A/Mức độ cần đạt phó
- Nắm được các đặc điểm của phó từ
- Nắm được các loại phó từ
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: - Khái niệm phó từ:
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ(khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ cú pháp của phó từ)
- Các loại phó từ
2.Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3.Thái độ: Nghiêm túc học bài và tích cực thảo luận .
C/Phương pháp: phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 6a2 .
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích mô hình cụm động từ sau: Dế Choắt sắp tắt thở.
3. Bài mới:
* Lời vào bài: Trong cụm động từ trên, tắt thở là động từ, còn sắp đứng trước bổ nghĩa thời gian cho động từ tắt thở. Vậy sắp được xếp vào từ loại gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhóm từ này.
147 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Kim Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần đọc - hiểu văn bản
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học.
- Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
Phần Tiếng Việt:
- Gv:Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì?
- Hs: - Phó từ.
- Các vấn đề về câu:
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Phần Tập Làm Văn
- Gv nhắc lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả và đơn từ.
- Gv cho hs làm quen với một số dạng đề kiểm tra học kì những năm trước.
Hướng dẫn tự học:
Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì II
- Cấu trúc: Trắc nghiệm, tự luận tier lệ 3/7.
- Nội dung: Chú ý các phép tu từ, thành phần chính của câu.
- Ôn tập chu đáo, luyện tập nhiều về văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người.
I. Về phần đọc - hiểu văn bản
- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.
* Thơ:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
Lượm – Tố Hữu
Mưa – Trần Đăng Khoa
*Nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.
- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.
II. Phần Tiếng Việt:
- Phó từ.
- Các vấn đề về câu:
+ Các thành phần chính của câu.
+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
III. Phần Tập Làm Văn
- Tự sự
- Miêu tả
- Đơn từ.
IV.Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Ôn lại những kiến thức đã học.
- Làm một số dạng bài tập trong các đề kiểm tra học kì năm trước.
* Bài mới: Kiểm tra học kì II vào sáng ngày 11/05/2012. Cần ôn tập chu đáo để làm bài kiểm tra.
E/Rút kinh nghiệm:
**************************
Tuần 35 Ngày soạn: 12/05/2012
Tiết 137 Ngày dạy: 15/05/2012
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và Tập làm văn)
A/Mức độ cần đạt
Biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương mình.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2.Kĩ năng:
- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày trước tập thể lớp
3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.
C/Phương pháp: Làm việc nhóm, tham quan, phát vấn, thuyết trình, sưu tầm tranh ảnh.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6ª2.............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Lời vào bài: Các em đã đã được biết về các địa danh như Đảo Cô Tô, Cầu Long Biên, Động Phong Nha,... Địa phương em có những danh lam thắng cảnh nào. Cô hi vọng các em sẽ tự hào giới thiệu về nó qua tiết học hôm nay.
* Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Chuẩn bị ở nhà
Bài 1:
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện theo yêu cầu của sgk/161.
- Tất cả học sinh đều phải tự ôn lại.
Bài 2:
- Gv cho Hs chọn địa danh, phân nhóm, hướng dẫn các em tham quan, tìm hiểu.
- HS tổ chức tham quan theo nhóm, tìm tòi tài liệu về địa danh của nhóm mình.
Bài 3:
- Gv yêu cầu cả bốn nhóm chọn một yếu tố môi trường, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, cách bảo vệ.
- Hs: Tự tổ chức tìm hiểu vấn đề môi trường.
Bài 4: Gv yêu cầu một Hs sưu tầm 1 bài viết về địa phương.
Hoạt động trên lớp:
Bài 1:
- Gv phát vấn Hs để ôn lại các văn bản có giới thiệu danh thắng, di tích, môi trường.
- Hs nhớ, học hỏi cách giới thiệu để biết cách giới thiệu một danh thắng, di tích ở địa phương mình.
Bài 2:
- Gv hướng dẫn:Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên?
- Các nhóm có 5 phút để trao đổi trước khi lên thuyết trình.
- Đại diện nhóm thuyết trình, các nhóm nghe, bổ sung, nhận xét.
- Gv nhận xét, giới thiệu lại, ghi điểm.
Bài 3:
- HS: Lần lượt các nhóm cử đại diện nhóm lên bảng thuyết trình vấn đề nhóm minh đã chuẩn bị.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Gv: Theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
Bài 4:
- Gv khuyến khích, chọn bài sưu tầm hoặc bài viết của hay của hs và yêu cầu các em ttrình bày trước lớp.
- Hs: Trình bày.
Nhớ lại các kiến thức học được trong tiết học về nhà.
I.Chuẩn bị ở nhà:
Bài 1: Xem lại các văn bản có giới thiệu địa danh, môi trường.
Bài 2: Chọn 1danh lam thắng cảnh ở địa phương, tham quan, tìm hiểu để giới thiệu với bạn bè.
Bài 3: Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương: sông, suối, rừng núi, thôn bản,..)
Bài 4: Sưu tầm bài viết về địa phương em.
II. Hoạt động trên lớp:
1. Văn bản giới thiệu về danh thắng, di tích lịch sử và môi trường:
- Sông nước Cà Mau.
- Cô Tô.
- Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử.
- Động Phong Nha.
- Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ.
