Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn Lớp 12 - Cấn Văn Thắm

 Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi (cụ thể là phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật). Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.

* Yêu cầu về kiến thức:

 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật trong truyện Vợ nhặt với các ý cơ bản sau:

2. Lập dàn ý:

a. Giới thiệu tác giả Kim Lân, hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Vợ nhặt, vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ.

 

doc51 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn Lớp 12 - Cấn Văn Thắm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẻ; ngôn ngữ tạo hình; sử dụng đa dạng phép tu từ như nhân hóa, so sánh, đối lập - Vận dụng kiến thức liên ngành: quân sự, võ thuật, điện ảnh, địa lí - Khắc chạm được tính cách hung bạo, dữ dằn của con sông: lộ vẻ nham hiểm, dữ ác của “con thủy quái”, “kẻ thù số một” của con người. * Sông Đà thơ mộng, trữ tình: - Từ trên cao nhìn xuống, nhà văn đã thấy dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều, mềm mại, tha thướt; màu nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; cảnh vật hai bên bờ Sông Đà vừa hoang sơ, tĩnh lặng nhuốm màu cổ tích vừa trù phú tràn trề nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi;(Chọn và phân tích dẫn chứng) - Câu văn mềm mại, co duỗi nhịp nhàng, nhân hóa độc đáo; hình ảnh so sánh rất nên thơ; - Khắc chạm được tính cách thứ hai của con sông: Sông Đà giống như một “cố nhân”. Đánh giá chung: - Với Nguyễn Tuân, thiên nhiên không thuần túy là thiên nhiên mà là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Sông Đà không chỉ là một vật vô tri, vô giác mà nó có tính cách, chính điều đó làm cho con sông sống động, có hồn. - Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết và mê say đối với thiên nhiên đất nước. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, nhà văn đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật qua áng văn tùy bút xuất sắc, làm say đắm lòng người, chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. - Hình tượng Sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp con người mà ở đây là người lái đò trên dòng sông hung bạo và trữ tình. - Nghệ thuật: Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị; từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,. Đề 1: Phân tích/ Cảm nhận hình tượng con sông Đà. Đề 2: Phân tích/ Cảm nhận hình ảnh người lái đò sông Đà. Đề 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc. -------------------------------------------------------- AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG A. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường ( ) là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; chuyên về bút kí, là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc); sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa. B. Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. C. Nội dung 1. Thủy trình của Hương Giang: + Ở nơi khởi nguồn: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu sông Hương từ nguồn cội, sẽ khó mà hiểu hết các vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông: toát lên về đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính. + Đến ngoại vi thành phố Huế: sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. Hàng loạt động từ và hình ảnh diễn tả cái dòng chảy sống động: “cô gái đẹp ngủ mơ màng”; “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, “vượt qua”, “đi giữa âm vang”, “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”..., “mềm như tấm lụa =>lối hành văn bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa trong của tác giả =>Sông Hương như người con gái trong một cuộc tìm kiếm người tình nhân đích thực + Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính mình “vui hẳn lên mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, Sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ: nhìn bằng con mắt của hội hoạ, sông Hương qua cách cảm nhận âm nhạc, bằng con mắt của một người đa tình * SH khi vào thành phố như cô gái tìm gặp người tình + Trước khi từ biệt Huế: - sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”: “Rời khỏi kinh thành nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối”. Khúc quanh thật bất ngờ đó, tựa như một “nỗi vương vấn”, dường như còn có “một chút lẳng lơ kín đáo” của tình yêu... - “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa -Cái nhìn, cảm nhận, hành văn thật tinh tế, lãng mạn, mê đắm, tài hoa 2. Dòng sông của lịch sử và thi ca: + Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. + Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”. + Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. C. Nghệ thuật Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. Ngôn từ phong phú, gợi tình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu. Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả. D. Ý nghĩa văn bản Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. Đề: Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng sông Hương trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đề 1: Phân tích/ Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương. Đề 2: Vẻ đẹp của những dòng sông Việt Nam qua “Người lái đò sông Đà” và “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Tuần 7 Tuần 07 (từ 20-5 đến 25-5-2013) - Ôn tập tổng hợp phần tái hiện kiến thức. - Ôn tập tổng hợp kiến thức và kĩ năng nghị luận văn học: + Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; + Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. - Ôn tập tổng hợp kiến thức và kĩ năng nghị luận xã hội: + Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; + Nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Giải đáp thắc mắc, băn khoăn của học sinh. - Dặn dò học sinh lần cuối trước ngày thi tốt nghiệp. * Hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập dàn ý và viết đoạn văn. * Học sinh viết đoạn văn, giáo viên nhận xét và sửa chữa. I. TÁC GIA VĂN HỌC 1. Hồ Chí Minh 2. Tố Hữu II. THƠ 1. Tây Tiến 2. Việt Bắc 3. Đất Nước 4. Sóng 5. Đàn ghi ta của Lor-ca III. KÍ 1. Người lái đò sông Đà 2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? III. TRUYỆN 1. Vợ chồng A Phủ 2. Vợ nhặt 3. Rừng xà nu 4. Những đứa con trong gia đình 5. Chiếc thuyền ngoài xa. IV. KỊCH Hồn Trương Ba, da hàng thịt V. TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT NƯỚC NGOÀI 1. Thuốc – Lỗ Tấn 2. Số phận con người – Sô-lô-khốp 3. Ông già và biển cả – Hê-minh-uê * NGHỊ LUẬN VĂN HỌC * NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đề: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc. DÀN Ý - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hạnh phúc. - Giải thích: Thế nào là hạnh phúc ? + Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện (Theo Từ điển tiếng Việt). + Những quan niệm về hạnh phúc xưa – nay: “Hạnh phúc con người là cuộc sống. Mà cuộc sống lại ở trong lao động” (L. Tôn-xtôi), “Hạnh phúc là đấu tranh” (Các Mác), - Bàn luận: + Biểu hiện của hạnh phúc rất đa dạng: tùy theo lứa tuổi, công việc, tình huống, hoàn cảnh khác nhau (hạnh phúc khi thơ ấu, lúc trưởng thành, lúc xế bóng,; hạnh phúc trong gia đình, trong cuộc sống, trong học tập, trong sự nghiệp,; hạnh phúc trong cuộc sống hòa bình, trong thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, bệnh tật,). Đối với học sinh, hạnh phúc là khi đạt thành tích cao được thầy cô khen ngợi, hạnh phúc là khi được bạn bè quý mến, + Hạnh phúc không quá lớn lao, xa vời mà đôi khi thật giản dị, rất gần gũi với ta. + Mang hạnh phúc đến cho mọi người cũng là một niềm hạnh phúc. + Tác dụng của hạnh phúc: mang lại sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn con người. + Phản đề: Cảnh giác với những nguy cơ làm mất đi hạnh phúc của con người, nhất là trong xã hội hiện đại: tham vọng về quyền lực, tiền tài, lối sống buông thả trong xã hội ngày nay đang ngày càng đe dọa, cướp đi hạnh phúc của bao người (Dẫn chứng: nhiều học sinh chỉ dành thời gian đi chơi mà xao nhãng việc học). - Bài học nhận thức và hành động: + Hạnh phúc là những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi con người, đó là ước mơ mà ai cũng mong đạt được. + Khi sống trong hạnh phúc, đừng vô tình, thờ ơ trước buồn đau của người khác. Hãy biết quan tâm, chia sẻ, cảm thông với mọi người. Đừng ghen tị với người đang hạnh phúc, mà trái lại, hãy xem hạnh phúc của mọi người là hạnh phúc của chính mình. Đề: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về tình thầy - trò trong nhà trường hiện nay. DÀN Ý - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Giải thích: Tình thầy trò là gì ? Tình thầy trò là mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa người dạy với người học. - Bàn luận: + Quan niệm của dân tộc ta từ xưa đến nay về tình cảm thầy trò như thế nào ? Từ xưa, tình thầy trò là một tình cảm thiêng liêng góp phần tạo nên đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, tình cảm đó vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. + Tình thầy trò được thể hiện trong trường hiện nay như thế nào ? . Thời gian và không gian hình thành tình thầy trò... . Tình cảm thầy trò được xây dựng từ cơ sở nào ? (tình cảm của trò đối với thầy; tình cảm của thầy đối với trò). + Phản đề: Nói chung từ xưa đến nay tình thầy trò là tốt đẹp, nhưng cá biệt trong lớp học, trong nhà trường, cũng có những học trò chưa có mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô; và ngược lại cũng có những thầy cô giáo chưa có mối quan hệ tốt với học trò, thậm chí có trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức của người học sinh. - Bài học nhận thức và hành động: Muốn cho tình cảm ấy ngày càng tốt đẹp thì mỗi chúng ta cần phải nghĩ gì, làm gì để tình cảm ấy bền vững hơn, thiêng liêng hơn ?

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP THI TOT NGHIEP MON NGU VAN 12.doc