Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 97: Người trong bao (A.P. Sê - Khốp)

Lời vào bài : A-lếch xan-đrơ Pu-skin (1799-1873) được coi là người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga thế kỉ XIX với tác phẩm truyện thơ "Ép-ghê-ghi Ô-nhê-ghin" . Đó là tiểu thuyết “khởi đầu của mọi sự khởi đầu” tạo nên những nhân vật điển hình của thời đại, với những phương thức nghệ thuật trở thành khuôn mẫu cho những thế hệ tiểu thuyết Nga về sau. An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) lại được coi là đại diện cuối cùng với một số tác phẩm như thế. Đặc biệt, qua truyện ngắn "Người trong bao", nhà văn đã xây dựng được một nhân vật điển hình của thời đại trên một phương diện khác đó là lối sống thu mình trong bao, lối sống nằm co như con ốc của một bộ phận trí thức Nga thời đó.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 97: Người trong bao (A.P. Sê - Khốp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦA GV&HS 1. Giáo viên : 1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học: - Phương pháp: Đọc hiểu, phân tích kết hợp so sánh, nêu vấn đề qua hình thức học sinh trao đổi thảo luận - GV chuẩn bị gợi ý, định hướng 1.2. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo; tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng 11, thiết kế giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh - Phương tiện: Vở ghi, vở soạn văn, SGK. - Tự đọc văn bản bài học trước và trả lời các câu hỏi trong SGK (tr 70), sau đó tiến hành thảo luận trên lớp, nêu các luận điểm đã tiếp nhận từ bài học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới Lời vào bài : A-lếch xan-đrơ Pu-skin (1799-1873) được coi là người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga thế kỉ XIX với tác phẩm truyện thơ "Ép-ghê-ghi Ô-nhê-ghin" . Đó là tiểu thuyết “khởi đầu của mọi sự khởi đầu” tạo nên những nhân vật điển hình của thời đại, với những phương thức nghệ thuật trở thành khuôn mẫu cho những thế hệ tiểu thuyết Nga về sau. An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) lại được coi là đại diện cuối cùng với một số tác phẩm như thế. Đặc biệt, qua truyện ngắn "Người trong bao", nhà văn đã xây dựng được một nhân vật điển hình của thời đại trên một phương diện khác đó là lối sống thu mình trong bao, lối sống nằm co như con ốc của một bộ phận trí thức Nga thời đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - GV yêu cầu HS theo dõi vào phần Tiểu dẫn (SGK, tr 65-66) - GV : Những hiểu biết của em về nhà văn Sê-khốp? - GV giới thiệu thêm: + Ông bước vào lịch sử văn học như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. + Ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa. Ngoài ra Sê-khốp còn để lại những vở kịch đạt đến mức mẫu mực cho nền kịch nghệ hiện đại. - GV: Kể tên một số tác phẩm chính của Sê-khốp? Tác phẩm chính + Truyện: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đảo Xa-kha-lin, Đồng cỏ, Người đàn bà và con chó nhỏ, Người trong bao, + Kịch: Hải âu, Cậu Va-nhi-a, Ba chị em, Vườn anh đào,... - GV: Truyện ngắn Người trong bao được Sê-khốp sáng tác trong hoàn cảnh nào? - GV giới thiệu thêm: Môi trường xã hội ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kì quái. “Người trong bao” Bê-li-cốp là một phát hiện nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn. "Người trong bao” là câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống, chết đều thảm hại ... phản ánh một thực trạng xã hội và có tính triết lí sâu sắc. Nguyễn Tuân đã từng ca ngợi: “Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”. - GV yêu cầu HS tóm tắt, GV lưu ý những nội dung chính. Bu-rơ-kin, giáo