Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 12 - Tiết 35, 36: Chữ người tử tù - Đặng Hoàng Diệu

I. Mục tiêu bài học.

Giúp HV:

1. Về kiến thức.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đối lập với cảnh nhà ngục

tăm tối, chật hẹp, qua đó hiểu được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

2. Về kĩ năng.

- Trình bày được một số nét nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân: tình huống truyện độc đáo; tạo dựng cảnh và khắc họa tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ cổ kính, trang trọng; sử dụng bút pháp đối lập tạo hiệu quả nghệ thuật.

3. Về thái độ.

- Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa.

II. Phương pháp.

- Đặt vấn đề, thảo luận, đàm thoại – phát vấn.

III. Phương tiện thực hiện.

- SGK, SGV, SHD (GDTX cấp THPT)

- Thiết kế giáo án.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 12 - Tiết 35, 36: Chữ người tử tù - Đặng Hoàng Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Đặng Hoàng Diệu Trung tâm GD – TX Bảo Lạc Tuần 12 Ngày soạn: 19/11/2009 Tiết 35, 36: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân- Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HV vắng Ghi chú I. Mục tiêu bài học. Giúp HV: Về kiến thức. Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đối lập với cảnh nhà ngục tăm tối, chật hẹp, qua đó hiểu được quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Về kĩ năng. - Trình bày được một số nét nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân: tình huống truyện độc đáo; tạo dựng cảnh và khắc họa tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ cổ kính, trang trọng; sử dụng bút pháp đối lập tạo hiệu quả nghệ thuật. Về thái độ. - Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa. II. Phương pháp. - Đặt vấn đề, thảo luận, đàm thoại – phát vấn. III. Phương tiện thực hiện. SGK, SGV, SHD (GDTX cấp THPT) Thiết kế giáo án. IV. Tiến trình tổ chức bài học. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. Bài mới. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HV NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Tuân? HV trả lời dựa vào SGK. GV: Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân có điểm gì đáng lưu ý? GV: Trình bày những hiểu biết về truyện ngắn “Chữ người tử tù”? GV diễn giảng. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. a) Cuộc đời. - Nguyễn Tuân (1910 – 1987), trong một gia đình nhà nho cuối mùa. Quê ở HN. - Học hết bậc thành chung, ông tham gia viết văn và làm báo. - CMT8 thành công, Nguyễn Tuân tham gia phục vụ CM và làm tổn thư kí hội nhà văn VN từ 1948 – 1958. - Năm 1996, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. b) Sự nghiệp sáng tác. - Ông là nhà văn, nhà nghệ sĩ lớn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có những đóng góp quan trọng cho thể loại kí và sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. - Tác phẩm chính: SGK 2. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”. - In lần đầu năm 1938 trên tạp chí Tao đàn với nhan đề Dòng chữ cuối cùng, về sau đổi lại thành Chữ người tử tù và in trong Vang bóng một thời (Viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng). - Nhân vật chính là Huấn Cao: một nhà nho tài hoa, một cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang. 3. Nghệ thuật thư pháp. - Nghệ thuật viết chữ Hán (Chữ nho: chữ tượng hình viết theo khối vuông, tròn, nét thanh, nét đậm, nét cứng, nét mềm khác nhau) viết bằng bút lông với mực đen (mực tàu) trên giấy bản, giấy hồng, lụa, vải, gỗ,làm đồ thờ, trang trí, chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. - Nghệ thuật cổ truyền phương Đông. Nét chữ thể hiện tài hoa, tính cách, tâm hồn của người viết. - Có 4 kiểu viết: chân, thảo, triện, lệ. - Nghệ thuật chơi chữ nho, viết chữ nho là thú chơi của các nhà nho mà người đời xưa gọi là Thư pháp. à Thú chơi đài các, thanh tao, lịch sự của những người có văn hóa và khiếu thẩm mĩ, thường diễn ra ở thư phòng sang trọng. GV yêu cầu HV đọc văn bản. GV: Tình huống độc đáo trong truyện “Chữ người tử tù” được thể hiện ở điểm nào trong tác phẩm? GV: Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được thể hiện ở những phương diện nào? (Tìm những chi tiết được thể hiện trong tác phẩm) GV: Tìm những chi tiết minh chứng cho nhân cách cao cả của Huấn Cao? GV: Tại sao Huấn Cao lại vui vẻ nhận lời cho chữ viên quản ngục? Anh (chị) cảm nhận gì về câu nói của Huấn Cao :Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”? GV: Tìm những chi tiết nói về khí phách hiên ngang của Huấn Cao? GV: Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, em có nhận xét gì về quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân? GV: Em có nhận xét gì về nhân vật viên quản ngục? GV: cảnh cho chữ được tác giả đánh giá ntn? Tại sao lại nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? GV: Cùng với việc cho chữ, Huấn Cao còn khuyên quản ngục điều gi? II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Đọc. 2.Tìm hiểu văn bản. a) Tình huống truyện. - Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường: viên quản ngục - người đại diện cho trật tự xã hội, có quyền giam cầm, tra tấn nhưng yêu