2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Lâm Đồng:
- Danh lam thắng cảnh: Đồi Mộng Mơ, Thác Cam Ly, Suối Vàng.
- Di tích lịch sử: Nhà Thờ Con Gà, Dinh Bảo Đại, Nhà Thờ Cam Ly, Ga Đà Lạt.
- Vẻ đẹp
- Ý nghĩa lịch sử.
- Giá trị kinh tế.
3.Vấn đề môi trường và bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em.
- Rừng
- Rác thải
- Nước sạch
- Không khí
4. Bài viết hay về quê hương Lâm Đồng
4. Hướng dẫn về nhà: Viết một bài văn giới thiệu về quê hương Lâm Đồng.
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 35 Ngày soạn: 11/05/2012
Tiết 138-139 Ngày dạy: 11 /05/2012
KIỂM TRA HỌC KỲ II
A/Mức độ cần đạt
- Nhận biết tác giả, nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Phát hiện được một số biện pháp tu từ, phân tích được thành phần chính của câu.
- Viết được bài văn miêu tả.
B/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Trao đổi với tổ chuyên môn để làm đề cương ôn tập, ôn tập chu đáp cho học sinh.
2.Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên, chuẩn bị bút giấy để làm bài kiểm tra học kỳ II.
C/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6ª2.................................................
2.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.
3.Bài mới:
Giáo viên phổ biến nội quy giờ kiểm tra, hướng dẫn học sinh cách làm bài, phát đề.
Đề bài: ( Có kèm theo đề và đáp án của phòng giáo dục Đam rông).
D/Hướng dẫn tự học:
Về nhà xem lại các kiến thức liên quan đến bài thi để tự chấm điểm cho bài thi của mình.
E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 35 Ngày soạn: 15/05/2012
Tiết 140 Ngày dạy: 19/05/2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. Mức độ cần đạt:
- Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua chương trình
- Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa
- Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 6a2.
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Các bài kiểm tra trong chương trình rất quan trọng, đặc biệt là bài kiểm tra cuối kì. Tiết học hôm nay cô sẽ nhận xét bài làm của các em. Các em cần theo dõi để rút kinh nghiệm và phát biểu ý kiến về kết quả điểm thi.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Đáp án và thang điểm
- Gv thông qua đề, phát vấn Hs để tìm câu trả lời
- Hs trả lời
- Gv công bố đáp án, thang điểm của đề thi học kì 2
đọc đề câu 1, yêu cầu Hs trả lời.
HS trả lời, Gv công bố đáp án.
GV yêu cầu Hs nhắc lại dàn ý của đề tập làm văn.
Nhận xét chung
- Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm cho học sinh một cách cụ thể.
- Hs nghe rút kinh nghiệm.
Sửa lỗi cụ thể
GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa bài giúp nhau.
Đọc bài
GV đọc bài của Tuấn Anh cho cả lớp nghe.
Đọc điểm
Gv đọc điểm cho Hs nghe.
I. Đáp án và thang điểm: (Kèm theo đáp án và thang điểm của phòng GD Đam Rông)
II. Nhận xét chung
1. Ưu điểm:
- Học sinh nắm vững kiến thức tổng hợp.
- Làm tốt phần trắc nghiệm, xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ.
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết được bài văn miêu tả người thân.
2. Nhược điểm:
- Chưa nắm trọn vẹn khái niệm câu trần thuật đơn, đặc biệt là tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Một số em chưa có kĩ năng xác định chủ ngữ, vị ngữ.
- Chữ viết cẩu thả, còn sai nhiều lỗi chính tả.
- Giọng văn khô khan, chưa làm nổi bật hình ảnh người thân.
- Một số bài kể lể nhiều.
III. Sửa lỗi cụ thể
Câu 1:
- Nhầm lẫn trạng ngữ với chủ ngữ.
- Nhầm lẫn câu tồn tại khi xác định Vn trước Cn.
Câu 2: Viết bài văn miêu tả người thân
- Lỗi kiến thức:
+ Chưa nắm đơn vị chiều cao, tuổi tác phù hợp của người thân.
+ Nhầm lẫn nhân hóa ở vật với việc vật hóa khi tả người..
+ Nội dung giữa các phần không phù hợp.
- Lỗi diễn đạt: lặp đi lặp lại nhàm chán, lời văn khô khan, khó nghe( mắt nhỏ, mũi nhỏ, miệng nhỏ, khuôn mặt to)
- Lỗi dùng từ: Phản cảm, thô thiên, không đúng ( giọng nói rất đẹp)
- Lỗi viết câu: Dài dòng, không ngắt câu, thiếu thành phần.
- Sai quá nhiều lỗi chính tả: diệu dàng-> dịu dàng, nhanh nhẹnh-> nhanh nhẹ, mủi cao-> mũi cao, ...
IV. Đọc bài khá
V. Đọc điểm:
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm >TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm
< TB
6a2
36
D. Hướng dẫn tự học:
-Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập. Những bạn điểm yếu, kém cần ôn lại kiến thức ngữ văn 6 chuẩn bị thi lại.
- Bài mới: Chuẩn bị Sgk, tham khảo chương trình ngữ văn 7.
E. Rút kinh nghiệm:
- Hết -
File đính kèm:
- NGU VAN 6 KI2.doc