Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 112: Câu trần thuật đơn có từ Là - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Hoài

A. Mức độ cần đạt.

- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là

- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng.

1. Kiến thức

- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.

¬- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.

C. Tiến trình dạy học

1.Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 -Thế nào là câu trần thuật đơn?

 - Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn sau:

 a) Dưới bóng tre xanh,/ ta / gìn giữ nền văn hoá lâu đời.

 TN CN VN

 b) Tre/ là cánh tay của người nông dân.

 CN VN

 - Hai câu này về hình thức có điểm nào giống và khác nhau?

 + Giống nhau: có một cụm chủ ngữ và vị ngữ

 + Khác nhau: Câu b có từ là => Câu Trần thuật đơn có từ là

Vậy câu trần thuật đơn có từ là có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 112: Câu trần thuật đơn có từ Là - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 3/ 2013 Ngày dạy: 22/3/2013 Tiết 112 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ A. Mức độ cần đạt. - Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là - Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng. 1. Kiến thức - Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. - Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là 2. Kỹ năng: - Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là. - Đặt được câu trần thuật đơn có từ là. C. Tiến trình dạy học 1.Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ -Thế nào là câu trần thuật đơn? - Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn sau: a) Dưới bóng tre xanh,/ ta / gìn giữ nền văn hoá lâu đời. TN CN VN b) Tre/ là cánh tay của người nông dân. CN VN - Hai câu này về hình thức có điểm nào giống và khác nhau? + Giống nhau: có một cụm chủ ngữ và vị ngữ + Khác nhau: Câu b có từ là => Câu Trần thuật đơn có từ là Vậy câu trần thuật đơn có từ là có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: - HS đọc ví dụ 1.Xác định CN-VN trong các câu trên ? 2.Vị ngữ của các câu trên bắt đầu bằng từ nào? Là 3.Vị ngữ của câu a sau từ là là cụm từ loại nào tạo thành? Cụm DT 4.Vì sao em biết đó là cụm danh từ? 5.Tương tự như vậy em hãy cho biết: vị ngữ của câu b sau từ là là cụm từ loại từ loại nào tạo thành? Cụm DT 6.Vị ngữ của câu c sau từ là là cụm từ loại nào tạo thành? Cụm DT 7.Vị ngữ của câu d sau từ là là từ loại nào tạo thành? - Tính từ 8.Vị ngữ của câu e sau từ là là cụm từ loại nào tạo thành? - Cụm ĐT 9.Tại sao lại là cụm động từ? 10.Vậy vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? 11.Từ “là”có vị trí thế nào trong vị ngữ ? - Đứng trước vị ngữ, nối chủ ngữ với vị ngữ. 12.Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp: không, không phải, chưa, chưa phải điền trước vào vị ngữ của các câu trên. 13.Khi vị ngữ muốn biểu thị ý phủ định ta làm như thế nào? 14.Nhận xét về cấu trúc của câu phủ định? CN/ không phải (chưa phải) + là +DT (cụm DT); ĐT (cụm ĐT); TT (cụm TT). 15.Từ ví dụ trên em hãy rút ra đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? - Gv khắc sâu nội dung - HS đọc ghi nhớ 16.Đặt câu trần thuật đơn có từ là với mỗi bức tranh? 17.Câu này có phải là câu trần thuật đơn có từ là không? Vì sao? - Vì từ là không đứng trước vị ngữ, không dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ, - GV chuyển ý: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là: Vị ngữ thường do từ là kết hợp với DT (cụm DT) hoặc ĐT (cụm ĐT); TT (cụm TT). Do vậy mà có rất nhiều kiểu câu trần thuật đơn có từ là? Vậy có bao nhiêu kiểu câu trần thuật đơn có từ là chúng ta cùng tìm hiểu tiếp HĐ2: 18.Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm, nói ở chủ ngữ ? - Khi vị ngữ trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nêu ở chủ ngữ ta gọi là Câu định nghĩa. 