Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 8 và 9 - Nguyễn Hương Giang

* H: Đọc ngữ liệu sgk trang 92,93

(?) Xác định phần MB, TB, KB và nêu nội dung của mỗi phần?

- MB: từ đầu -> “la liệt trên bàn”: Kể và tả lại quang cảnh vui chung của buổi sinh nhật

- TB: Tiếp -> “không nói”: kể về món quà độc đáo

- KB:-> Còn lại: Cảm nghĩ về món quà của bạn

(?) Truyện kể về việc gì? (Sự việc chính) Ai là người kể chuyện? (Ngôi thứ mấy?)

- Sự việc chính: diễn biến của buổi sinh nhật và câu chuyện liên quan đến món quà sinh nhật.

- Ngôi kể: thứ nhất : tôi (Trang), tự kể.

 

 

(?) Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?

- Thời gian : vào buổi sáng

- Không gian: trong nhà Trang

- Hoàn cảnh: ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng

(?)Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Sự việc xoay quanh nhân vật nào? Tình cảm của mỗi nhân vật?

- Sự việc xoay quanh Trang ( nhân vật chính)

- Các nhân vật khác: Trinh, Thanh, các bạn

- Tính cách:

+ Trang : hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột

+ Trinh : kín đáo, đằm thắm, chân thành

+ Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 8 và 9 - Nguyễn Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đọc và quan sát phần tiếp theo -> hết ( 2 đoạn cuối) ?) “ Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy”. Đó là dòng cảm xúc của tác giả ở đoạn này. Tại sao tác giả lại xúc động như vậy? -> Tgiả bồi hồi nhớ về K/n xưa..với bạn bè và thầy giáo Đuy Sen. ?) Trong ký ức tuổi thơ của người kể chuyện, h/a lũ trẻ hồn nhiên nghịch ngợm được phác hoạ thông qua chi tiết nào? -> “ Chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim, reo hò, huýt sáo, ầm ĩ chạy lên đồi... chúng tôi đi chân đất, công kênh nhau bám vào những mấu mắt và cành cây trèo lên cao, cao mãi... ?) Em nhận xét gì về bọn trẻ và những trò chơi của chúng? -> Bọn trẻ như những chú chim non ngây thơ ngộ nghĩnh và nghịch ngợm chơi đùa không biết chán, không biết mệt dưới gốc và trên cành 2 cây phong. ?) Bên bọn trẻ, H/a 2 cây phong được miêu tả qua chi tiết nào? Tgiả sử dụng biện pháp NT gì để miêu tả? tác dụng của biện pháp NT ấy? -> BPNT nhân hoá. “2 cây phong...lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền...” -> H/a 2 cây phong gắn bó thân thiết như những người bạn thân tình “chào mời, chờ đợi” lũ trẻ, dù chúng có nghịch ngợm: trèo, bấu víu, reo hòcây phong vẫn bao dung độ lượng, che chở và dịu dàng với bọn trẻ. ?) Nếu nói rằng: Quả đồi có 2 cây Phong là nơi hội tụ niềm vui của trẻ thơ có đúng không? H: Tự bộc lộ ?) Khi bọn trẻ đã trèo lên ngọn cây cao nhất (ở độ cao ngang tầm cánh chim bay) điều gì thu hút người kể chuyện và bọn trẻ khiến chúng ngạc nhiên ngây ngất? Từ trên cành phong, lũ trẻ đã nhìn thấy gì? ý nghĩa của những hình ảnh đó? ...từ những cành cao ngất ngang tầm cánh chim bay bỗng như có phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi 1 thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng..”. H: theo dõi tiếp đoạn 2 ?) Theo em “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng..” hiện ra trong con mắt trẻ thơ là gì? - “Đất rộng bao la .Chuồng ngựa của nông trang trở nên bé nhỏ.