Ví dụ 1: Cho đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
( Truyện Kiều, Nguyễn Du)
a. Anh (chị) hiểu nghĩa các từ in đậm trong đoạn thơ trên như thế nào?
b. Lí giải vì sao Nguyễn Du lựa chọn các từ ngữ đó trong văn bản?
Gợi ý:
Nhận xét và lí giải cách dùng từ của Nguyễn Du trong đoạn thơ trên là:
- Cậy = nhờ nhưng cậy ngoài nghĩa là nhờ còn chứa đựng thái độ tin tưởng, hi vọng, gửi gắm thiết tha. (chưa kể thanh trắc trong từ cậy còn biểu hiện sự đau đớn, xót xa, nghẹn ngào, khó nói trong tâm trạng Kiều lúc trao duyên mà nhờ không có được.)
- Chịu lời = nhận lời nhưng chịu lời ngoài nghĩa hàm ơn, chịu ơn như nhận lời còn chứa đựng nét nghĩa khác: chịu lời là nhận lời làm việc không do mình tự nguyện hoặc khó chối từ -> tính thuyết phục cao, Thúy Vân khó chối từ.
- Ngồi lên, lạy, thưa = thái độ thành kính, thành khẩn, cách nói khác với mối quan hệ chị - em thông thường -> khắc sâu quan hệ người làm ơn và kẻ chịu ơn, tạo không khí trang trọng, thiêng liêng của việc trao duyên.
- Mặc em = kệ em nhưng mang hàm ý giao phó khẩn thiết.
Tài năng bậc thầy của Nguyễn Du khi sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế giúp tô đậm nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều khi nghĩ cho Thúy
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Hướng dạy một bài ôn tập phần đọc – hiểu văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẠY MỘT BÀI ÔN TẬP PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Hoạt động 1: Ôn tập củng cố lí thuyết:
Các nguyên tắc đọc – hiểu văn bản: 4
Bám sát đặc trưng 6 phong cách ngôn ngữ của văn bản (PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN hành chính, PCNN báo chí, PCNN chính luận, PCNN khoa học).
Bám sát đặc trưng thể loại của văn bản ( thơ, truyện, kịch, nghị luận,).
Bám sát thời kì, giai đoạn văn học mà văn bản đó ra đời.
Bám sát phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Các bước Đọc – hiểu một văn bản:
Bước 1: Đọc kĩ văn bản đề bài cung cấp và các yêu cầu đề ra.
Bước 2: Xác định các thông tin quan trọng của văn bản.
Gợi ý: - Hs vận dụng các nguyên tắc trên.
- Chú ý cả phần chú thích trong ngoặc đơn cuối văn bản.
Bước 3: Trả lời các yêu cầu của đề ra như:
+ Ý nghĩa nhan đề văn bản; đặt tên cho văn bản; xác định nội dung, chủ đề, bố cục, thể loại của văn bản.
Ví dụ: Cho đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn nhiều chất colesteron (thịt, trứng, sữa,), sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh sơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi khiến cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, sơ cứng và vữa ra.
Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người.
( Sinh học – lớp 8, NXB Giáo Dục, 2007)
Văn bản trên nói về vấn đề gì?
Đặt tên cho văn bản?
Gợi ý:
Đối với dạng câu hỏi này, hs cần đọc kĩ văn bản; tìm xem cụm từ nào quan trọng được lặp đi lặp lại; xác định câu chủ đề; xét nội dung nói về vấn đề gì; rồi đặt tên cho văn bản.
Ở ví dụ trên ta thấy đề thi đưa ra 2 yêu cầu rõ ràng, hs lần lượt trả lời:
Đoạn văn trên nói về nguyên nhân và hậu quả của căn bệnh xơ vữa động mạch.
Tên văn bản có thể là Bệnh xơ vữa động mạch hoặc Đề phòng với xơ vữa động mạch.
+ Cách hiểu 1 từ ngữ, 1 biểu tượng, 1 hình ảnh độc đáo trong văn bản.
Đối với dạng bài này, hs phải có kiến thức tích hợp giữa tiếng Việt và văn học.
Đặc biệt, muốn giải thích được nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng trong văn bản cho đúng, hs cần xác định nghĩa gốc của từ, hình ảnh, biểu tượng cần giải thích ( riêng với việc giải thích từ ngữ, hs cần so sánh từ cần giải thích với các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nó để tìm ra sự giống và khác nhau về nghĩa) -> xem xét văn cảnh -> xác định đúng nghĩa của từ.
Ví dụ 1: Cho đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
( Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Anh (chị) hiểu nghĩa các từ in đậm trong đoạn thơ trên như thế nào?
Lí giải vì sao Nguyễn Du lựa chọn các từ ngữ đó trong văn bản?
Gợi ý:
Nhận xét và lí giải cách dùng từ của Nguyễn Du trong đoạn thơ trên là:
Cậy = nhờ nhưng cậy ngoài nghĩa là nhờ còn chứa đựng thái độ tin tưởng, hi vọng, gửi gắm thiết tha. (chưa kể thanh trắc trong từ cậy còn biểu hiện sự đau đớn, xót xa, nghẹn ngào, khó nói trong tâm trạng Kiều lúc trao duyên mà nhờ không có được.)
