1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức :
- HS biết : Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam. Nắm được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
- HS hiểu : Cảm nhận được vẻ đẹp : sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau của thiên nhiên , qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này và cuộc sống của con người ở một vùng đất phương Nam.
1.2. Kỹ năng :
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Luyện đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản, nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích, thấy được nghệ thuật tả cảnh độc đáo của tác giả
1.3. Thái độ :
Giáo dục các em lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
2. Trọng tâm :
- Luyện đọc diễn cảm bài Sông nước Cà Mau.
- Phân tích nội dung và nghệ thuật
3. Chuẩn bị :
3.1. Giáo viên : Bảng phụ
3.2. Học sinh : Bài soạn, sách vở,
4. Tiến trình :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số
4.2. Kiểm tra miệng :
264 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Chương trình hoc kì 2 - Dương Thị Cúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, thiết bị dạy học: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 139 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Ngày dạy : ././..
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh :
Biết được một số danh lam thắng cảnh , các di tích lịch sử hay chương trình , kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình sinh sống
Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học ở Ngữ văn 6 để làm phong phú thêm nhận thức của học sinh về các chủ đề đã học
Giáo dục lòng yêu quê hương , đất nước
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Sách văn thơ Tây Ninh
- Học sinh : Bài soạn , sách vở
III. Phương pháp dạy học :
- Phương pháp đọc diễn cảm
- Phương pháp đàm thoại , gợi mở
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp liệt kê
IV. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc
- Hướng dẫn đọc : đọc to , rõ , ngắt nghĩ hơi đúng chỗ . Thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Ninh
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh luyện đọc
- Nhận xét , uốn nắn cách đọc của học sinh
- Hướng dẫn giải nghĩa từ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ?
- Nhân vật chính là ông Hùng
? Oââng Hùng được nhân dân gọi là gì ?
- Ông quan đàn cựu
? Ông là người như thế nào ?
- Ông làm quan dưới triều đình nhà Nguyễn , do bất mãn triều đình nên ông treo ấn từ quan
? Sau khi treo ấn từ quan , ông đã làm gì ?
- Ông dẫn năm người con gái lên tận rừng già để ẩn tích mai danh , khẩn hoang làm rẫy , vừa trồng trọt vừa săn bắn
? Ông đã làm gì để giúp đỡ người dân nơi đây ?
- Ông diệt trừ thú dữ , trừ khử bọn thảo khấu lục lâm để bảo vệ thôn dân an cư lạc nghiệp
? Người dân nơi đây nhớ đến ông là người như thế nào ?
? Suối Ông Hùng nằm ở đâu ?
- Suối Ông Hùng nằm ở xã Lộc Ninh , huyện Dương Minh Châu , Tây Ninh
? Địa danh suối Ông Hùng từ đâu mà có ?
? Suối Ông Hùng đã ghi lại lịch sử dân tộc ta như thế nào ?
- Dòng suối ấy tồn tại khiêm nhường nhưng rực rỡ ánh hào quang lịch sử . Những tên làng , tên xóm mà nó đi qua đã ghi lại bao chiến tích oanh liệt của đời xưa và của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta
Hoạt động 2 : Giới thiệu những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở địa phương
? Em đã học những bài văn nào giới thiệu về danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ?
- Bàu Cỏ Đỏ
- Suối Ông Hùng
- Am Mã Dọc
- Vàm Cỏ Đông ( thơ )
- Động Phong Nha
- Sông nước Cà Mau
- Vượt thác
- Cô Tô
? Những bài văn nào giới thiệu về danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở địa phương em ?
- Bàu Cỏ Đỏ , Suối Ông Hùng , Am Mã Dọc ,Vàm Cỏ Đông
? Văn bản nào nói về vấn đề môi trường ?
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
? Quê hương em có những dang lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào ?
- Núi Bà Đen , sông Vàm Cỏ Đông , Trung ương cục Miền Nam , Hồ Dầu Tiếng , chùa Tòa Thánh
? Trong những di tích và danh lam thắng cảnh trên , cái nào do nhân tạo và cái nào do tự nhiên có ?
Tự nhiên : núi Bà Đen , sông Vàm Cỏ Đông
Nhân tạo : Hồ Dầu Tiếng , chùa Tòa Thánh
? Môi trường ở địa phương em có xanh , sạch , đẹp không ?