ở đó bọn trẻ nhìn thấy tận nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên hoang vu, xa thẳm bao nhiêu vùng đất mà chúng tôi chưa từng biết đến, thấy con sông chưa từng nghe nóiNhững dòng sông lấp lánh tận chân trờilắng nghetiếng gió, tiếng lá cây , tiếng thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm” Thảo luận ?) Có thể nói: “Quê hương của người kể chuyện hiện ra như 1 bức tranh TN mênh mông, quyến rũ và đầy bí ẩn”. Tại sao có thể nói như vậy? -> Đó là bức tranh thiên nhiên có bề rộng chiều sâu của dải thảo nguyên hoang vu thăm thẳm và dòng sông xa tận chân trời..Một bức tranh có màu sắc huyền ảo đẹp như thơ, một bức tranh với những âm thanh sống động-> tất cả tạo nên 1 bức tranh TN đầy quyến rũ,bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất con sông chưa từng biết đến ?) Nếu nói rằng: “2 cây phong không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Kuku rêu hướng tới chân trời xa xôi, tươi sáng”. Theo em điều đó đúng hay sai? => Nhờ có 2 cây Phong cao lớn vững vàng nâng đỡ các em nhỏ có thể mở rộng tầm mắt: nhìn thấy cả một bức tranh rộng lớn, tới cả vùng đất mà các em chưa từng biết đến, con sông chưa từng nghe nói, khiến các em suy nghĩ mơ mộng đến những nơi xa xôi tận cùng thế giớisau bầu trời này..biết bao nhiêu điều bí ẩn cần được khám phá, được nảy sinh trong suy nghĩ của các em bé đang sống ở vùng xa xôi hẻo lánh *GV: Cây phong đã mở rộng tầm mắt, làm sáng lên tâm hồn tuổi thơ, nâng cánh ước mơ cho lũ trẻ bay tới những chân trời xa tươi sáng với tâm hồn và trí tuệ mênh mông... ?) Thuở ấy chỉ có 1 điều cuối cùng mà tác giả chưa hề nghĩ đến đó là gì? - Ai đã là người trồng 2 cây phong - Không biết vì sao người ta gọi là trường Đuy sen * Đây chính là những dòng văn dẫn vào câu chuyện kể về những con người kì diệu của quê hương trong đó có thầy Đuy sen... *GV: Phần đông trong chúng ta, ai cũng lưu giữ trong tâm hồn mình hình ảnh tuyệt đẹp về một người thầy... ?) Thầy Đuy sen hiện lên trong văn bản là một người như thế nào? - Thầy đã đem 2 cây phong về trồng cùng bé Antưnai - Gửi gắm ở 2 cây phong ước mơ, hi vọng: những đứa trẻ nghèo khổ, thất học sẽ được mở mang kiến thức ->thành người có ích ?) Hai cây phong có ý nghĩa gì trong tình thầy trò Đuy sen - Antưnai? - Là nhân chứng của tình cảm thầy trò... *GV: Thầy Đuy sen đã khai tâm, khai sáng, đốt cháy ngọn lửa nhiệt tình và khát vọng được đi học của trẻ thơ => Đuy sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy. ?) Qua đây em hiểu thêm gì về nhân vật “tôi”? - Nhân vật “tôi” nhân hậu, luôn nhớ đến những người đi trước, yêu quê hương tha thiết nồng nàn ?) Trong mạch kể chuyện của nhân vật “tôi”, 2 cây phong có ý nghĩa như thế nào? Vì sao? - Là nơi hội tụ những ký ức tuổi thơ, những kỷ niệm xa xưa của tuổi học trò-> Khơi nguồn cảm hứng cho người kể. -> Gắn tình yêu quê hương, kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc. - Là nơi người kể chuyện được nhìn thấy “ tgiới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, là nơi nâng cánh ước mơ cho những em bé khám phá vũ trụ bao la và thế giới. - Là nơi ghi dấu nhân chứng của một câu chuyện cảm động về tình thầy trò -> Gắn tình yêu quê hương, kỉ niệm về người thầy sâu sắc. I. giới thiệu chung: 1. Tác giả: 2. Tác Phẩm: II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc- Chỳ thớch: 2.Kết cấu-Bố cục : 3. Phân tích văn bản 3.1. 3.2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ * Hai cây Phong: Có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân vật tôi. ...như những ngọn hải đăng đặt trên núi . -> H/a so sánh. -> Thể hiện niềm tự hào kiêu hãnh của tôi và dân làng về 2 cây Phong. -> Thấu hiểu 2 cây Phong với suy nghĩ - tình cảm đặc biệt. BP nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh so sánh -> hình ảnh 2 cây Phong sống động : vừa dịu dàng thân thương, vừa dẻo dai, dũng mãnh. -> là biểu tượng của quê hương, luôn gắn với TY quê tha thiết. * Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu K/n của những lần phá tổ chim. -> Bọn trẻ như những chú chim non ngây thơ ngộ nghĩnh và nghịch ngợm -> Tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thuộc như người thân. -> BPNT nhân hoá: 2 cây phong gắn bó thân thiết như những người bạn thân tình -> Hai cây Phong: Là nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ. 