Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tiết 100, Bài 25: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Lương Thị Thương

GV treo bảng phụ đoạn văn a

HS đọc và quan sát đoạn văn

5 Xác định câu chủ đề nêu luận điểm ở đoạn văn a và vị trí của nó trong đoạn văn?

5 Vậy đó là kiểu đoạn văn gì?

5 Phân tích trình tự lập luận của đoạn

văn?

¢ - Trình tự lập luận

+ Vốn là kinh đô cũ.

+ Vị trí trung tâm trời đất

+ Thế đất quý hiếm: Rồng cuộn hổ ngời

+ Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi

+ Nơi thắng địa.

+ Kết luận: Xứng đáng là kinh đô muôn đời

5 Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận ở đoạn văn?

¢ Luận cứ đưa ra rất toàn diện đầy đủ

- Lập luận rất mạch lạc, chặt chẽ đầy sức thuyết phục.

GV treo đoạn văn b. Trả lời câu hỏi tương tự như đối với đoạn văn a.

5 Xác định câu chủ đề nêu luận điểm ở đoạn văn b và vị trí của nó trong đoạn văn?

5 Luận điểm của đoạn văn?

¢ Luận điểm: Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta ngày nay.

5 Vậy đó là kiểu đoạn văn gì?

5 Phân tích trình tự lập luận của đoạn văn?

¢ Trình tự lập luận : Theo lứa tuổi, theo không gian vùng, miền, theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được giao.