viên trung học – nhân vật tôi, kể cho bác sĩ I-van nghe về cuộc đời của Bê-li-cốp, một đồng nghiệp dạy tiếng Hi Lạp chung trường với mình. Bất kì lúc nào và ở đâu Bê-li-cốp cũng thu mình vào trong một cái vỏ,tạo cho mình một cái bao có thể ngăn cách, bảo vệ y từ những ảnh hưởng bên ngoài. Ngay cả ý nghĩ của mình cũng được y giấu trong bao, y luôn ca ngợi quá khứ, chỉ sống theo chỉ thị, thông tư, hay những điều cấm đoán. Y sống cô độc. hèn nhát, ích kỷ, bạc nhược, lúc nào cũng sợ phiền phức, sợ cuộc sống thực tại. Lối sống của Bê- li- cốp ảnh hưởng nhiều tới giáo viên trong trường và người dân nơi thành phố. Anh ta chết, mọi người thấy thoải mái nhưng chỉ một tuần cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc và vô vị. Kết thúc tác phẩm là kết luận của bác sĩ I-van-nứt: "Không thể sống mãi như thế được!" - GV: Với truyện ngắn này, nhà văn Sê-khốp muốn gửi gắm tới người đọc điều gì? Điều đó được thể hiện qua yếu tố nào trong truyện? - GV: Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp được nhà văn khắc họa qua những nét nào? - HS đọc: Từ đầu đến "...mặt hắn tái nhợt, rầu rĩ" (SGK, tr66-67) - GV: Chân dung của Bê-li-cốp được miêu tả qua những chi tiết nào? - HS thảo luận thành 4 nhóm: + Trang phục của Bê-li-cốp như thế nào? + Trong cuộc sống hàng ngày, Bê-li-cốp thường có những thói quen nào? + Nghề nghiệp, quan điểm và ý nghĩ của Bê-li-cốp có gì đặc biệt? + Tìm chi tiết cho thấy, quan hệ của Bê-li-cốp với đồng nghiệp? - GV: Từ trang phục và những biểu hiện bên ngoài của Bê-li-cốp, em thấy hắn là người như thế nào? - GV: Những phương diện khác giúp em hình dung như thế nào về tính cách của nhân vật này? - GV: Đó là một kẻ có lối sống như thế nào? - GV: Xây dựng chân dung Bê-li-cốp như thế, tác giả muốn nói đến hiện tượng gì trong xã hội Nga đương thời? - GV: Khi còn sống. Bê-li-cốp có ảnh hưởng như thế nào đến mọi người trong thành phố? - GV đọc: "Một tháng sau..." đến hết. (SGK. Tr 69) - GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp? Bị mọi người vẽ tranh biếm họa "Một người tình si". Hơn thế nữa Bê-li-cốp lại bị Va-ren-ca cười, tiếng cười “hahaha” rất vô tư của Va-ren-ca đã chấm dứt tất cả, chấm dứt tình yêu, chấm dứt chuyện cưới xin mà y vẫn luôn tơ tưởng nhưng còn lo sợ, còn đắn đo, suy tính và chấm dứt luôn cả cuộc đời Bê-li- cốp. Chính căn bệnh hão, bệnh hoang tưởng đã giết chết y. - GV: Khi Bê-li-cốp chết rồi, những ảnh hưởng của hắn khi còn sống có được hắn mang theo xuống nấm mồ sâu không? - GV: Trước cái chết của một con người mà lại thấy thanh thản, nhẹ nhàng → một xã hội vô cảm, tàn bạo. Cái xã hội ấy được tạo nên bởi chính những con người như Bê-li-cốp. - GV: Qua việc nói đến những ảnh hưởng của Bê-li-cốp tới mọi người , tác giả đã phản ánh điều gì? - GV: Tại sao trong xã hội Nga khi đó lại xuất hiện kiểu người này? Chính xã hội Nga tù túng ngột ngạt trong chế độ phong kiến chuyên chế, bảo thủ đã tạo ra một lớp người như Bêlicốp. Và lối sống thu mình vào bao của Bê-li-cốp thực chất là một cách sống rất khôn ngoan, “hợp thời trang”. Vì nhờ lối sống như thế Bê-li-cốp sẽ được yên ổn trong một xã hội sẵn sàng bóp chết bất cứ khi nào mọi tia sáng của tự do cá nhân. Trong xã hội chuyên chế ấy, xã hội là một cái bao lớn và con người tự tạo cho mình những cái bao nhỏ hơn. - GV: Xây dựng hình tượng nhân vật Bê-li-cốp, nhà văn muốn gửi tới người đọc những thông điều gì? - GV: Theo em, có thể loại bỏ được hiện tượng này không ra khỏi đời sống được không? Bằng cách nào? Tính cách, lối sống và kiểu người như Bê-li-cốp chỉ có thể chấm dứt hoặc thay đổi tận gốc bằng một cuộc cách mạng xã hội. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả An -tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904), nhà văn Nga kiệt xuất, đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. 2. Truyện ngắn "Người trong bao" - Hoàn cảnh sáng tác + Được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen (1898). + Xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. - Tóm tắt II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp a. Chân dung Các phương diện Biểu hiện cụ thể Trang phục đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô cổ cao che cả mặt, mắt đeo kính râm Thói quen Đồng hồ, con dao luôn để trong bao, giấu mặt trong cổ áo, lỗ tai nhét bông, đi xe ngựa có mui che, buồng ngù chật như cái hộp, khi ngù kéo chăn trùm đầu kín Quan điểm, ý nghĩ Dạy tiếng ngôn ngữ cổ Khát vọng mãnh liệt: Thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng bên ngoài. Ngợi ca quá khứ và những gì không bao giờ có thật Tin vào chỉ thị và những bài báo cấm đoán điều này điều nọ. Quan hệ với đồng nghiệp Đến thăm: chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh, ngồi im như phỗng Đàn bà con gái đi xe đạp là chuyện kinh khủng Thầy giáo không được mặc áo thêu, đi xe đạp, cầm sách ra ngoài phố - Ngoại hình: Kì quái, khác thường. - Tính cách: Lập dị, cổ hủ, máy móc, giáo điều, hèn nhát. - Lối sống bệnh hoạn, hoang tưởng, thu mình trong bao. → Điển hình cho lối sống của một kiểu người, của một bộ phận trí thức trong xã hội nước Nga những năm cuối thế kỉ XIX. b. Những ảnh hưởng của Bê-li-cốp - Khi còn sống Khống chế trường học, thành phố suốt mười lăm năm trời: + Hiệu trưởng, giáo viên đều sợ. + Các bà các cô không dám đi diễn kịch vào tối thứ bảy. + Giới tu hành không dám ăn thịt và đánh bài. + Dân chúng trong thành phố sợ tất cả. → Ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến đời sống và tinh thần của mọi người: Sợ hắn, ghét hắn, không muốn dây dưa với hắn bất cứ điều gì và sợ tất cả mọi thứ: Nói to, gửi thư, làm quen, đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ. - Khi chết: + Lúc đầu: Thoải mái, nhẹ nhàng. + Một tuần sau: Cuộc sống lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị. → Vẫn ảnh hưởng nặng nề, lâu dài đến cả tương lai. → Kiểu người trong bao đã ám ảnh, đầu độc không khí trong lành của văn hóa, đạo đức và tiến bộ nước Nga. (*) Hiện tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính quy luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái "bao" chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống "trong bao", thức tỉnh con người "không thể sống mãi như thế được". 4. Củng cố ? Trong xã hội ngày nay, kiểu người sống "trong bao" có còn không? Vì sao? Chúng ta phải làm gì trước hiện tượng đó? Em rút ra bài học gì cho bản thân? (Gợi ý trả lời: Trong xã hội ngày nay, cá biệt, vẫn còn kiểu người sống "trong bao" có thể họ muốn che đậy một sự thực nào đó bằng một cuộc sống giả tạo hay sống một cách vô cảm, sống để phá phách, sống để hưởng thụ,... Không cần thiết phải làm một cuộc cách mạng để loại bỏ kiểu người này vì một xã hội tiến bộ sẽ khiến họ bị đào thải, bị tẩy chay. Không nên sống trong bao kiểu Bêlicốp vì sống như vậy là giả tạo, sống như một cái máy, vô cảm trước cuộc đời, phản nhân sinh, nhân văn. → Con người phải biết thay đổi hoàn cảnh để sống tốt đẹp hơn chứ không phải là khuất phục nó. → Phải biết tự tìm và giải phóng những cái bao của mình để sống thật với bản thân). 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài, nắm được ý nghĩa của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. - Tìm hiểu hình tượng "cái bao" RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docNGUOI TRONG BAO TIET 1.doc