thư pháp, muốn xin chữ của Huấn Cao; Huấn Cao - một người cầm đầu các cuộc nổi loạn, đang chờ trị tội lại coi thường, khinh bỉ những kẻ ở chốn nhơ nhớp như quản ngục. Hai người, một người tài hoa, một người quý trọng, tôn thờ sự tài hoa. Họ đều có tâm hồn nghệ sĩ nhưng gặp nhau trong tình thế đối nghịch. b) Nhân vật Huấn Cao. - Huấn Cao là người viết chữ đẹp, một nghệ sĩ tài hoa về thư pháp: + Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. + Lời ngợi ca và mong ước cháy bỏng của viên quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”; “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. Chính vì vậy, quản ngục bất chấp sự an nguy của bản thân để biệt đãi Huấn Cao. + Nét chữ, nét người: “nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Þ thấy được sự ngưỡng mộ, kính trọng những bậc tài hoa và trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. - Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng: + Huấn Cao nhận thức về việc cho chữ: “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối” và mới chỉ cho chữ “ba người bạn thân” ®là người trọng nghĩa, coi thường danh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. + Cảm kích trước tấm lòng “Biệt nhỡn liên tài” và sở thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời cho chữ ® chỉ cho những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp. + Lối sống của Huấn Cao: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Þ Huấn Cao là người mang trong mình một thiên lương trong sáng, cao đẹp biết sử dụng tài năng của mình đúng chỗ. - Huấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang, bất khuất: + Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét. + Hành động “dỗ gông” của Huấn Cao và thái độ “không thèm chấp” lời dọa dẫm của tên lính áp giải cho thấy dù bị xiềng xích nhưng ông vẫn tự do về tinh thần. + Khi quản ngục bước chân vào buồng giam thăm hỏi, Huấn Cao không hề quỵ lụy, van xin mà còn tỏ thái độ ngạo mạn: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. + “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình” ® thể hiện một phong thái ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Þ Tuy là một tử tù, nhưng từ lời nói đến hành động của Huấn Cao đều toát lên tư thế ung dung, ngạo nghễ và luôn làm chủ bản thân mình, uy vũ của kẻ thù không thể khuất phục được. * Tiểu kết: Huấn Cao là một người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó ta thấy được quan điểm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: cái đẹp phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp phải đi liền với cái thiện. c) Nhân vật quản ngục. - Say mê, kính trọng tài hoa thư pháp của Huấn Cao (có chữ Huấn Cao treo là có một báu vật,). Quản ngục tuy không phải là nghệ sĩ, nhưng là kẻ liên tài, kính trọng người tài, tôn thờ, say mê cái đẹp. - Vượt lên trên pháp luật, trái lệnh cấp trên, để: + Biệt đãi tử tù: sai người mang rượu, thịt, + Xin chữ tử tù. - Thức tỉnh việc chọn nghề trước lời khuyên của Huấn Cao (khóc, vái, xin bái lĩnh). Þ Quản ngục là con người đáng được ghi nhận, đáng trách nhưng cũng đáng thương. Đó là một “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay”, được Huấn Cao coi là một người có “thiên lương”. Đó cũng là “một tấm lòng trong thiên hạ”, là “cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. d) Cảnh cho chữ. - Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có: + Địa điểm: xưa nay việc cho chữ thường chỉ diễn ra ở nơi thư phòng, còn ở đây nó diễn ra ở giữa nhà tù – nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp. + Tư thế của người cho chữ và người nhận chữ: kẻ có quyền hành (quản ngục) thì không có quyền uy. Uy quyền thuộc về Huấn Cao – kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh sát thi khúm núm, sợ sệt, trong khi kẻ tử tù thì đường bệ, ung dung. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang bị tội phạm “giáo dục”. + Huấn Cao khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh cao để có thể tiếp tục sở nguyện và giữ gìn thiên lương cho lành vững. - Ý nghĩa của việc Huấn Cao cho chữ quản ngục: Giữa chốn ngục tù, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện với cái ác,.Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người. III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Nguyễn Tuân thành công trong việc xây dựng nhân vật Huấn Cao – một người tài hoa, có thiên lương trong sáng và khí phách hiên ngang; đồng thời khắc họa nhân vật quản ngục để bổ sung cho cái đẹp, cái thiên lương của con người. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp và sự bất tử của cái đẹp cùng tấm lòng yêu nước thầm kín. 2. Nghệ thuật. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật dựng cảnh và khắc họa tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ trang trọng, gợi không khí cổ kính. - Nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng – bóng tối, thiên lương – sự mê muội. GV yêu cầu HV làm bài tập trong SGK. IV. Luyện tập. V. Củng cố và dặn dò. - Soạn tiết 37 “Luyện tập thao tác lập luận so sánh”. VI. Rút kinh nghiệm giờ giảng. .... * * * * * * * * * *  - & - œ * * * * * * * * * *

File đính kèm:

  • doctiet 3536(1).doc