I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được mối tình Kim – Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai gái qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng.
- Nắm được nghệ thuật kể, tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật; lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh, không gian nghệ thuật huyền ảo, thần tiên và thời gian khẩn trương, gấp vội.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình và phân tích nhân vật trong thơ trữ tình.
3. Giáo dục: Những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ khi các em đang đứng bên ngưỡng cửa của tình yêu.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Soạn bài
- Đọc sách giáo viên, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo.
- Sách bài tập
2. Học sinh
- Đọc bài
- Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1.Ổn định tổ chức: 1’
2.Các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
-Thời gian: 5- 7 phút
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: kĩ thuật động não.
- Kiểm tra bài cũ: 5 phút – Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích Chí khí anh hùng? Vẻ đẹp và bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải?
Vào bài
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Đọc thêm "Thề Nguyền" - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/04/2014
Người soạn:
Lớp dạy
Ngày dạy
Tuần 31
Tiết:
VĂN BẢN: ĐỌC THÊM
THỀ NGUYỀN
( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được mối tình Kim – Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai gái qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng.
- Nắm được nghệ thuật kể, tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật; lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh, không gian nghệ thuật huyền ảo, thần tiên và thời gian khẩn trương, gấp vội.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình và phân tích nhân vật trong thơ trữ tình.
3. Giáo dục: Những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ khi các em đang đứng bên ngưỡng cửa của tình yêu.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Soạn bài
- Đọc sách giáo viên, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo.
- Sách bài tập
2. Học sinh
- Đọc bài
- Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1.Ổn định tổ chức: 1’
2.Các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
-Thời gian: 5- 7 phút
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: kĩ thuật động não.
- Kiểm tra bài cũ: 5 phút – Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích Chí khí anh hùng? Vẻ đẹp và bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải?
Vào bài
Từ Hải đột ngột xuất hiện trong cuộc đời Kiều nhằm thể hiện ước mơ công lí của Nguyễn Du. Còn Kim Trọng, chàng là người mà Kiều gặp trong buổi chiều thanh minh thơ mộng một cách tình cờ nhưng “tiếng sét ái tình” lập tức đã gắn kết hai trái tim son trẻ “Người quốc sắc, kẻ thiên tài/ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e” Tình yêu ấy sẽ còn theo nàng mãi mãi dù xuống “tuyền đài” vẫn ko thể phai nhạt. Đỉnh cao của mối tình say đắm và thủy chung của Thúy Kiều - Kim Trọng chính là đêm thề nguyền của hai người.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
- Nêu vị trí đoạn trích? Kể vắn tắt các sự kiện trước đó?
Hs phát biểu.
Gv nhận xét, bổ sung.
- 1hs trả lời
- HS khác nhận xét bổ sung.
I.Đọc-hiểu văn bản.
1. Vị trí xuất xứ của đoạn trích
- Thuộc phần: Gặp gỡ và đính ước.
- Từ câu 431- 452/3254 câu.
* Hoạt động 2: Tri giác, phân tích.
- Thời gian: 23’ - 25
-Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
-Kĩ thuật: Động não.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
H: Theo em đoạn trích này nên đọc với giọng như thế nào?
H: Đoạn trích này được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
H: Mở đầu đoạn trích tác giả Nguyễn Du đã miêu tả hành động của ai?
H: Hành động đó được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về hành động đó của nhân vật?
H: Điều gì đã thôi thúc Kiều hành động như vậy?
Từ hình ảnh Kiều “xăm”, ND cho chúng ta biết Kiều là cô gái như thế nào?
Gv chốt: Kiều là người nhạy cảm, đa cảm khóc thương cho Đạm Tiên, lo sợ cho số phận của mình. Chính vì vậy Kiều vượt lên trên định kiến và chủ động đi tìm tình yêu.
Câu hỏi: nhà nho - nhà yêu nước Phan Chu Trinh đã từng cho rằng hành động trên của Kiều là hành động không đoan chính. Em có ®ồng ý với ý kiến của nhà nho hay không? Vì sao?
Gv nhận xét, bổ sung.
GV bình và chốt.
