Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 103, 104: Cô Tô - Nghiêm Thị Nhung

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh

 1.Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài kí.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả

2.Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ và nhận biết nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng.

3.Tư tưởng, tình cảm:

 Yêu mến thiên nhiên và con người lao động.

II.CHUẨN BỊ

 GV: Giáo án, tư liệu, tham khảo, đồ dùng dạy học.

HS: Sgk, vở soạn, vở ghi, đồ dùng học tập.

III.PHƯƠNG PHÁP

-Thuyết giảng

- Vấn đáp

- Thảo luận nhóm

IV.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1.Ổn định trật tự lớp

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 103, 104: Cô Tô - Nghiêm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t điêu luyện trong cách dùng từ ngữ. ? Qua những chi tiết.hình ảnh miêu tả Cô Tô sau cơn bão con hãy tìm và chỉ ra những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn? Qua đó các con nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? GV:Nguyễn Tuân là bậc thầy của việc sử dụng ngôn ngữ.Ông là nghệ sĩ tà hoa trong việc phát hiện và sáng tạo cái đẹp.Với kho từ vựng phong phú và khả năng tạo nên những cân văn có nhạc điệu.Ông đã tung ra hàng loat những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.Ông đã miêu tả sự vật đến tận cùng.Không 1 ai miêu tả cát ‘ vàng giòn”,chỉ Nguyễn Tuân mới thế.Đó là nét độc đáo riêng của ông. ? Qua ngòi bút miêu tả của tác giả con thấy bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão thế nào? ? Qua đó con thấy tình cảm của tác giả đối với Cô Tô như thế nào? GV: Lòng tác giả thêm nặng tình cảm với Cô Tô,gửi lòng đến con người Cô Tô “ thăm hỏi sức khỏe chiến sĩ đồn biên phòng”, tác giả yêu mến Cô Tô “ như bất kì người dân chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. Với niềm tin lạc quan ,phơi phới khi đất nước vừa thống nhất,đang xây dựng CNXH ,không chỉ cảnh đẹp mà ẩn sâu trong đó là tình cảm của tác giả. Chế Lan Viên đã nói “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” Nghĩa là khi con người ta rời xa một miền đất nào đó thì mới cảm thấy yêu mến, và có một tình cảm đặc biệt. Nhưng riêng Nguyễn Tuân còn đang ở trên đảo Cô Tô mà đã thấy mình yêu mến Cô Tô đến vậy. Thế mới thấy Nguyễn Tuân là con người giàu tình cảm. GV mở rộng: Đặc biệt các con thấy tác giả sử dụng từ “ mùa sóng” rất độc đáo.Mùa được sử dụng rất nhiều. Mùa là chỉ đặc điểm khí hậu.Mùa còn chỉ mùa vụ.Mùa còn chỉ mùa lễ hội. nay lại có thêm “ mùa sóng”. Tác giả đã góp thêm cho kho từ vựng 1 từ nữa. Mùa sóng gắn liền với việc làm ăn của người dân chài.Chưa 1 ai phát hiện ra từ này ,chỉ Nguyễn Tuân mới có. Hết tiết 1 GV chuyển:Đối với ai yêu biển ,gắn ngòi bút có hồn với biển thì phút giây mặt trời mặt trời nhô lên từ phía chân sóng được xem là thời điểm đặc biệt. Đối với Nguyễn Tuân cũng vậy. - GV đọc đoạn 2 - Gọi học sinh đọc lại ?Tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc vào thời gian nào? ?Cách đón mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào ? Có gì đặc biệt trong cách đón nhận này? ?Tại sao tác giả lại dùng từ “ Rình” mà không dùng các từ như “ ngắm,trông, đợi”? GV: “ Ngắm ,trông ,đợi” đều là nhìn cả. Nhưng nếu dùng các từ đó thì lại không có gì độc đáo,không phải phong cách của Nguyễn Tuân. “ Rình” nghĩa là theo dõi kỹ lưỡng theo từng động tác của mặt trời bằng tất cả sự thích thú tò mò,nóng lòng chờ đợi cảnh mặt trời lên. “Rình” cho ta cảm giác nếu lộ liễu quá mặt trời sẽ không mọc. Đúng là chỉ Nguyễn Tuân mới thế! GV: Sự công phu chờ đợi của tác giả cũng đã được đền đáp khi mặt trời lên. ? Không gian cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào? ?Phép so sánh này có tác dụng gì? GV: Tác giả vẽ ra một phông nền rộng lớn,tinh khiết để chuẩn bị đón vầng thái dương. ? Tác giả đã miêu tả cảnh mặt trời mọc như thế nào? ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn này? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuât đó? ? Qua đó con thấy cảnh mặt trời mọc như thế nào? GV:Đã có rất nhiều nhà thơ miêu tả cảnh mặt trời Huy Cận: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” Huy Cận ví mặt trời như hòn lửa. Xuân Diệu thì ví cảnh mặt trời mọc như hàng mi người thiếu nữ: “ Rặng mi dài sao động ánh dương vui” Họ miêu tả ,ví von rất trừu tượng. Nhưng đến lượt Nguyên Tuân thì laị hoàn toàn khác .Ông có cách diễn đạt riêng,rất độc đáo,có một không hai. Mặt trời như “quả trứng thiên nhiên”, “ tròn trĩnh ,phúc hậu” rất khác người. Ví với “ mân lễ phẩm” khiến ta cảm thấy mặt trời gần gũi thân thuộc như cầm nắm được. Đó là nghi lễ thiêng liêng mà thiên nhiên ban tặng cho con người lao động.Một sự ban tặng vị tha ,nhân hậu. ? Hình ảnh “chiếc nhạn” và “ hải âu” gợi cho con điều gì? GV: Cùng với mặt trời,nó báo hiệu điềm lành. Một bức tranh thiên nhiên vừa động vừa tĩnh, cảnh vật thật bình yên. ?Tại sao tác giả lại dùng từ “ chiếc nhạn” mà lại không dùng “ cánh nhạn”? GV: Tác giả dùng như thế mới mục đích tả cảnh con chim nhạn bay nhệ nhàng chao liệng như chiếc lá,càng làm cho khung cảnh bình yên. Và đó cũng là điểm khác giữa tác giả và nhưng nhà văn khác. Cách dùng từ của tác giả thật tinh tế. ? Con nhận xét gì về tình cảm của tác giả? GV chuyển: Cảnh vật thật rực rỡ tráng lệ và bình yên. Sau những ngày giông tố cuộc sống có trở lại bình thường không ? chúng ta cùng sang đoạn 3. GV đọc mẫu - Gọi học sinh đọc đoạn 3 ? Tác giả chọn địa điểm nào để tả cảnh sinh hoạt? ? Tại sao tác giả lại chọn địa điểm này để tả cảnh sinh hoạt? ? Tại sao tác giả lại ví “ cái sinh hoạt vui như một cái bến và đậm đà ,mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”? GV : Cái giếng nước ngọt là linh hồn của đảo.Nó cũng giống như bao cái giếng khác trong đất liền.Đó là nơi mọi người gặp gỡ ,sinh hoạt chung. Gẵn bó mật thiết với mọi người dân.Chính Hữu có câu: “ giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.Thậm chí có biết bao đôi trai gái nên duyên nhờ chiếc giếng làng : “ Cây đa giếng nước sân đình/ Thành nơi hò hẹn chúng mình yêu nhau”. Giếng nước ngọt ngoài đảo có cái mát của bến ,cái vui của chợ. Nơi ấm áp ,rộn ràng. Nơi gặp gỡ của những buồn vui cuộc sống.Đó là vẻ độc đáo mà chỉ riêng ở đảo mới có. ? Cảnh sinh hoạt trên đảo diễn ra như thế nào? GV: Hình ảnh người ta mang nước ngọt từ Cô Tô đi biển là hình ảnh tả thực nhưng có ý nghĩa đặc biệt. Chút nước ngọt quê hương làm người ta nhớ về hòn đảo,ngầm tiếp sức mạnh cho con người. ? Trong bức tranh sinh hoạt ấy tác giả khắc họa hình ảnh anh Châu Hòa Mãn có dụng ý gì? GV: Hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp lấp lánh của người dân chài khỏe khoắn,yêu lao động. Tiêu biểu cho con người trong xã hội mới. ? Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con gợi cho con suy nghĩ gì? GV: Đó là hình ảnh mộc mạc,khỏe khoắn,gợi sự bình yên,giản dị mà ý nghĩa. Lại được ví như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành ta thấy biển trong cảm nhận của nhà văn thật bao dung,biển cho người dân chài thêm nặng lưới,biển như người mẹ hiền từ ôm những đứa con chài lưới.