19.Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? - Vị ngữ của câu có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm gọi là câu giới thiệu. 20.Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? - Khi vị ngữ của câu miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ gọi là câu miêu tả. 21.Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? - Vị ngữ của câu thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm gọi là câu đánh giá. 22.Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? Đó là những kiểu câu nào? HS đọc ghi nhớ 23.Vậy em hiểu thế nào là câu định nghĩa? Lấy ví dụ? 24.Lấy cho cô ví dụ về câu đáng giá? Tại sao câu đó là câu đánh giá? Gv chuyển ý: Để nắm chắc đặc điểm và các kiểu câu của câu trần thuật đơn có từ chúng ta chuyển sang phần luyện tập. HĐ3 - Gv hướng dẫn HS làm bài tập SGK - HS đọc yêu câu của bài tập 1 - HS làm bài - GV hướng dẫn HS nhận xét bài của HS. - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS thảo luận nhóm xác định C-V của các câu. -> HS trả lời - GV nhận xét, đánh giá - Gv gợi ý - Hs lên bảng viết - Gọi hs nhận xét - Gv nhận xét, cho điểm I.Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. 1.Ví dụ: a. Bà đỡ Trần / là người huyện CN VN Đông Triều. ( Là + cụm DT) b. Truyền thuyết/ là loại truyện dân CN VN gian kể về các..kì ảo (Là+cụm DT) c. Ngày thứ năm trên đảo CôTô/ là CN một ngày trong trẻo, sáng sủa. (Là+cụm DT) VN d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại. (Là+TT) CN VN e.Thể dục /là bảo vệ sức khỏe. Là+cụm ĐT) CN VN 2. Nhận xét: VN: Là + DT (cụm DT); ĐT (cụm ĐT); TT (cụm TT). - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định kết hợp với cụm từ: không phải, chưa phải 3.Ghi nhớ :( SGK/114) Ví dụ : Người ta /gọi chàng là Sơn Tinh => không phải là câu trần thuật đơn có từ là CN VN * Chú ý : Không phải các câu có từ là đều được coi là câu trần thuật đơn có từ là II.Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. 1. Ví dụ: a.Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều. CN VN b. Truyền thuyết/ là loại truyện dân CN VN gian kể về các..kì ảo c. Ngày thứ năm trên đảo CôTô/ là CN một ngày trong trẻo, sáng sủa. VN d.Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại. CN VN 2. Nhận xét: -Câu (b): Câu định nghĩa - Câu (a): Câu giới thiệu - Câu (c): Câu miêu tả - Câu (d) : Câu đánh giá 3. Ghi nhớ : (sgk/115) III.Luyện tập Bài tập 1: Câu trần thuật đơn có từ là: a.c.d.e - Câu b, d không phải là câu trần thuật đơn có từ là. Vì từ là ở đây không đứng trước vị ngữ, không dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ, mà từ là chỉ nối các phụ ngữ sau với động từ. Bài tập 2: a. Hoán dụ/ là tên gọi ...sự diễn đạt. CN VN -> Câu định nghĩa. b. Tre/ là cánh tay ..... nông dân. CN VN -> Câu đánh giá. - Tre/ còn là nguồn vui...tuổi thơ. CN VN -> Câu đánh giá c. Bồ các/ là bác chim ri CN VN -> Câu giới thiệu e. Khóc/ là nhục -> Đánh giá CN VN - Rên/ hèn; Van/ yếu đuối - Dại khờ/ là những lũ người câm. -> lược bỏ từ là -> đánh giá Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nội dung nói về Bác Hồ,trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là . *Trò chơi tiếp sức: - Nội dung: Thi đặt câu trần thuật đơn có từ là. - Hình thức: Chia lớp thành hai nhóm, mối nhóm cử lần lượt các bạn lên thi. - Thời gian: 2 phút 4. Củng cố: Gv dẫn dắt chuyển ý, nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy 5.Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là, các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. -Bài tập 3: Viết một đọan văn ngắn từ năm đến bảy câu tả một người bạn của em, trong đọan văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn.

File đính kèm:

  • docNgu va 6.doc
Giáo án liên quan