Nếu như Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là câu chuyện tình yêu đơn thuần thì Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật người phụ nữ tuyệt vời ý thức, ý thức được bản thân, tình yêu. Thoát ra khỏi lễ giáo phong kiến chủ động đÕn víi tình yêu của mình. Ông ca ngợi một tình yêu trong sáng, tự nguyện, mãnh liệt. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo s©u s¾c, míi mÎ trong thơ ông mà trước NguyÔn Du chưa tõng cã trong v¨n häc d©n téc.
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn: 5’. Trình bày kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
1. Không gian, thời gian của buổi thề nguyền được tác giả miêu tả qua những chi tiết và hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về không gian và thời gian đó?
2.Kim Trọng và Kiều đã có những lời nói, hành động và cử chỉ như thế nào? T×m chi tiÕt? Nhận xét?
3. Trong không gian đó em thấy tâm trạng của các nhân vật như thế nào?
GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hs phát biểu.
- Suy nghĩ trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe, ghi bài
- Bộc lộ suy nghĩ
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
2. Tìm hiểu chung.
a. Đọc.
b. Tìm bố cục: 2 phần
- 14 dòng thơ đầu: Kiều đến nhà Kim trọng ( Kiều đến với tình yêu)
- 8 dòng thơ cuối: Cảnh thề nguyền giữa Kiều và Kim.
3. Tìm hiểu chi tiết
a. Kiều đến nhà Kim trọng.
- Vội " tính từ.
- Xăm xăm, băng " động từ.
" sự khẩn trương, vội vã.
" hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính Thúy Kiều.
" thời gian nghệ thuật: gấp, vội, khẩn trương.
- Nguyên nhân:
+ Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng, hành động táo bạo của nàng như vội vã tranh đua với thời gian.
+ Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.
+ Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, không vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại.
=> Là người chủ động đi tìm tình yêu và cũng là người ý thức được sự mong manh của tình yêu, hạnh phúc.
b. Lời thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng.
Không gian, thời gian
Hành động, cử chỉ
Lời nói
Tâm trạng
Chi tiết, hình ảnh
- Vườn khuya
- Nhặt thưa gương giọi
- Ngọn đèn hắt hiu
- Vừng trăng
+ Vội vàng làm lễ rước vào...
+ Đài sen nối sáp- thắp thêm nến
+ Lò đào thêm hương-đốt thêm trầm hương.
+ Tóc mây một món dao vàng chia đôi
+ Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương
+ Tiên thề cùng thảo một chương.
+ Đinh đinh hai miệng một lời song song
+ Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương
- Dở chiều như tỉnh dở chiều như mơ
- Bâng khuâng..
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng
Nhận xét
=> Lời thề nguyền diễn ra tại nhà Kim Trọng và ban đêm. Một không gian vừa thơ mộng huyền ảo, thần tiên, vừa trang nghiêm, thiêng liêng. Đêm thÒ nguyền diễn ra một cách nhanh chóng
=> Hành động nhanh chóng, vội vã, dứt khoát. Dường như cả hai đang chạy đua với thời gian với duyên phận
=> Hai trái tim cùng chung một nhịp đập,cïng chung một lời nói – cïng chung mét tÊm lßng. Hä tù nguyÖn gắn kết, gắn bã và tự nguyện dành cho nhau những tình cảm trong sáng
=> Cả hai đều ngỡ ngàng, cứ ngỡ trong mơ. Bâng khuâng nửa tỉnh, nửa mơ, khó tin là sù thực
H: Từ các câu hỏi thảo luận trên em hãy nhẫn xét về tình cảm của hai nhân vật Kiều và Kim?
G/V nhận xét, bổ sung, chốt.
Vượt qua lễ giáo phong kiến khắt khe, bảo thủ Nguyễn Du đã xây dựng một mối tình Kim- Kiều tự nguyện trong sáng, chung thủy và son sắt Hơn nữa thiên tài Nguyễn Du còn là bậc thầy của việc dùng từ ngữ dân tộc, dân gian. Ông đã viết lên những lời hay ý đẹp bằng ngôn ngữ dân tộc. Chính ông đã chứng minh được sự giàu có của Tiếng Việt...