3.3. Hai cây phong và thầy Đuy sen - Hai cây phong là nhân chứng cho 1 câu chuyện cảm động về tình cảm thầy trò 4. Tổng kết a: Nội dung: Từ việc ca ngợi vẻ đẹp của 2 cây phong, tác giả khẳng định tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với quê hương yêu dấu và sự trân trọng trước tình thầy trò cao đẹp b: Nghệ thuật: Ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, biểu cảm, cách dùng ngôi kể linh hoạt, nghệ thuật nhân hoá, so sánh làm câu chuyện thêm sống động c. Ghi nhớ : sgk (101) 4. Củng cố: GV hệ thống hoá kiến thức của bài 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng đoạn văn “Trong làng tôi... rừng rực” (97) - Học bài phân tích - Chuẩn bị :Ôn tập truyện kí Việt Nam (Kẻ bảng ôn tập) E. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 9 –Tiết35,36 Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp miêu tả A. Mục đích đề kiểm tra: - Kiến thức: - Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để viết một văn bản hoàn chỉnh thuộc kiểu tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm -Hiểu bố cục , các cách triển khai đoạn, dựng đoạn có biểu cảm, miêu tả - Kỹ năng : - Rèn luyện các khả năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm - Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo B. Hình thức kiểm tra 1.thời gian:90phút 2.Hình thức:Tự luận C.Biên soạn câu hỏi I. Đề bài: Hãy kể về một lần em mắc lỗi khiến thầy cô giáo buồn lòng II.Biểu điểm-Đáp án Yêu cầu về nội dung: 1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về một lần mắc lỗi(1,5đ) 2. Thân bài : Giới thiệu lí do, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện(7đ) + Diễn ra vào lúc nào? ở đâu? Có gì đặc biệt + Cảm xúc, suy nghĩ của em sau sự việc ấy 3. Kết bài : Cảm nghĩ của em về lỗi lầm em đã gây ra.(1,5đ) Yêu cầu về hình thức - Điểm 9, 10: Trình bày đúng thể loại, nội dung phong phú, sâu sắc, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả - Điểm 7, 8: Trình bày như trên nhưng nội dung còn chưa sâu sắc lắm, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, sai ít chính tả về câu từ - Điểm 5, 6: Viết đúng thể loại song nội dung sơ sài, còn mắc 5, 6 lỗi chính tả, đôi chỗ trình bày chưa cân đối - Điểm 3, 4: Chưa vận dụng đúng kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả - Điểm 1, 2: ý thức viết bài kém, không nắm được lý thuyết III. Thu bài - Nhận xét D. Hướng dẫn về nhà (2’)- Ôn tập lại kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả + biểu cảm E. Rút kinh nghiệm: Về kiến thức:......................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................. Về kỹ năng vận dụng : ................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Cách trình bày, diễn đạt :................................................................................................................. ................................................................................................................................................................ Duyệt tuần 9 Ngày ....thỏng...năm 2013 Nguyễn Thị Xuyến

File đính kèm:

  • docvan 8giang(1).doc