Đó là cử chỉ dịu dàng,hiền hậu. Huy cận có câu: ‘Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta từ thuở nào” ? Tác giả có dùng biện pháp nghệ thuât nào không? ? Qua sự phân tích con thấy cảnh sinh hoạt ở Cô Tô như thế nào? ? Tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào trong đoạn văn này? GV: Coi biển cả như máu thịt nên tác giả đã bộc lộ tình cảm rất chân thành ,thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây. ? Hoạt động 3: Tổng kết ? Nét nổi bật về nghệ thuật trong bài ký này là gì? ? Con cảm nhận được gì về nội dung của bài thơ? ? Con có nhận xét gì về tác giả? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập - -Cho học sinh làm phiếu bài tập. HĐ 5: CỦNG CỐ ,DẶN DÒ. Học sinh trả lời Học sinh theo dõi Học sinh nghe Học sinh nghe và ghi Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời \ Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh nghe Học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Hoc sinh trả lời Học sinh nghe và ghi Hoc sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh đọc Học sinh trả lời Hoc sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh nghe Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh nghe Học sinh trả lời I .Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Nguyễn Tuân (1910-1987) - Quê ở Hà Nội - Có sở trường về tùy bút và bút kí - Văn phong tài hoa, độc đáo, điêu luyện àNhà văn nổi tiếng với phong cách rất “ngông”. Ông là bậc thầy về ngôn ngữ và sáng tạo nghệ thuật 2.Tác phẩm a.Vị trí đoạn trích: phần cuối bài kí Cô Tô b.Hoàn cảnh sáng tác: 4/1976( trong một chuyến ra thăm đảo của tác giả.) c.Thể loại: thể kí d.Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm e.Đọc-chú thích f.Bố cục: 3 phần II.Đọc – hiểu chi tiết. Vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão _Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo-một ngày sau cơn bão. - Vị trí quan sát: nóc đòn biên phòng. - Cảnh vật trong trẻo,sáng sủa. +Bầu trời:bao giờ cũng trong sáng như vậy. +Cây cối : thêm xanh mượt. +Nước biển: lam biếc, đậm đà hơn. +Cát : vàng giòn hơn nữa. +Cá: càng thêm nặng. * Nghệ thuật: +Chọn các chi tiết tiêu biểu. +Tính từ +Điệp từ +Ẩn dụ è+Bức tranh Cô Tô trong sáng ,tinh khôi. +Tình yêu thiên nhiên ,con người của tác giả. Cảnh mặt trời mọc trên biển. - Thời gian: ngày thứ 6 trên đảo Thanh Luân. -Tác giả: +dậy tư canh tư(1-> 3h sáng ). +ra đầu mũi đảo + “ rình” mặt trời. àCông phu ,trân trọng. -Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. -Mặt trời mọc: +Nhú lên dần dần +Tròn trĩnh ,phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên +Y như một mân lễ phẩm -Chiếc nhạn báo hiệu - Hải âu điềm lành. *Nghệ thuật: + So sánh +Ẩn dụ +Từ láy è+ Bức tranh tráng lệ,rực rỡ,thơ mộng. +Tác giả yêu thiên nhiên, say đắm và khám phá thiên nhiên. Cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô. -Địa điểm: Cái giếng nước ngọt – linh hồn của đảo. -Hoạt động: +Người gánh nước ngọt +Tắm + Múc nước vào ang, sạp + Anh Châu Hòa Mãn quẩy nước + Chị Châu Hòa Mãn địu con *Nghệ thuật: + Chọn lọc chi tiết tiêu biểu. +So sánh. è+Cảnh sinh hoạt khẩn trương,tấp nập,thanh bình. +Tình cảm chân thành và thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây. III. Tổng kết Nghệ thuật - Miêu tả tinh tế -Ngôn ngữ điêu luyện - So sánh táo bạo,bất ngờ. Nội dung Thiên nhiên đẹp ,đầy sức sống.Sinh hoạt rộn ràng, bình yên( hình ảnh cuộc sống XHCN). èNguyễn Tuân là người tài hoa,uyên bác. Ông có khả năng phát hiện và sáng tạo cái đẹp. Đặc biệt ông có tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. IV.Luyện tập

File đính kèm:

  • doctiet 103104 bai CO TO.doc