- Môi trường ở địa phương em chưa được xanh , sạch , đẹp : Đường phố chưa có cây xanh che bóng mát , vẫn còn nhiều người vứt rát bừa bãi ra ngoài đường
A. Văn bản : Suối Ôâng Hùng
I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc :
2. Chú thích :
II. Đọc và tìm hiểu văn bản :
1. Nhân vật ông Hùng :
- Là người đức độ , võ nghệ cao cường
2. Nguồn gốc suối Ông Hùng :
- Một con suối nhỏ được nhân dân lấy tên của một người anh hùng lỡ vận và từ đó trở thành tên của một vùng đất
B. Giới thiệu những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở địa phương :
C. Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ở địa phương :
4. Củng cố và luyện tập :
Hãy kể những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở địa phương em ?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà :
- Xem lại bài
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Phương pháp : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 140 : TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Ngày dạy : ././..
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh
Ôn tập một cách toàn diện những kiến thức kỹ năng của môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp cả ba phân môn : Văn , Tiếng Việt , Tập làm văn
Biết liên hệ những kiến thức đã học vào bài kiểm tra
Giáo dục các em ý thức học tập tốt
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ
- Học sinh : Bài soạn , sách vở
III. Phương pháp dạy học :
- Phương pháp đàm thoại , gợi mở
- Phương pháp thảo luận nhóm
IV. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ :
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới :
Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề bài
- Học sinh đọc lại đề bài
? Đề thi gộm mấy phần ?
- Đề thi gồm hai phần : phần Văn – Tiếng Việt và phần Tập làm văn
? Mỗi phần gồm mấy điểm ?
- Phần văn- tiếng việt có 3 điểm
- Phần Tập làm văn có 7 điểm
Hoạt động 2 : Khái quát các ý chính cần trình bày
Giáo viện lần lượt nêu tứng câu hỏi, học sinh nêu phần trả lời
Hoạt động 3: Nhận xét ưu khuyết điểm
- Ưu điểm :
Một số bài viết có tính sáng tạo , biết sử dụng các phép tu từ đã học vào bài làm , trình bày sạch đẹp , lỗi chính tả có giảm
Bài kiểm tra Tiếng Việt , các em đặt câu và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu tương đối chính xác , đặt đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa
- Khuyết điểm :
Một số bài viết có bố cục chưa rõ ràng , bài làm cón sơ sài . Một số bài viết sai thể loại ( văn tự sự , các em kể lại câu chuyện )
Bài Kiểm tra Tiếng Việt , các em đặt cậu chưa hay , nêu cấu tạo của vị ngữ chưa đúng , viết đoạn văn chưa có câu chủ đề , bài làm còn bôi xóa nhiều
Hoạt động 4 : Chữa lỗi điển hình
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi một số từ ngữ , đoạn văn sai , yêu cầu học sinh nhận xét và sửa chữa
+ Lỗi chính tả :
chiết áo
hiền diệu
sắt đẹp
hụp xuống
bắc tép
khung mặc
đọc ác
con gáy
ghanh tị
đối sử
Hoạt động 5 : Đọc bài văn hay
- Giáo viên chọn bài văn hay , đoạn văn hay đọc cho lớp nghe
- Lớp nhận xét , bình cái hay của bài viết
Hoạt động 6 : Công bố điểm
- Giáo viên công bố kết quả :
điểm
61
62
63
64
tv
tlv
tv
tlv
tv
tlv
tv
tlv
9-10
7-8
5-6
3-4
1-2
0
Hoạt động 7 : Trả bài và ghi điểm
- Giáo viên trả bài cho học sinh và ghi điểm vào sổ
1. Đề bài :
Đề thi gồm hai phần : phần Văn – Tiếng Việt và phần Tập làm văn
- Phần văn- tiếng việt có 3 điểm
- Phần Tập làm văn có 7 điểm
2. Khái quát các ý chính cần trình bày :
Phần Văn- Tiếng Việt :
Câu 1 : Chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm
Việc lặp lại hai khổ thơ cuối trong bài thơ Lượm có ý nghĩa : Tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, đầy sức sống. Lượm trở thành tượng đài bất tử, sống mãi cùng với cuộc đời
Câu 2 : Khái niệm phép so sánh
Xác định đúng phép so sánh
Câu 3 : Xác định chủ ngữ, vị ngữ
Cấu tạo của chủ ngữ
Phần Tập làm văn :
a. Mở bài : giới thiệu người được tả
b. Thân bài : Miêu tả chi tiết( hình dáng, tính nết, hành động, lời nói )
c. Kết bài : Nhận xét, cảm nghĩ về người bạn được nhiều người quí mến
3. Khái quát ưu khuyết điểm :
4. Chữa lỗi điển hình :
- Lỗi chính tả :
chiếc áo
hiền dịu
sắc đẹp
hụp xuống
bắt tép
khuông mặt
độc ác
con gái
ganh tị
đối xử
5. Đọc bài văn hay :
6. Công bố điểm :
7. Trả bài và ghi điểm :
4. Củng cố và luyện tập :
- Học sinh tự chữa bài
5. Hướng dẫn tự học ở nhà :
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Phương pháp : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- NGU VAN 6 HKII.doc