Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 68, 69: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - Trích Truyền kì mạn lục) - Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Về kiến thức: Giúp HS thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà.

- Về kĩ năng: Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục.

- Về thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.

B. Phương pháp dạy học

Kết hợp nhiều phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình.

C. Phương tiện dạy học:

SGK, SGV,

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

 

3. Nội dung bài học.

 Lời dẫn vào bài:Trong nền văn học Việt Nam, có hiện tượng tác giả văn học chỉ để lại một tác phẩm, nhưng chỉ có vậy, tên tuổi của tác giả đó còn lưu lại mãi muôn đời. Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục” là một trường hợp như vậy. Ông tự cho tác phẩm của mình là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ, nhưng thực chất đó là một tác phẩm văn học có giá trị lớn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” để hiểu rõ hơn giá trị của tập truyền kì.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 68, 69: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - Trích Truyền kì mạn lục) - Nguyễn Dữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng, nói rõ sự thật, cung cấp chứng cứ mong chàng làm việc nghĩa đến cùng. =>Có thêm bằng chứng và dũng khí để tự tin hơn vào hành động của mình. =>Thổ thần vừa mang dáng dấp của một con người nhỏ bé, đáng thương, bị áp bức trong xã hội lại vừa giống như một vị thần phù trợ cho Tử Văn trên con đường đấu tranh giành công lý. -GV: Tử Văn là nhân vật tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam. Còn hung thần vốn là một tên tướng giặc Minh đã bại trận trên đất người , chưa chịu từ bỏ ý đồ, cái hồn tham lam ấy vẫn tiếp tục sách nhiễu dân lành. Cuộc chiến đấu với cái ác, cái xấu của Tử Văn vô cùng gian khổ, khó khăn, không phải chỉ trên dương thế mà vào đến cả cõi âm. -GV: Trong vụ kiện này, có những nhân vật chính nào? Diễn biến vụ kiện ở Minh ti diễn ra thế nào? Qua đó, ta thấy được phẩm chất gì ở kẻ sĩ Ngô Tử Văn? HS tìm ý, trả lời. Một con người bình thường, trước cảnh rùng rợn của địa ngục, chắc hẳn sẽ sợ hãi, kêu khóc thảm thiết, xin tha tội. Tử Văn vẫn giữ cho mình sự bình tĩnh vốn có, lại còn kêu to để kêu oan cho mình. Đó là hành động của một con người giàu bản lĩnh. Trước Diêm Vương và những lời kết tội vô cớ, chàng đã đấu tranh đến cùng để bảo vệ mình, bảo vệ lẽ phải. Ngợi ca Ngô Tử Văn, truyện đã thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, thể hiện niềm tự hào của kẻ sĩ nước Việt bất khuất, chính trực. Chúng ta nhớ đến những câu nói của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. -Hành động của hồn ma tướng giặc rất quyết liệt. Hắn đã tố cáo Tử Văn, ở công đường còn lớn tiếng mắng chàng đơm đặt, bịa tạc, ghê gớm. Ở Vương phủ, cái ác, cái xấu còn dám lộng hành như vậy, hỏi những nơi xa vua, xa quan, xa thần thánh, người dân còn phải chịu oan ức, cực khổ thế nào? -GV: Em có nhận xét gì về hình thức xử phạt với hồn ma tướng giặc? HS thảo luận, trả lời. -GV: Chiến thắng của Tử Văn trong vụ kiện này có ý nghĩa như thế nào? HS trả lời -GV: Theo em, chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nói lên điều gì? a. Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình khi còn sống. b. Thể hiện khát vọng công lí chưa được thực hiện trong cuộc sống trần thế của người xưa. c. Nhằm đẩy xung đột, kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính - Ngô Tử Văn- có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình. d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác. c. Vụ kiện ở Minh ti Tử Văn Hồn ma Diêm Vương -Điềm nhiên, không hề khiếp sợ trước cảnh địa ngục rùng rợn. -Bị vu oan: tội sâu ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm, bị kết tội bướng bỉnh, ngoan cố. - Tự tin vào sự thật và chính nghĩa trong hành động của mình, giãi bày sự thật với lời lẽ cứng cỏi. -Chiến thắng, được trở về dương gian, hưởng nửa phần xôi lợn do dân cúng tế -Thổ công biết ơn, xin cho chàng chức phán sự ở đền Tản Viên. ; ->Tử Văn rất cứng cỏi, khẳng khái, quyết tâm bảo vệ công lí, lẽ phải và đã chiến thắng: -Vu cho Tử Văn tội vô cớ đốt đền, khinh nhờn quỷ thần. Cãi cọ với Tử Văn. -Sợ hãi, xin tha tội cho Tử Văn -Lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, đày xuống ngục Cửu U; mộ bị bật tung lên, hài cốt tan tành như cám. ->Bộ mặt gian ác bị vạch trần -Đứng về phía hồn ma tướng giặc, kết tội Tử Văn - Mắng Tử Văn vô cớ đốt đền , lại ngoan cố. -Cho người mang tư giấy đến đền Tản Viên tra xét. -Thưởng phạt công bằng, trách các phán quan chưa làm tròn phận sự. ->Xử phạt công bằng. =>Chiến thắng tất yêu của cái Thiện, chính nghĩa với cái Ác, gian tà; trở thành người đảm nhiệm trọng trách giữ gìn công lý. =>Hình phạt thích đáng, có tính chất răn đe: Cả trên trần gian và dưới địa ngục, thế giới của quỷ thần và của con người, hắn đều không thể hại ai được nữa. =>Thể hiện ước mơ công lý của nhân dân xưa: Minh ti là nơi con người sẽ phải chịu hậu quả về những việc mình đã làm. Chiến thắng của Ngô Tử Văn không chỉ cho thấy bản lĩnh khảng khái, cương trực của kẻ sĩ mà còn thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ: Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược. Việc chàng trở thành phán sự đền Tản Viên là phần thưởng xứng đáng cho người tốt. “Truyền kì mạn lục” lấy cốt truyện từ truyện dân gian, phần sáng tạo của Nguyễn Dữ thể hiện rất rõ không chỉ ở sự gia công, trau chuốt, gọt giũa mà còn ở lời bình cuối mỗi truyện. Lời bình ở cuối tác phẩm này thể hiện quan điểm như thế nào về kẻ sĩ? Quan điểm này có phải chỉ được bộc lộ ở lời bình? Vậy theo em, lời bình cuối truyện có cần thiết không? HS suy nghĩ, trả lời. Trong “Truyền kì mạn lục” có những lời bình mâu thuẫn giữa lời bình và nội dung hình tượng trong tác phẩm, điều đó giúp chúng ta nhận rõ hơn những khúc mắc về tư tưởng của tác giả. Ở đây, quan điểm được nêu ra trong lời bình đã được thể hiện rất rõ ở nội dung. Nó thể hiện sự ca ngợi bản lĩnh cứng cỏi của kẻ sĩ nước Việt,Một bản lĩnh và dám đấu tranh như Ngô Tử Văn thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay. -GV: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là truyện truyền kì tiêu biểu, bởi vậy nó mang những nét đặc trưng về nghệ thuật của thể loại này. Em hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện? Ý nghĩa của những chi tiết ấy HS trả lời Dùng hình thức kì ảo làm phương thứ chuyển tải nội dung, truyện truyền kì có sức hấp dẫn mãnh liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ. Người đọc sẽ cùng các nhân vật trong truyện phiêu lưu trong các thế giới huyền ảo ở cả bốn cõi không gian vừa phi quảng tính, vừa vô định hướng và hành trình trong thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi ảo hóa có thể co 8 thập kỉ vào một năm hoặc từ hiện tại nhảy về quá khứ của kiếp trước hoặc sang tương lai của kiếp sau. Chi tiết kết truyện gợi nhớ đến cảnh kết “Chuyện người con gái Nam Xương”, nàng Vũ Nương biến mất trên sóng trong cái nhìn tiếc nuối, khắc khoải và ân hận của Trương Sinh; còn ở đây, khao khát công lý, công bằng xã hội; người có công được thưởng, có tội phải phạt được thực hiện nhưng cũng chỉ là trong mơ ước của con người thời trung đại mà thôi. -Bút pháp xây dựng nhân vật theo loại vẫn chi phối tác giả, tuy nhiên, nếu trong truyện dân gian, nhân vật là nhân vật hành động thì ở “Truyền kì mạn lục”, cụ thể