H: Cuộc thề nguyền của hai người không có con người xã hội chứng giám, chỉ có một ngọn nến, một vầng trăng xa xôi chứng giám, điều đó còn gợi trong ta những suy ngẫm gì?
- Hs suy nghĩ trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS bộc lộ suy nghĩ
=> Hai nhân vật đến với nhau một cách tự nguyện, họ dành cho nhau tình cảm sâu sắc. Gắn kết, gắn bó. Hai trái tim cùng chúng một nhịp đập, cùng chung một tiếng nói.
“ Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” một tình yêu chung thủy, sắt son, khắc cốt ghi tâm. §ã còng lµ mét t×nh yªu ch©n thµnh, trong s¸ng, kh«ng vụ lợi, ch©n thành.
=> Cuộc thề nguyền của Kiều và Kim Trọng không có con người xã hội chứng giám mà chỉ có vừng trăng, ngọn đèn chứng giám. Trăng, đèn là những hình ảnh đẹp nhưng lại hết sức cô đơn Dường như NguyÔn Du đã dự cảm vÒ sự chẳng lành, một sự tan vỡ Và quả thật khi Kim Trọng trở về nhà gia đình Kiều đã xảy ra biến cố
* Hoạt động 3: Củng cố, bộc lộ kết quả nhận thức.
- Thời gian: 10’
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Tia chớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
H: Tổng kết lại nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
GV nhận xét, bổ sung, chốt.
Thúy Kiều quan niệm tình yêu là tình cảm thủy chung và thiêng liêng. Thủy chung: bởi nàng đã tự nguyện gán bó, dành cho Kim Trọng tình cảm say đắm, mãnh liệt, chủ động và rất đỗi trong sáng. Nàng sẽ giữ mãi tình cảm ấy dù khi “thịt nát xương mòn ”. Thiêng liêng bởi nó là lời thề với người yêu, trước trời đất, không thể đổi thay. Bởi thế khi buộc phải phụ lời thề nguyền, nàng đau xót, tiếc thương khôn tả. Hành động trao duyên, trả nghĩa với chàng Kim cũng chỉ làm dịu đi phần nào nỗi đau, mất mát không gì bù đắp nổi của nàng.
*Bài tập liên hệ: Từ câu chuyện tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng, là những người trẻ tuổi, trẻ lòng đang đứng trước ngưỡng cửa của tình yêu em có suy nghĩ gì ?
- Suy nghĩ trả lời
-HS khác nhận xét bổ sung.
- Hs làm bài tập
Lắng nghe.
- Bộc lộ suy nghĩ của bản thân.
II. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Hình ảnh ước lệ, hoa mĩ, sang trọng dùng nhiều điển tích
- Không gian nghệ thuật thiên nhiên hư ảo, thời gian gấp gấp khẩn trương
- Ngôn ngữ đậm chất dân gian.
2. Nội dung.
- Cảnh thề nguyÒn diễn ra rất chóng vánh nhưng rất trang nghiêm. Qua đó hiểu được cách ứng xử với tình yêu của người xưa.
- Tình yêu chung thủy, son sắt của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
- Thái độ ca ngợi tình yêu và quan niệm mới mẻ về tình yêu của Nguyễn Du.
III. Luyện tập.
* Bài tập: Liên hệ với trích đoạn Trao duyên để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm tình yêu của Thúy Kiều?
- Sự nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Thúy Kiều: tình yêu- tình cảm thủy chung và thiêng liêng.
+ Thủy chung: trước sau như một...
+ Thiêng liêng: tình yêu gắn liền chữ “tình” và “nghĩa”, là lời nguyện thề trước trời đất.
"Nàng đau xót tột cùng khi phải trao duyên.
"Trao duyên là việc làm trả nghĩa với Kim Trọng, dịu di phần nào nỗi đau, mất mát không gì bù đắp nổi của nàng.
*Bài tập liên hệ:
* Hoạt động 4: Dặn dò - 2’
- Học thuộc lòng đoạn trích, nắm chắc kiến thức về mặt nội dung và nghệ thuật.
- Soạn bài: Văn bản văn học.
Kiến Thụy, ngày tháng năm 2014
Gi¸o viªn híng dÉn kÝ duyệt
File đính kèm:
- the nguyen.doc