Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 86: Từ ấy (Tố Hữu) - Năm học 2013-2014 - Cái Phương Thảo

A. Mục tiêu.

 1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.

 - Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu thơ để diễn tả tâm trạng.

 2. Kĩ năng:

 Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc tiếp thu bài học.

 - Bồi dưỡng niềm hăng say, tinh thần trách nhiệm của người thanh niên đối với quê hương đất nước.

B. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

 - Động não.

 - Thảo luận nhóm.

 - Thuyết trình

 - Hỏi- đáp

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Giáo viên:

 - SGK, giáo án

 - Sơ đồ, biểu bảng, tranh ảnh

 2. Học sinh:

 Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.

 D. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

 Câu hỏi: đọc thuộc bài thơ Chiều tối. Nêu nét cổ điển và hiện đại của bài thơ.

 3. Bài mới.

 Sống và viết bằng bằng tất cả niềm tin yêu và tự hào dưới sự soi đường của ánh sáng Cách mạng, Tố Hữu đã hòa mình vào cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của dân tộc trong những năm kháng chiến đầy ác liệt. Lí tưởng ấy được khẳng định trong suốt chặng đường sáng tác của nhà thơ ngay từ những ngày đầu cầm bút. Để hiểu rõ hơn về niềm vui say ấy, chúng ta hãy tìm hiểu tác phẩm Từ ấy được in trong tập thơ cùng tên của nhà thơ.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 86: Từ ấy (Tố Hữu) - Năm học 2013-2014 - Cái Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Câu hỏi: đọc thuộc bài thơ Chiều tối. Nêu nét cổ điển và hiện đại của bài thơ. 3. Bài mới. Sống và viết bằng bằng tất cả niềm tin yêu và tự hào dưới sự soi đường của ánh sáng Cách mạng, Tố Hữu đã hòa mình vào cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của dân tộc trong những năm kháng chiến đầy ác liệt. Lí tưởng ấy được khẳng định trong suốt chặng đường sáng tác của nhà thơ ngay từ những ngày đầu cầm bút. Để hiểu rõ hơn về niềm vui say ấy, chúng ta hãy tìm hiểu tác phẩm Từ ấy được in trong tập thơ cùng tên của nhà thơ. Thời Gian Hoạt động của GV và HS Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 7p 30p 2p * Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. (PP: vấn đáp) - Bước 1: Tìm hiểu chung - GV gọi HS đọc tiểu dẫn. B1: Tìm hiểu sơ lược về Tố Hữu và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ ? Nêu sơ lược về nhà thơ Tố Hữu và những đóng góp của nhà thơ cho thơ ca cách mạng Việt Nam - GV nhận xét, chốt ý. - Bước 2: Tìm hiểu tập thơ Từ ấy và bài thơ Từ ấy ? Nêu sơ lược về tập thơ Từ ấy ? Em hãy cho biết vị trí của bài thơ trong tập Từ ấy - GV gọi HS nhận xét, GV chốt ý. ? Nêu HCST của bài thơ. - GV gọi HS nhận xét, GV chốt ý. - GV hướng dẫn HS đọc và yêu cầu HS đọc trước lớp - GV nhận xét. ? Em hãy xác định bố cục của bài thơ. ? Tìm ý nghĩa nhan đề bài thơ (cuối tiết) - GV: - Từ ấy là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ cách mạng. Từ đây, nhà thơ được soi đường bởi lý tưởng cách mạng, hòa mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc, gắn bó với nhân dân và giai cấp cần lao * Hoạt động 2. Hướng dẫn HS đọc - hiểu bài thơ. (PP: vấn đáp, thảo luận, động não) - Bước 1: Tìm hiểu khổ 1. ? Những hình ảnh nào đã được tác giả sử dụng trong khổ thơ đầu tiên? Ý nghĩa của những hình ảnh đó - GV gọi HS nhận xét, GV chốt ý. ? “Qua những hình ảnh vừa phân tích, hãy cho biết “từ ấy” được nhắc đến trong bài thơ là thời điểm nào trong cuôc đời tác giả? - GV gọi HS nhận xét, GV chốt ý. - Giảng: việc đặt hai từ: “Từ ấy” vào đầu câu thơ như ẩn chứa ý đồ nghệ thuật của tác giả. Đó chính là sự bắt đầu đầy sôi nổi, hăng say của người trai trẻ tuổi khi tìm được cho mình con đường đúng đắn. Tháng 7. 