Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Tuấn

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

- Yêu cầu về sự thống nhất trong một văn bản tự sự.

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.

 2. Kỹ năng:

Tỡm chủ đề, dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Soạn bài, đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

 - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp

 - Kỹ thuật: động não

 2. Học sinh: + Soạn bài

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức.

 2. KTBC: Kiểm tra 15 phút:

 * Đề: Hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống để có một khái niệm chính xác về khái niệm sự việc và nhân vật trong văn tự sự .

 (1) .được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể do(2) .thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả(3) .được xăp sếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

 (4). là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản(5) đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện (6) .của văn bản(7) .chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật chính được thể hiện qua các mặt(8)

 * Đáp án: (1)Sự việc trong văn tự sự; (2)do nhân vật cụ thể; (3)sự việc trong văn tự sự; (4) nhân vật trong văn tự sự; (5)nhân vật chín; (6)tư tưởng; (7)nhân vật phụ; (8)tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Ngày soạn: 6 / 9 / 2011. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. - Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Yờu cầu về sự thống nhất trong một văn bản tự sự. - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự. 2. Kỹ năng: Tỡm chủ đề, dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn bài, đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp - Kỹ thuật: động não 2. Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. KTBC: Kiểm tra 15 phút: * Đề: Hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống để có một khái niệm chính xác về khái niệm sự việc và nhân vật trong văn tự sự . (1)..được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể do(2)...thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả(3)..được xăp sếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (4)..là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản(5)đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện (6)..của văn bản(7).chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật chính được thể hiện qua các mặt(8) * Đáp án: (1)Sự việc trong văn tự sự; (2)do nhân vật cụ thể; (3)sự việc trong văn tự sự; (4) nhân vật trong văn tự sự; (5)nhân vật chín; (6)tư tưởng; (7)nhân vật phụ; (8)tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm. 3. Bài mới: HĐ1. Khởi động Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt HĐ2: - Gọi HS đọc ? Câu chuyện kể về ai? ? Trong phần thân bài có mấy sự việc chính? ? Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé nhà nông bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thấy thuốc? ? Em hãy tìm những câu văn thể hiện tấm lòng của Tuệ Tình với người bệnh? ? Những việc làm và lời nói của Tuệ Tĩnh đã cho thấy Tuệ Tĩnh là người ntn? - Là người có tấm lòng y đức cao đẹp. Đó cũng là nội dung tư tưởng của truyện ị được gọi là chủ đề. ? Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì? ? Cho các nhan đề trong SGK, em hãy chọn nhan đề và nêu lí do? ? Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không? ? Bài văn tự sự trên gồm mấy phần, và mỗi phần có nhiệm vụ gì? ? Theo em, bài văn tự sự gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần? ? Từ đây, em hãy rút ra dàn bài chung của văn tự sự * HS đọcghi nhớ * Bản đồ tư duy i. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự: 1. Chủ đề của bài văn tự sự: a. Ví dụ: Bài văn mẫu SGK - 44 b. Nhận xét: - Phần thân bài có 2 sự việc chính: + Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước. + Chữa bệnh cho con trai nhà nông dân. - Sự việc thứ hai thể hiện: + Tấm lòng của ông đối với người bệnh: ai bệnh nặng, nguy hiểm hơn thì lo chữa trị trước. + Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh. - Những câu văn thể hiện tấm lòng của ông đối với người bệnh: + Ông chẳng những mở mang ngành y dược dân tộc mà còn là người hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh. + Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại. + Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ. à Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản - 3 Nhan đề trong SGK đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. Hai nhan đề sau trực tiếp chỉ ra chủ đề khá sát. Nhan đề thứ nhất không trực tiếp nói về chủ đề mà nói lên tình huống buộc thầy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y đức của ông. Nhan đề này hay hơn, kín hơn, nhan đề bộc lộ rõ quá thì không hay. - Các nhan đề khác: + Một lòng vì người bệnh + Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó. 2. Dàn bài của bài văn tự sự: a. VD: Bài văn SGK - 44 b. Nhận xét: - Bài văn gồm 3 phần - Nhiệm vụ: + Mở bài: Giới thiệu Tuệ Tĩnh( Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc) + Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho con nhà quí tộc.(kể diễn biến của sự việc) + Kết bài: Kết cục của sự việc * Ghi nhớ: SGK - 45 Dàn bài bài văn tự sự Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc Kết bài: Kết thúc sự việc Thân bài: kể diễn biến của sự việc HĐ3: II. luyện tập Bài tập1: HS đọc y/c của bài tập a. Chủ đề của truyện: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được phần thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó. b. MB: Câu 1; TB: Từ ông ta...hai mươi nhăm roi; KB: Câu cuối. c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh: Truyện Tuệ Tĩnh MB: Nói rõ ngay chủ đề KB: Có sức gợi bài hết mà thầy thuốc lại bắt dầu một cuộc chữa bệnh mới. * Chủ đề: Tấm lòng y đức cao đẹp của Tuệ Tĩnh Truyện Phần thưởng MB: Chỉ giới thiệu tình huống KB: Viên quan bị đuổi ra, còn người nông dân được thưởng. * Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam băng cách chơi khăm nó một vố. 4 . Củng cố : - Chủ đề là gì ? - Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần ? 5. Hướng dẫn học tập: - Học bài, thuộc ghi nhớ. - Hoàn thiện bài tập. - Tìm chủ đề của các truyện: Thánh Gióng, Bánh... nói rõ cách thể hiện chủ đề của từng truyện? - Lập dàn ý cho hai truyện trên? Xác định rõ 3 phần, các phần mở và kết có gì giống và khác nhau? Theo em, mỗi truyện hay nhất, hấp dẫn nhất là ở chỗ nào? - Chuẩn bị làm bài viết số 1: * Tham khảo các đề sau đây: Đề 1: Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

File đính kèm:

  • docxtiet 15.docx