // tiến lại - Câu tồn tại CN VN VD: Đằng cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con. VN CN 9. Chữa lỗi về câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ a) Câu thiếu chủ ngữ VD: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế mèn biết phục thiện. àSửa: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, tác giả // cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện. b. Câu thiếu vị ngữ VD: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. àSửa: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi. CN VN c. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ VD: Mỗi khi qua cầu Long Biên →Sửa : Mỗi khi qua cầu Long Biên, tôi đều thấy lòng mình bồi hồi. d.Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa : VD2 :Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta /thấy Dương Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. →Sửa: Ta thấy Dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt....... 10. Dấu câu: Dấu kết thúc câu ( đặt ở cuối câu ) Dấu chấm Dấu chấm hỏi Dấu chấm than - Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật( đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến) - Ví dụ : Tôi đi học. Bạn hãy cố học đi. -Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn . - Ví dụ : Bạn làm bài toán chưa? -Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán . - Ví dụ : Hôm nay, trời đẹp quá ! Dấu phân cách các bộ phận câu ( đặt trong nội bộ câu) - Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu . - Ví dụ : Hôm nay, tôi đi học . ( dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu ) Lớp 6a1, lớp 6a2, lớp 6a3/ vừa hát, vừa múa đẹp quá. ( dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ, vị ngữ với vị ngữ) B .PHẦN VĂN BẢN: A/ VĂN : I. Truyện và kí : 1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học : STT Tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích) Tác giả Thể loại Tóm tắt nội dung ( đại ý) 1 Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế Mèn phiêu lưu kí) Tô Hoài Truyện Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận. 2 Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam) Đoàn Giỏi Truyện dài Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo. 3 Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh Truyện ngắn Tình cảm hồn nhiên,trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. 4 Vượt thác ( trích Quê nội) Võ Quảng Truyện dài Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn. 5 Buổi học cuối cùng An -phông-xơ Đô-đê. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An –dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. 6 Cô Tô Nguyễn Tuân Kí Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô. 7 Cây tre Việt Nam Thép Mới Kí Cây tre- người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. 2. Những yếu tố có chung ở truyện và kí : STT Tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích) Cốt truyện Nhân vật Nhân vật kể chuyện 1 Bài học đường đời đầu tiên ( trích Dế Mèn phiêu lưu kí) Kể theo trình tự thời gian Có nhân vật chính và nhân vật phụ ( Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc...) Mèn- ngôi kể thứ nhất. 2 Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam) Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian Ông Hai, thằng Cò, thằng An... Nhân vật thằng An- ngôi kể thứ nhất. 3 Bức tranh của em gái tôi Theo trình tự thời gian Anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố mẹ Kiều Phương... Người anh trai- ngôi kể thứ nhất. 4 Vượt thác ( trích Quê nội) Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian Dượng Hương Thư và các bạn chèo thuyền Hai chú bé Cục và Cù Lao- ngôi kể thứ nhất, xưng chúng tôi 5 Buổi học cuối cùng Theo trình tự thời gian Chú bé Phrăng , thầy Ha-men, cụ Hô-de... Chú bé Phrăng- ngôi kể thứ nhất. 6 Cô Tô Không Anh hùng Châu Hòa Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả... Tác giả-ngôi kể thứ nhất. 7 Cây tre Việt Nam Không Cây tre và họ hàng của tre, nông dân, bộ đội.... Giấu mình- ngôi kể thứ ba. II. Thơ : Học thuộc lòng các bài thơ(chú ý 3 khổ thơ cuối của bài thơ Lượm) STT Tên bài thơ- năm sáng tác Tác giả Phương thức biểu đạt Nội dung ( đại ý) 1 Đêm nay Bác không ngủ ( 1951) Minh Huệ- Nguyễn Đức Thái( 1927-2003) Tự sự, miêu tả Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội , nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác. 2 Lượm ( 1949) Tố Hữu ( 1920-2002) Miêu tả, tự sự Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta. III. Văn bản nhật dụng : STT Tên bài Tác giả Nội dung 1 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ x Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. C/ TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người. Dàn bài chung về văn tả cảnh Dàn bài chung về văn tả người 1/ Mở bài Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng chung ? Giới thiệu người định tả : Tả ai ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ? 2/ Thân bài a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung quanh ? b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp) * Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?... * Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?... * Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả... a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) b. Tả chi tiết : ( Tùy từng người mà tả cho phù hợp) * Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : Học, chơi đùa, nói năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Tính tình : Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ?( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) 3/ Kết bài Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?... Tình cảm chung về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện ?... Chú ý: Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. * Chú ý: Xem và làm lại các bài tập trong SGK

File đính kèm:

  • docon tap ngu van 6 HKII.doc