1938, dưới sự giúp đỡ tận tình của đồng chí Phan Đăng Lưu và Nguyễn Chí Diểu, Tố Hữu được chính thức kết nạp Đảng, cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Năm 1939, sau khi bị địch bắt giam, trong lao tù, Tố Hữu đã hồi tưởng về những giây phút thiêng liêng khi được Đảng dìu dắt: “Rồi một hôm nào tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời” (Nhớ đồng) ? Những biện pháp nghệ thuật được vận dụng trong khổ thơ đầu. - GV gọi HS nhận xét, GV chốt ý -? Lý tưởng sống đối với bản thân HS. - Sức ảnh hưởng của Đảng đến người chiến sĩ trẻ tuổi được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu hai khổ thơ cuối. Bước 2: Tìm hiểu khổ 2 Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với tran nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối dời Diễn giảng: “ Có thể xem “Từ ấy” là lời tuyên ngôn, lời thể của Tố Hữu khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Tố Hữu đã hòa mình vào cuộc sống gian khổ của dân tộc. ? Tinh thần tự nguyện ấy được thể hiện như thế nào qua khổ thơ thứ hai? ( kết hợp nội dung và nghệ thuật) - GV: những trạng thái tình cảm được thể hiện sâu sắc, nghệ thuật tăng tiến: lòng tôi – tình tôi- hồn tôi thể hiện sự tự nguyên hiến dâng cho giai cấp cần lao. Tố Hữu đã xóa hết ý thức hệ tư sản để dấn thân sống và viết vì Đảng và nhân dân lao động - GV nhận xét, chốt ý - B3: Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 3: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ? Tác dụng là gì? GV nhận xét và chốt ý. ? Tình cảm, tinh thần tự nguyện của tác giả được cụ thể hóa như thế nào? - GV: + “Tôi”- chủ ngữ của toàn đoạn thơ, là trung tâm của sự gắn bó, san sẻ tình yêu thương đến với mọi người. + Điệp từ “là” ¦ cụ thể hành động của người chiến sĩ cách mạng, hòa vào mọi kiếp cần lao trong xã hội. ¦ “ Tố Hữu không bao giờ có cái nhìn từ trên xuống. Tình yêu của anh là tình cưu mang lẫn nhau giữa những người cùng bị cuộc đời hắt hủi. Tình yêu thương ấy trong những bài thơ đầu đã rõ rang là tình hữu ái giai cấp” (Hoài Thanh) ? Em suy nghĩ gì về vai trò của lý tưởng đối với đời sống của mỗi người? (Con người sống cần phải có ước mơ, có lý tưởng. Đó là kim chỉ nam dẫn đường, định hướng cho mỗi cá nhân để có thể tiếp cận hay chạm đến những ước mơ của bản thân. Lý tưởng đúng đắn, tốt đẹp sẽ giúp con người có được suy nghĩ và hành động đúng.) - B4: Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề bài thơ ? Theo em, chủ đề của bào thơ là gì? - GV nhận xét, chốt ý * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học (PP vấn đáp) ? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Từ ấy - GV nhận xét, chốt ý * Hoạt động 1 - HS đọc. - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận. - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận. - HS trả lời. - HS nhận xét. lắng nghe, ghi nhận. - HS đọc diễn cảm bài thơ - HS lắng nghe ghi nhận. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận. * Hoạt động 2 - HS trả lời. - HS nhận xét. lắng nghe, ghi nhận. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS nhận xét. lắng nghe, ghi nhận. - HS trả lời. - HS nhận xét. lắng nghe, ghi nhận. - HS suy nghĩ trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận. - HS trả lời, rút ra bài học. - HS thảo luận. - HS đại diện trình bày. - HS chú ý theo dõi bổ sung và ghi nhận. - HS thảo luận - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận - HS thảo luận - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhận. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tố Hữu (1920- 2002) - Quê ở làng Phù Lai, Quãng Thọ, Quãng Điền, Thừa Thiên- Huế - Là nhà thơ trữ tình chính trị, được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. - Thơ của Tố Hữu là những lẽ sống, lý tưởng và tình cảm đối với Đảng, với Cách mạng. - Thơ Tố Hữu có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. 