Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 49 và 50: Viết bài tập làm văn số 3

- HĐ1: Hiểu khái niệm “Truyện cười”. Em hiểu thế nào là truyện cười?

Hs trả lời, Gv chốt lại -> Ghi.

- HĐ2: Đọc, tìm hiểu văn bản I:

 + Gv hướng dẫn cách đọc: Giọng hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “Bỏ ngay” được lặp lại bốn lần.

 + GV đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc -> Gv uốn nắn. (Phần chú thích tìm hiểu ở nhà).

- HĐ3: Trả lời phần đọc hiểu văn bản.

 + Gv: Nhà hàng treo biển để làm gì?

 + Hs thảo luận trả lời.

 + Gv: Kết luận mục đích treo biển của nhà hàng.

 + Gv ghi nội dung của tấm biển lên bảng phụ.

 + Gv: Tấm biển treo gồm có mấy tiếng, có mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào? Thông báo điều gì?

 + Hs quan sát, trả lời.

 + Gv kết luận -> Ghi.

 + Gv: Nội dung của tấm biển đề có phù hợp với công việc của nhà hàng không?

 + Hs trả lời. GV chốt ý.

 + Gv: Có mấy ý kiến góp ý về nội dung của cái biển treo trước cửa hàng?

 + Hs thảo luận trả lời

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 49 và 50: Viết bài tập làm văn số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết: 49 + 50 viết bài tập làm văn số 3 NS: 19.11 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: - Hs biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa. - Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung GV chép đề lên bảng. HS chép vào giấy làm bài. Yêu cầu (Gv nêu định hướng cho Hs làm Kt). - Chuyện kể về ai? - Giới thiệu nhân vật đã đủ rõ chưa? - Các phần của bài? - Sự việc được lựa chọn có ý nghĩa Ntn? Đề bài: Kể về người bạn mới quen (Do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn). 4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ viết bài. 5. Dặn dò: Soạn bài “Treo biển; lợn cưới, áo mới”. --------------------------------------------------------- Tiết: 51 Treo biển (học chính thức) NS: 19.11 lợn cưới, áo mới (Tự học có Hd) ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs. - Hiểu được thế nào là “Truyện cười”. - Hiểu nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong những truyện “Treo biển” và “Lợn cưới, áo mới”. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ :Bài “Chân, tay, mắt, miệng”. Bài học sâu sắc trong chuyện “Chân, tay, mắt, miệng” là gì? Kể lại chuyện. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Hiểu khái niệm “Truyện cười”. Em hiểu thế nào là truyện cười? Hs trả lời, Gv chốt lại -> Ghi. - HĐ2: Đọc, tìm hiểu văn bản I: + Gv hướng dẫn cách đọc: Giọng hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “Bỏ ngay” được lặp lại bốn lần. + GV đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc -> Gv uốn nắn. (Phần chú thích tìm hiểu ở nhà). - HĐ3: Trả lời phần đọc hiểu văn bản. + Gv: Nhà hàng treo biển để làm gì? + Hs thảo luận trả lời. + Gv: Kết luận mục đích treo biển của nhà hàng. + Gv ghi nội dung của tấm biển lên bảng phụ. + Gv: Tấm biển treo gồm có mấy tiếng, có mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào? Thông báo điều gì? + Hs quan sát, trả lời. + Gv kết luận -> Ghi. + Gv: Nội dung của tấm biển đề có phù hợp với công việc của nhà hàng không? + Hs trả lời. GV chốt ý. + Gv: Có mấy ý kiến góp ý về nội dung của cái biển treo trước cửa hàng? + Hs thảo luận trả lời A. Khái niệm về “Truyện cười”: Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. B. Đọc – hiểu văn bản: I. “Treo biển”: 1. Đọc, tìm hiểu chú thích: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng: Có 4 yếu tố: - “ở đây” -> Địa điểm bán hàng. - “Có bán” -> Công việc của nhà hàng. - “Cá” -> Sản phẩm được bán. - “Tươi” -> Chất lượng của sản phẩm. => Phù hợp với công việc bán cá của nhà hàng. b. ý kiến góp ý về nội dung tấm biển: Gv thiết lập bảng đối chiếu. Hs cùng Gv thiết lập nội dung trong bảng theo câu hỏi định hướng (3 cột – bảng). (ý kiến góp ý thứ 1, 2, 3, 4. Phản ứng của chủ hàng? * Nội dung của biển sau mỗi lần góp ý. Gv nhấn mạnh về tính chất của từng lời góp ý? Gv: Truyện gây cười ở chỗ nào? Hs phát biểu. Gv nâng cao: ý kiến góp ý Chủ hàng Nội dung tấm biển - Bỏ “tươi” - Bỏ “ở đây” - Bỏ “có bán” - Cất biển =>tính chất cá nhân, chủ quan Bỏ ngay Bỏ ngay Bỏ ngay Cất nốt =>không có lập trường, không suy xét kỹ khi nghe ý kiến người khác. - ở đây có bán cá - có bán cá - cá - mất hẳn. + Sự thống nhất giữa các ý kiến góp ý. + Sự chiều khách, lắng nghe. - Hãy nêu ý nghĩa của truyện? - Liên hệ thực tế Hs trong bài tập. HĐ4. Hướng dẫn hs làm bài luyện tập. - Nếu em là chủ cửa hàng bán cá trong truyện, em sẽ xử lý ra sao với những lời góp ý? c. ý nghĩa của truyện: Phê phá nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác. 3. Luỵên tập: HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản “Lợn cưới, áo mới” - Gv hướng dẫn đọc (đọc nhấn