Chịu lời = nhận lời nhưng chịu lời ngoài nghĩa hàm ơn, chịu ơn như nhận lời còn chứa đựng nét nghĩa khác: chịu lời là nhận lời làm việc không do mình tự nguyện hoặc khó chối từ -> tính thuyết phục cao, Thúy Vân khó chối từ.
Ngồi lên, lạy, thưa = thái độ thành kính, thành khẩn, cách nói khác với mối quan hệ chị - em thông thường -> khắc sâu quan hệ người làm ơn và kẻ chịu ơn, tạo không khí trang trọng, thiêng liêng của việc trao duyên.
Mặc em = kệ em nhưng mang hàm ý giao phó khẩn thiết.
Tài năng bậc thầy của Nguyễn Du khi sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế giúp tô đậm nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều khi nghĩ cho Thúy Vân, hiểu được nỗi khó xử của Thúy Vân khi trao duyên dù người đau đớn, thiệt thòi đến tột cùng đang là Thúy Kiều.
Ví dụ 2: Trong những câu thơ dưới đây, Tố Hữu đã dùng chiếc mũ tai bèo theo ý nghĩa biểu hiện gì, với dụng ý gì?
Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu hỡi chàng trai dũng sĩ
Cả năm châu chân lí đang nhìn theo
Bóng anh đi và chiếc mũ tai bèo
Của anh đó
Ơi chiếc mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảng trời xanh
Mà xông xáo, mà tung hoành ngang dọc
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả lầu năm góc
Ta muốn hỏi Trường Sơn
Có đỉnh nào cao hơn
Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
(Tố Hữu)
Gợi ý:
Hình ảnh chiếc mũ tai bèo được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho anh chiến sĩ giải phóng quân hiền lành, dễ thương đồng thời cũng là những con người gan góc, kiên cường.
Tác dụng: + ca ngợi vẻ đẹp của anh chiến sĩ và của con người Việt Nam vừa yêu hòa bình, vừa dũng cảm chiến đấu trong kháng chiến chống Mĩ.
+ thể hiện niềm tự hào, yêu mến của nhà thơ dành cho nhân vật.
+ Phát hiện lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trong văn bản.
=> Với dạng đề này, hs cần ôn tập và nắm vững kiến thức về tiếng Việt với cách dùng từ, ngữ pháp, chính tả, diễn đạt,
Ví dụ : Cho 1 đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải 1 số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic:
cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy.
Chỉ ra các lỗi sai về dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic, trong đoạn văn trên.
Sửa lại cho đúng các lỗi sai đó.
Gợi ý:
Lỗi sai
Cách sửa
Dùng từ: đối địch
đối lập
Chính tả: dữ rằn, giòng sông, chực quan
dữ dằn, dòng sông, trực quan
Ngữ pháp: câu thứ nhất của đoạn văn
Thêm quan hệ từ Với ở đầu câu.
Logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn
vừa hung bạo, vừa trữ tình
+ Chỉ ra biện pháp nghệ thuật, tác dụng của chúng trong văn bản.
=> Với dạng câu hỏi này, các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ đã học xuyên suốt trong chương trình như:
Các biện pháp tu từ từ vựng như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm nói tránh, sử dụng từ láy,
Các biện pháp tu từ cú pháp như: lặp cú pháp; phép liệt kê, pháp chêm xen,...
Các biện pháp tư từ ngữ âm như: tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu; điệp âm, điệp vần, điệp thanh,
Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
(Trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)
Nêu và chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ trên.
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Gợi ý:
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ trên là:
Nghệ thuật so sánh:
A( đối tượng được so sánh)
quan hệ từ
B (đối tượng để so sánh)
Khắc giờ đằng đẵng
như
niên
Mối sầu dằng dặc
tựa
miền biển xa
Nghệ thuật sử dụng từ láy: đằng đẵng, dằng dặc.
Tác dụng:
Hai biện pháp nghệ thuật trên kết hợp với nhau tạo ra hiệu quả cao trong việc diễn tả tâm trạng của người chinh phụ: Với nàng, thời gian chờ đợi như dài lê thê (một khắc giờ dài như một năm), nỗi buồn sầu trong lòng cũng kéo dài triền miên, day dứt, khắc khoải, khôn nguôi, cuộn trào như sóng biển hết lớp này đến lớp khác dồn dập, xô đuổi nhau xôn xao đến bất tận.
Lưu ý: - Văn bản trong đề thường ngắn, có thể nằm ngoài SGK, ưu tiên các văn bản thuộc lĩnh vực khác (sinh học, lịch sử, địa lí,).
Hs nên trả lời ngắn gọn (chỉ cần gạch đầu dòng, không cần chú ý nhiều đến ngữ pháp, diễn đạt, trình bày); vận dụng kiến thức liên môn,...
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Trên lớp: GV có thể linh hoạt về phương pháp và cách tổ chức ôn tập:
Với đề vừa sức:
Hs làm việc độc lập trên bảng hoặc tại chỗ -> Gv chữa.
Gv ra đề kiểm tra nhanh -> thu, chấm trên lớp.
Với đề khó: Gv giao cho hs thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét -> gv chữa.
Về nhà: Gv cho thêm bài tập -> hs làm đề cương -> Gv thu chấm.
File đính kèm:
- Huong day bai doc hieu van ban.doc