2. Tập thơ Từ ấy và bài thơ Từ ấy a. Tập thơ Từ ấy - Tập thơ gồm 71 bài thơ, được chia làm 3 phần: + Phần Máu lửa : 27 bài + Phần Xiềng xích : 30 bài + Phần Giải phóng : 14 bài b. Bài thơ Từ ấy - Xuất xứ: Bài thơ Từ ấy thuộc phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy - Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời vào tháng 7-1938, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. - Bố cục bài thơ: chia làm 3 khổ thơ + Khổ 1: niềm vui hân hoan khi bắt gặp lý tưởng cách mạng + Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống mới + Khổ 3: Tình cảm gắn bó với nhân dân II. Đọc - hiểu bài thơ. 1. Niềm vui hân hoan khi bắt gặp lý tưởng cách mạng - Hai câu đầu: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim + Từ ấy: thời điểm giác ngộ lí tưởng Đảng của nhà thơ. + “Bừng”, “chói”: động từ mạnh: bất ngờ, mạnh mẽ, rực rỡ¦ khẳng định sức mạnh của lí tưởng Đảng +“Nắng hạ”: nắng gay gắt, tan chảy, mãnh liệt nhất xua tan u ám ý thức tiểu tư sản trong nhà thơ + “ Mặt trời chân lí”: nói về Đảng + Nhịp thơ 2/2/3: hối hả, hăng say ¦ niềm hân hoan tràn ngập ¨ Lí tưởng của Đảng là nguồn sáng mở ra nhận thức mới mẻ trong tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. - Hai câu tiếp theo: Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim + “Hồn tôi”-“vườn hoa lá”- liên tưởng, so sánh¦ từ khi vào Đảng, tâm hồn nhà thơ tràn ngập sức sống như một khu vườn đầy hương sắc, âm thanh + Nhịp thơ: 2/5 ¦ niềm vui rộn ràng, say sưa ¦ Lí tưởng cách mạng khơi dậy sức sống mới, đem lại nguồn cảm hứng sáng tác cho hồn thơ Tố Hữu 2. Nhận thức về lẽ sống mới + Buộc: ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ của nhà thơ. + Trang trải: tâm hồn mở rộng với cuộc đời, tạo ra sự đồng cảm. + Trăm nơi:chỉ toàn thể mọi người trên đất nước (hoán dụ). + Hồn tôi- bao hồn khổ: Tình yêu thương, không phân biệt giai cấp. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. + Khối đời: sức mạnh đoàn kết của nhân dân, của tập thể + Gieo vần: người- nơi- đời: ngân vang, đưa ý nguyện về xa rộng. + Điệp từ để: đặt ở đầu câu được nhắc lại hai lần càng nhấn mạnh thêm mục đích của lẽ sống mới. => Tự đặt mình giữa cuộc đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ để khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa tác giả với quần chúng nhân dân, giữa văn học và cuộc sống, giữa cái tôi và cái ta. 3. Tình cảm gắn bó với nhân dân - Câu khẳng định + điệp từ là + đại từ con, em, anh + số từ ước lệ vạn -> Khẳng định tình cảm thân thiết, gắn bó ruột thịt. - Từ ngữ biểu cảm : kiếp phôi pha, không áo cơm, cù bất cù bơ -> Chỉ những người nghèo khó, bơ vơ, không nơi nương tựa. " Tố Hữu tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng cần lao, tấm lòng tác giả mở rộng, đồng cảm với những kiếp nghèo, lao khổ trong xã hội. 3. Chủ đề bài thơ. - Bài thơ thể hiện niềm hân hoan của người chiến sĩ cách mạng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng; thể hiện lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và và tình gắn bó giai cấp. III. Kết luận 1. Nội dung - Thể hiện niềm hăng say và niềm vui hân hoan của người chiến sĩ khi được Đảng dẫn đường. - Thể hiện tình yêu thương, tình hữu ái giai cấp và tinh thần tự nguyện gắn bó với quần chúng nhân dân. 2. Nghệ thuật - Nhịp thơ biến đổi linh động phù hợp với sự chuyển biến của tứ thơ. - Sử dụng điệp từ, nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, hình ảnh tươi sáng làm nổi bật tư tưởng, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng. 4. Củng cố: (2p) - Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng Đảng - Nhận thức về lẽ sống mới - Tình cảm gắn bó tự nguyện với nhân dân 5. Dặn dò: (1p) - Học thuộc lòng bài thơ và nội dung bài học. - Soạn bài đọc them: Lai Tân (Hồ Chí Minh), Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương Tư (Nguyễn Bính), Chiểu Xuân (Anh Thơ) 6. Rút kinh nghiệm: Phê duyệt của GVHD chuyên môn Người soạn Dương Tú Phiến Cái Phương Thảo

File đính kèm:

  • doctU AY.doc