là ở tác phẩm này, đã có bóng dáng của con người cảm nghĩ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã viết: “Khi lấy đối tượng và trung tâm phản ánh là con người, tác giả đã phát hiện ra rằng con người núi có thể bạt, gò có thể làm bằng, nước lớn có thể bắt lui, sông to có thể chặn đứng... khiến Sơn thần, Thủy thần phải khiếp sợ, Ngọc Hoàng phải bừng tỉnh cơn mê. Khắp mọi thế gian, con người đều có thể đặt chân tới. Điều quan trọng hơn là, khi con người dặt chân tới đâu thì ở đó môi trường trong sạch, công lí được vãn hồi, kỉ cương được lập lại. Con người làm thần thánh mất thiêng”. Xây dựng con người, nhân vật trung tâm của tác phẩm, có sức mạnh phi thường, tác phẩm của Nguyễn Dữ thể hiện tính nhân văn sâu sắc. 2. Đặc sắc nghệ thuật a. Lời bình cuối truyện - Là sáng tạo của Nguyễn Dữ, thể hiện quan điểm, cách đánh giá của tác giả với nhân vật, sự kiện diễn ra trong truyện. - Lời bình có tính tranh luận: +Nêu ý kiến của người xưa: “Cứng quá thì gãy” +Đưa ra quan điểm của mình: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm”... + Ca ngợi trường hợp Ngô Tử Văn rồi đưa ra lời khuyên răn thể hiện quan điểm của tác giả về kẻ sĩ: Kẻ sĩ cần cứng cỏi, cương trực, có dũng khí: “Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”. =>Lời bình được lập luận chặt chẽ, tuy làm cho ý bị lộ, nhưng thể hiện sự đồng nhất giữa quan điểm của tác giả với nội dung truyện. b.Nghệ thuật kể chuyện và các yếu tố kì ảo *Kết hợp thành công yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo: - Yếu tố hiện thực: Nhân vật có họ tên, quê quán cụ thể, dẫn việc xác đáng ddeens cả thời gian, địa điểm: “Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”, Năm Giáp Ngọ, (1414), có người ở thành Đông Quan, vốn quen biết với Tử Văn”...”Đến nay con cháu Tử Văn vẫn còn...”. - Yếu tố kì ảo: Nhân vật thần linh (hồn ma viên Bách hộ, Thổ công, Diêm Vương, quỷ Dạ Xoa) và sự tương giao giữa người với thần... làm cho câu chuyện truyền kì càng thêm hấp dẫn. => Ý nghĩa: Đằng sau chi tiết kì ảo là cái lõi hiện thực, thể hiện cảm hứng sáng tác của Nguyễn Dữ: lấy xưa nói nay, lấy cái kì nói cái thực: Hiện thực cõi âm đầy rẫy bất công: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức, thần thánh ở cõi âm cũng ăn của đút lót, bao che cho cái ác lộng hành... là sự phản ánh hiện thực nhức nhối, bất công, sự lộng hành của cái ác, cái xấu đương thời. * Truyện giàu kịch tính, như một vở kịch với nhiều màn, lớp khác nhau: +Mở đầu: Giới thiệu nhân vật + Thắt nút: hành động đốt đền tà của Tử Văn + Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp hồn ma tướng giặc và Thổ công, bị bắt xuống âm ti. + Cao trào: vụ đối chất ở Minh ti. +Kết thúc: Tướng giặc bị trị tội, Tử Văn được ban thưởng. *Nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Nhân vật được chia ra hai tuyến: thiện và ác. -Nhân vật có tính cách riêng, đã có bóng dáng của con người cảm nghĩ: “Khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Tính cách này không chỉ được thể hiện ở lời dẫn truyện mà còn bộc lộ qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật trong suốt truyện. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết, rút ra chủ đề của truyện GV: thông qua câu chuyện, đặc biệt là lời bình luận của tác giả ở cuối truyện, em hãy rút ra chủ đề của truyện? HS khái quát kiến thức, trả lời. III. Tổng kết -Chủ đề truyện: Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Tử Văn, một đại diện cho trí thức nước Việt, đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. E. Củng cố, dặn dò - Nắm được hành động và những phẩm chất của Ngô Tử Văn, cái lõi hiện thực được thể hiện trong câu chuyện. - Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

File đính kèm:

  • docchuyen chuc phan su den tan vien.doc