mạnh giọng nói của hai chàng và các từ “Lợn cưới, áo mới”). - HĐ2: Tìm hiểu văn bản: Gv: em hiểu thế nào là tính khoe của? (Hs trả lời -> Gv nhấn mạnh, chốt. - Gv: Vì sao anh chàng thứ nhất cứ đứng hóng ở cửa? - Anh chàng chờ trong thời gian bao lâu? Nói lên điều gì? - Anh mất lợn hỏi thăm Ntn? Trong lời hỏi thăm có từ nào thừa? Vì sao? - Câu trả lời của anh có áo mới buồn cười Ntn? - Cử chỉ của anh áo mới càng buồn cười lố bịch hơn ở chỗ nào? (Giơ sát vạt áo). - Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới” vì sao em cười? Hãy nêu ý nghĩa của truyện”. - Liên hệ thực tế. II. “Lợn cưới áo mới”: 1. đọc, tìm hiểu chú thích: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Tình huống gây cười: - Anh có áo mới đứng hóng ở cửa -> Chờ cơ hội khoe áo mới. - “Từ sáng đến chiều” -> Kiên trì. - Anh mất lợn: “Có thấy con lợn cưới...” -> “Cưới”. Cố khoe đám cưới. - Anh có áo mới: Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới...” thông tin thừa: Cố khoe áo mới. b. ý nghĩa của truyện: - Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. 4. Củng cố: Thế nào là truyện cười? Nêu bài học rút ra sau khi học truyện. 5. Dặn dò: Học bài, tìm đọc thêm 1 số truyện cười khác. ************************** Tiết: 52 Số từ và lượng từ NS: 19.11 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs. - Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. - Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói, viết. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ. Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Nhận diện và phân biệt số từ với danh từ. Gv: Gọi Hs đọc lần lượt từng ví dụ (a, b). Hs đọc hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. Các từ: “Hai, một trăm, chín, chín, chín, một” bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Đứng ở vị trí nào và bổ sung ý nghĩa gì? HS trình bày. GV nhận xét. Các từ được bổ nghĩa đều là Dt. + Trong a bổ nghĩa về số lượng. Đứng trước DT. + Trong b bổ nghĩa về thứ tự. Đứng sau Dt. GV Từ in đậm trên được gọi là số từ. Vậy số từ là gì? Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ đứng ở đâu? (so với danh từ). - Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng ở vị trí nào? (so với danh từ). ? Từ “đôi” (trong a) có phải là số từ không? Vì sao? (không phải là số từ mà là Dt chỉ đơn vị) - Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “đôi”? (Cặp, chục, tá...) - HĐ2: Nhận diện và phân biệt số từ với lượng từ. Gv gọi Hs đọcVd (II1) thảo luận trả lời câu hỏi. ? Nghĩa của các từ “Các, những, cả mấy” Có gì giống và khác với nghĩa của số từ? ? Lượng từ là gì? HS đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét kết luận, chốt ý ghi nhớ sgk. + Giống: cùng đứng trước Dt. + Khác: - Số từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật - Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của vật. - HĐ3: Phân loại lượng từ. Gv gọi Hs lên bảng vẽ mô hình cụm danh từ, xác định các cụm Dt thuộc các câu Vd? Hs vẽ xác định, Gv sửa chữa. Gv cho hs xếp các cụm Dt vào mô hình. Hs xếp vào mô hình -> dựa vào vị trí trong cụm Dt, lượng từ có thể chia thành những nhóm nào? HS trả lời, GV nhận xét kết luận. HS đọc ghi nhớ Sgk. - HĐ4: Luyện tập: GV hướng dẫn hs làm bài. HS hoạt động nhóm làm bài, trình bày. GV nhận xét sữa chữa. Mỗi nhóm một bài. + BT4: Chính tả. Viết đúng các chữ l/n các vần ay, ai. I. Số từ: 1. Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. 2. Vị trí: - Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. - Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. - Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. II. Lượng từ: 1. Khái niệm: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. 2. Phân loại: Dựa vào vị trí trong cụm Dt, có thể chia lượng từ thành 2 nhóm: - Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả... - Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, những, mọi, từng, mỗi... III. Luyện tập: 1. BT1. Tìm số từ trong bài “Không ngủ được” a. Một, hai, ba, năm. Chỉ số lượng vì đứng trước Dt và chỉ số lượng vự vật: Canh, cánh. b. Bốn, năm. Chỉ thứ tự vì đứng sau Dt và chỉ thứ tự của sự vật: canh. 2. BT2. Nghĩa của các từ in đậm. Trăm, ngàn, muôn....dùng với ý nghĩa số từ chỉ số lượng nhiều, rất nhiều, nhưng không chính xác. 3. BT3. So sánh nghĩa từ từng và mỗi. + Giống: Tách ra từng cá thể, từng sự vật. + Khác: Từng vừa tách riêng từng cá thể, từng sự vật vừa mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác, s/v này đến s/v khác. Mỗi chỉ có ý nghĩa tách riêng để nhấn mạnh, chứ không mang ý nghĩa lần lượt trình tự. 4. Củng cố: Số từ là gì? Lượng từ là gì? 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập còn lại. Xem trước bài “Kể chuyện tưởng tượng”. --------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN13.doc