Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 104: Mưa - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh

 * KT : Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa cùng tư thế con người trong cơn mưa ; Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản

 *KN : Bước đấu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do; Đọc và hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả; Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa , ẩn dụ trong bài thơ; Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con ngươì nơi làng quê sau khi học văn bản.

 * TĐ : Yêu làng quê, yêu thiên nhiên, yêu người lao động, yêu đất nước .

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 GV : Sách GK, sách GV, giáo án

HS : Sách GK, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

 1 kiểm tra bài cũ :

 - Đọc thuộc lòng đoạn thơ “ Một hôm nào đó . hết ”

 - Hãy chỉ ra những từ ngữ thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả đối với Lượm

 2/Bài mới:

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

Hôm nay, T trò cùng làm quen với một cây bút làm thơ từ thời còn bé. Tuy sáng tác lúc mới 9 tuổi nhưng bài thơ Mưa đã viết về những gì rất bình dị, gần gũi nơi làng quê mà tác giả đang sống. Tác giả đã quan sát, tưởng tượng một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên qua một cơn mưa.

LƯU Ý: ( có thể )

 - HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI THƠ THEO GỢI Ý CỦA GIÁO VIÊN

 - HỌC SINH CHỈ GHI CHÉP PHẦN: Ý NGHĨA., TỔNG KẾT

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 104: Mưa - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn : Ngày dạy : 7/03/14 Tiết 104 MƯA (Hướng dẫn đọc thêm) Trần đăng Khoa I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh * KT : Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa cùng tư thế con người trong cơn mưa ; Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản *KN : Bước đấu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do; Đọc và hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả; Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa , ẩn dụ trong bài thơ; Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con ngươì nơi làng quê sau khi học văn bản. * TĐ : Yêu làng quê, yêu thiên nhiên, yêu người lao động, yêu đất nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV : Sách GK, sách GV, giáo án HS : Sách GK, soạn bài III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1 kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng đoạn thơ “ Một hôm nào đó .. hết ” - Hãy chỉ ra những từ ngữ thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả đối với Lượm 2/Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. Hôm nay, T trò cùng làm quen với một cây bút làm thơ từ thời còn bé. Tuy sáng tác lúc mới 9 tuổi nhưng bài thơ Mưa đã viết về những gì rất bình dị, gần gũi nơi làng quê mà tác giả đang sống. Tác giả đã quan sát, tưởng tượng một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên qua một cơn mưa. LƯU Ý: ( có thể ) - HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI THƠ THEO GỢI Ý CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH CHỈ GHI CHÉP PHẦN: Ý NGHĨA., TỔNG KẾT Hoạt động của thầy Hoạt động của HS NỘI DUNG Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung. Mục tiêu: Nắm những nét khái quát về tác giả và tác phẩm ? Cho biết một vài nét về tác giả, tác phẩm. Hoạt động 3 : Đọc – hiểu văn bản. Mục tiêu : Đọc diễn cảm, phân tích để thấy nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Hướng dẫn đọc nhịp nhanh, dồn dập. - GV đọc mẫu. - Bố cục Bài thờ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào ? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn : Lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả -> tìm bố cục. 1/ Thiên nhiên : * Trước cơm mưa : HS Đọc đoạn 1 : - Tìm chi tiết trong bài thơ miêu tả trạng thái và hoạt động của cây cối, loài vật trước cơn mưa. * Trong cơn mưa : ? Trong cơn mưa, các sự vật được miêu tả ra sao ? - Tác giả sử dụng loại từ gì ? Nêu tác dụng và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy - Chỉ ra biện pháp nhân hóa có trong từng câu thơ. ? Theo em cơn mưa này to hay nhỏ, vì sao em biết? ? Em có nhận xét gì về cách quan sát và miêu tả của tác giả. ? Hình ảnh con người được xuất hiện như thế nào trong bài thơ ? từ ngữ nào miêu tả điều đó ? ? Em nhận xét gì về hình ảnh ông bố trong bài thơ. ? Đối với thiên nhiên bao la con người có tầm vóc như thế nào ? Chốt lại . Đọc đoạn thơ “ông trời hành quân đầy đường.” Các sự vật ở đây được tác giả nhân hóa như là những chiến sĩ tham gia hành quân ra mặt trận chiến đấu với kẻ thù. Những bài thơ viết về cảnh vật con người bình dị mà tác giả đã viết quả thật là gần gũi với làng quê nơi đó có khoảng nhà, góc vườn mà từ không gian nhỏ bé đó được nhìn ra thế giới với một hình ảnh đất nước mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. ? Nêu ý nghĩa của bài thơ ? Hoạt động 4 : TỔNG KẾT Hoạt động 5: Luyện tập HS đọc chú thích trang 80. - Học sinh đọc Đoạn 1 : từ đầu -> trọc lốc. Đoạn 2 : Tiếp -> hả hê. Đoạn 3 : Còn lại HS đọc - Hoạt động cá nhân - HS hoạt động cá nhân - Hoạt động cá nhân - HS thống kê các trường hợp dùng phép nhân hóa và phân tích giá trị ở một số trường hợp tiêu biểu. Ông trời . Cảnh những đám mây che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của dũng tướng ra trận. - Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồn trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một quân đội đông đảo. - Kiến đi từng đàn vội vả và có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương. -> Những hình ảnh nhân hóa tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ khẩn trương. - hoạt động cá nhân. - Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh miêu tả cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa ; được quan sát cảm nhận bằng mắt tâm hồn tinh tế của trẻ thơ kết hợp rất độc đáo giữa sự quan sát liên tưởng, tưởng tượng rất tinh tế và phong phú. - hoạt động cá nhân I . Tìm hiểu chung 1/ Tác giả Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Hải Dương. 2/ Tác phẩm Bài “mưa” được rút ra từ tập thơ đầu tay “ Góc sân và khoảng trời” của tác giả. II. Đọc – hiểu văn bản 1/ Đọc 2/ Bố cục 3/ Phân tích a/ Thiên nhiên * Trước cơn mưa - Những con muối : Bay ra, bay cao, bay thấp. - Gà con : Rối rít tìm nơi ẩn nấp . Muôn nghìn cây mía múa gươm. - Kiến Hành quân đầy đường. - Lá khô Gió cuốn - Cỏ gà Rung tai nghe - Bụi tre. Hàng bưởi * Trong cơn mưa. - Cây dừa ( cười khanh khách) - Ngọn mồng tơi (sải tay hơi) - Cốc nhảy chồm chồm. - Chó sủa. - Cây lá hả hê. -> Dùng nhiều động từ, tính từ. => Hoạt động khẩn trương của các vật theo từng đợt dồn dập của cơn mưa rào mùa hè. b/ Hình ảnh con người : - Bố em đi cày về - Đội sấm . - Đội chớp. - Đội cả trời mưa. -> Ấn dụ => Miêu tả tầm vóc lớn lao, mạnh mẽ, đương đầu với thiên nhiên. Ý nghĩa : Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chải của con người.Từ đó thể hiên tình cảm vui tươi , thân thiện của tác giả với thiên nhiên và làng quê yêu quí. III. Tổng kết NT :Bài thơ sử dụng thể thơ tự do, câu ngắn nhịp nhanh, sử dung phép nhân hóa. ND : Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế độc đáo của tác giả. IV. Luyện tập Bài tập 1, 2/81 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng “ từ đầu . Trắng nước”. - Hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong bài thơ - Tìm đọc thêm các bài thơ của Trần Đăng Khoa. - Chuẩn bị bài tiếng Việt “ Hoán Dụ”. IV. RÚT KINH NGHIỆM -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMƯA.doc