I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển.
Lưu ý: Học sinh đó học về từ nhiều nghĩa ở Tiểu học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài.
- Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Bảng phụ viết VD và bài tập.
2. Học sinh. + Soạn bài
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC:
- Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải nghĩa của từ? Đó là những cách nào? 3. Bài mới
HĐ1. Khởi động.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19: Ngày soạn: 15-9-2011
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa
của từ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt cõu cú từ được dựng với nghĩa gốc, từ được dựng với nghĩa chuyển.
Lưu ý: Học sinh đó học về từ nhiều nghĩa ở Tiểu học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Soạn bài.
- Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Bảng phụ viết VD và bài tập.
2. Học sinh. + Soạn bài
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. KTBC:
- Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải nghĩa của từ? Đó là những cách nào? 3. Bài mới
HĐ1. Khởi động.
HĐ2:
* GV treo bảng phụ- HS đọc bài thơ
? Tra từ điển và cho biết từ chân có những nghĩa nào?
? Trong bài thơ, từ chân được gắn với sự vật nào?
? Dựa vào nghĩa của từ chân trong từ điển, em thử giải nghĩa của các từ chân trong bài?
Câu thơ:
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước
? Em hiểu tác giả muốn nói về ai?
? Vậy em hiểu nghĩa của từ chân này như thế nào?
? Qua việc tìm hiểu, em có nhận xét gì về nghĩa của từ chân?
? Hãy lấy một số VD về từ nhiều nghĩa mà em biết?
- Mắt: Cơ quan nhìn của người hay động vật.
- Chỗ lồi lõm giống hình một con mắt ở thân cây.
- Bộ phận giống hình một con mắt ở một số vỏ quả.
? Từ compa, kiềng, bút, toán, văn có mấy nghĩa?
? Qua phần tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa?
HĐ3:
? Tìm mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân?
? Theo em, từ chân (a) được hiểu theo nghĩa nào ?
? Những từ chân(b) được hiểu theo nghĩa nào ?
-> Việc thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
? Em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
* Cho VD c, d ( Mắt : chỗ lồi lõm hình tròn hoặc hình thoi)
? Trong 2 VD trên, vd nào là nghĩa gốc, vd nào là nghĩa chuyển ?
? Em hiểu thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển ?
- Trong từ điển, nghĩa gốc bao giờ cũng được xếp ở vị trí số một. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc nên được xếp sau nghĩa gốc.
? Trong bài thơ phần(I), từ chân được dùng với những nghĩa nào ?
? Trong câu, từ được dùng với mấy nghĩa?
? Em có biết vì sao lại có hiện tượng nhiều nghĩa này không?
- Khi mới xuất hiện một từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định nhưng XH phát triển, nhận thức con người cũng phát triển, nhiều sự vật của hiện thực khách quan ra đời và được con người khám phá cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới đó con người có hai cách:
+ Tạo ra một từ mới để gọi sự vật.
+ Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn (nghĩa chuyển).
I. Từ nhiều nghĩa:
1. Ví dụ: Bài thơ Những cái chân
- Từ chân có một số nghĩa sau:
+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: đau chân, nhắm mắt đưa chân...
+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân đèn, chân kiềng...
+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng...
- Trong bài thơ, từ chân được gắn với nhiều sự vật:
+ Chân gậy, chân bàn, kiềng, com pa ị Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
+ Chân võng (hiểu là chân của các chiến sĩ)
-> Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật.
ị Từ chân là từ có nhiều nghĩa.
* VD về từ nhiều nghĩa: từ Mắt
- Từ compa, kiềng, bút, toán, văn có một nghĩa
àTừ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Ví dụ:
a. Đau chân: nghĩa gốc
b. Chân bàn, chân ghế, chân tường: nghĩa chuyển
2. Nhận xét:
àHiện tượng chuyển nghĩa của từ là sự thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
c. Đau mắt: Nghĩa gốc
d. Mắt na, mắt cá chân: Nghĩa chuyển
à Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành nghĩa chuyển
àNghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
- Bài thơ có từ chân được dùng với nghĩa chuyển
à Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể hiểu theo cả hai nghĩa.
*Ghi nhớ: SGK - T/56
.
HĐ3: III. luyện tập:
- Nhận biết các từ nhiều nghĩa và nghĩa của chúng.
- Chỉ rõ hiện tượng chuyển nghĩa của một số từ TV
* Hoạt động nhóm: Chia 3 nhóm lên bảng tìm từ
- Đọc yêu cầu của bài tập 1
Bài 1: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa:
a. Từ: Đầu
- Bộ phận cơ thể chứa não bộ: đau đầu, nhức đầu
- Bộ phận trên cùng đầu tiên: Nó đứng đầu danh sách HS giỏi
- Bộ phận quan trọng nhất trong một tổ chức: Năm Can là đầu đảng của băng tội phạm ấy.
b. Từ: Mũi
- Mũi lõ, mũi tẹt
- Mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền
- Cánh quân chia làm 3 mũi.
c. Từ: Tay
- Đau tay, cánh tay.
- Tay nghề, tay vịn cầu thang
- Tay anh chị, tay súng...
Bài 2: Hiện tượng chuyển nghĩa từ bộ phận của cây cối thành bộ phận của cơ thể người
- Lá: Lá phổi, lá lách, lá gan...
- Quả: quả tim, quả thận.
Bài 3:
- Chỉ sự vật ị chỉ hành động:
+ Hộp sơn ị sơn cửa
+ Cái bào ị bào gỗ
+ Cân muối ị muối dưa
- Những từ chỉ hành động chuyển thành từ chỉ đơn vị:
+ Đang bó lúa ị gánh 3 bó lúa.
+ Cuộn bức tranh ị ba cuộn giấy
+ Gánh củi đi ị một gánh củi.
Bài 4:
a. Tác giả nêu hai nghĩa của từ: bụng còn thiếu một nghĩa nữa: phần phình to ở giữa của một số sự vật.
b. Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng:
- ấm bụng: nghĩa 1
- Tốt bụng: nghĩa 2
- Bụng chân: nghĩa 3
4. Củng cố:
? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
5. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Xem trước bài: Lời văn, đoạn văn tự sự
-------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet 19.docx