Giáo án Ngữ Văn Khối 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập

I-YÊU CẦU

 Giúp HS

 -Nhận biết hai thành phần biệt lập : tình thái, cảm thán.

 -Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

 -Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán

II-LÊN LỚP

 1/Ổn định:

 2/Bài cũ:

 -Khởi ngữ là gì? Hãy nêu đặc điểm của khởi ngữ.

 -Làm bài tập số 2 SGK

 3/Bài mới

 

doc1 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I-YÊU CẦU Giúp HS -Nhận biết hai thành phần biệt lập : tình thái, cảm thán. -Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu. -Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán II-LÊN LỚP 1/Ổn định: 2/Bài cũ: -Khởi ngữ là gì? Hãy nêu đặc điểm của khởi ngữ. -Làm bài tập số 2 SGK 3/Bài mới -Gọi HS đọc các ví dụ a, b . Chú ý các từ in đậm và trả lời các câu hỏi. H:Các từ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?(Chắc: thể hiện độ tin cậy cao; Có lẽ: độ tin cậy thấp H:Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự vật của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?(Không có gì thay đổi) ->Phần tình thái H:Từ tìm hiểu trên, em nhận xét xem phần tình thái có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự vật của câu không? Vì sao em nhận định như vậy? -Gọi HS đọc các ví dụ ở phần II và trả lời các câu hỏi H:Các từ ngữ in đậm trong câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? H:Nhờ vào những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?(Phần câu tiếp theo sau những tiếng này) H:Các từ ngữ in đậm này dùng để làm gì?(Giãi bày nỗi lòng của mình) ->Thành phần cảm thán I-THÀNH PHẦN TÌNH THÁI Ví dụ: a/Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. ->Chắc: thể hiện độ tin cậy cao b/Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi. ->Có lẽ: thể hiện độ tin cậy không cao =>Thành phần tình thái. nói – Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. II-THÀNH PHẦN CẢM THÁN Ví dụ: a/Ồ, sao mà độ ấy vui thế. b/Trời ơi, chỉ còn có năm phút! ->Ồ, trời ơi: giãi bày nỗi lòng (cảm xúc) của người nói – Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. =>Thành phần cảm thán *GHI NHỚ: SGK/18 III-LUYỆN TẬP 1/Tìm thành phần tình thái và thành phần cảm thán. a/có lẽ b/Chao ôi ->Cảm thán d/chả nhẽ c/hình như 2/Xếp những từ theo trình tự tăng dần mức độ tin cậy. Dường như /hình như / có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn 4/Củng cố: Thế nào là thành phần tình thái, thành phần cảm thán? 5/Dặn dò: -Học thuộc bài -Chuẩn bị:Thành phần biệt lập (tt)

File đính kèm:

  • docTV.doc