à Cách lập luận thật toàn diện, đầy đủ, khái quát, cụ thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tiết 100, Bài 25: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Lương Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM Bài: 25 - Tiết: 100 Tuần dạy: 26 Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp 1.2 Kỹ năng: - Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. - Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. - Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội. 1.3 Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Nội dung học tập: - Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. - Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. - Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. - Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Giấy A4, A0, nam châm, que chỉ. 3.2 Học sinh: Bảng nhóm. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Vào bài. GV giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận Mục tiêu: Kiến thức: + Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. + Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp Kĩ năng: + Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. + Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, tái hiện, đặt vấn đề. Phương tiện dạy học: giấy A4, A0 Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV treo bảng phụ đoạn văn a HS đọc và quan sát đoạn văn 5 Xác định câu chủ đề nêu luận điểm ở đoạn văn a và vị trí của nó trong đoạn văn? 5 Vậy đó là kiểu đoạn văn gì? 5 Phân tích trình tự lập luận của đoạn văn? ¢ - Trình tự lập luận + Vốn là kinh đô cũ. + Vị trí trung tâm trời đất + Thế đất quý hiếm: Rồng cuộn hổ ngời + Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi + Nơi thắng địa. + Kết luận: Xứng đáng là kinh đô muôn đời 5 Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận ở đoạn văn? ¢ Luận cứ đưa ra rất toàn diện đầy đủ - Lập luận rất mạch lạc, chặt chẽ đầy sức thuyết phục. GV treo đoạn văn b. Trả lời câu hỏi tương tự như đối với đoạn văn a. 5 Xác định câu chủ đề nêu luận điểm ở đoạn văn b và vị trí của nó trong đoạn văn? 5 Luận điểm của đoạn văn? ¢ Luận điểm: Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta ngày nay. 5 Vậy đó là kiểu đoạn văn gì? 5 Phân tích trình tự lập luận của đoạn văn? ¢ Trình tự lập luận : Theo lứa tuổi, theo không gian vùng, miền, theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được giao. à Cách lập luận thật toàn diện, đầy đủ, khái quát, cụ thể. 5Qua phân tích ví dụ ta cần chú ý điều gì khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận? GV treo bảng phụ có chứa đoạn văn. HS đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi. 5 Xác định luận điểm của đoạn văn? ¢ Nội dung luận điểm diễn đạt gọn lại là: Biện chứng giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế thể hiện rõ qua việc chúng mua chó. 5 Câu chủ đề nằm ở vị trí nào? 5 Từ đó xác định kiểu của đoạn văn trên? 5 Phân tích cách lập luận trong đoạn văn trên? 5 Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn như thế nào ? 5 Những cụm từ: Chuyên chó, giọng chó, rước chó, chất chó đểu xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì? à Cách trình bày đoạn văn nghị luận, nghĩa là lập luận cần phải trong sáng hấp dẫn, có thể dùng hình ảnh, sắp xếp luận cứ lôgíc đến mức không thể đảo đổi. Như vậy luận điểm sẽ càng vững chắc, thuyết phục. I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 1. Đoạn văn a : - Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối cùng: “Thật là chốn muôn đời” à Quy nạp. Đoạn văn b : - Câu chủ đề nêu luận điểm là câu đầu đoạn: Đồng bào ta ngày trước. à Diễn dịch. 2. - Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Cho thằng nhà giàu giai cấp nó ra. à Đây là đoạn văn quy nạp - Cách lập luận theo lối tương phản : Đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó (chị Dậu) à Tác dụng chứng minh, làm rõ luận điểm : Bất chấp chó má của giai cấp địa chủ - Nếu sắp xếp ngược lại thì sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt, lỏng lẻo hơn. à Không đổi, đảo tuỳ tiện vì cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ. - Mục đích : Làm cho đoạn văn xoáy vào luận điểm, vào vấn đề, vừa làm cho bản chất chó, bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khái quát và kinh bỉ của người phê bình ô Ghi nhớ: - Nội dung của luận điểm trong đoạn văn nghị luận được thể hiện rõ ràng, chính xác, ngắn gọn trong câu chủ đề. - Các luận cứ đầy đủ, cần thiết phải được sắp xếp và tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm; lời văn diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục. - Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đoạn văn diễn dịch); có khi câu chủ đề đặt ở vị trí cuối cùng (đoạn văn quy nạp). Hoạt động 2: : Luyện tập. Mục tiêu: Kiến thức: + Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. + Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. Kĩ năng: + Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. + Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. + Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội. Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: tái hiện, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, thực hành theo mẫu. Phương tiện dạy học: giấy A4, A0 Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HS làm bài tập 1 HS đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bài tập 3 : Nhóm 1,3,5: Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm a. Nhóm 2,4,6 : Luận điểm b. III. Luyện tập: Bài tập 1 : a. Có hai cách diễn đạt : - Cách 1: Tránh lối viết dài dòng làm người xem khó hiểu - Cách 2: Cần viết gọn, dễ hiểu. b. Cách 1: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ Cách 2: Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng. Bài tập 2: - Câu chủ đề : Tôi thấy tinh lắm (câu đầu của đoạn) - Luận điểm : Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế - Nhận xét : Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, càng sâu, cao, càng tinh tế dần. Nhờ vậy mà người đọc càng thấy hứng thú tăng dần khi đọc phê bình thơ của Hoài Thanh Bài tập 3: - Luận cứ 1: Mục đích của văn giải thích, viết ra để người đọc hiểu rõ hơn một vấn đề một luận điểm nào đó - Luận cứ 2: Giải thích càng khó hiểu thì viết càng xa mục đích đã đề ra, người đọc cũng như chẳng thấy lối ra - Luận cứ 3: Giải thíc càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ hiểu, dễ nhớ dễ làm theo - Luận cứ 4 : Văn giải thích nhất thiết phải viết cho dễ hiểu - Luận cứ 5: Nghĩa là viết ngắn gọn, giải thích rõ ràng, cụ thể, kèm theo ví dụ, chứng minh b. - Học vẹt và học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ. - Học vẹt rất chóng quên, khó có thể tận dụng thành công những điều đã học trong thực tế. - Học vẹt mất thời gian, chẳng đem lại hiệu quả thiết thực. - Học còn làm cừu mòn năng lực tư duy, suy nghĩ - Bởi vậy không nên theo cách học vẹt, mà học phải trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề. Bài tập 4 : Gợi ý : Để triển khai cho luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài, cần có các luận cứ sau: - Làm bài tập chính là thực hành bài học lý thuyết, làm cho kiến thức lý thuyết được nhận thức sâu hơn, bản chất hơn - Làm bài tập làm cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn - Làm bài tập và rèn luyện các kỷ năng tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh - Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1 Tổng kết: GV nhắc lại phần ghi nhớ. - Nội dung của luận điểm trong đoạn văn nghị luận được thể hiện rõ ràng, chính xác, ngắn gọn trong câu chủ đề. - Các luận cứ đầy đủ, cần thiết phải được sắp xếp và tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm; lời văn diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục. - Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đoạn văn diễn dịch); có khi câu chủ đề đặt ở vị trí cuối cùng (đoạn văn quy nạp). 5.2. Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết học này: + Tìm một số đoạn văn trình bày theo phương pháp diễn dịch, quy nạp để làm mẫu phân tích. + Tìm cách chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp hoặc ngược lại. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Xây dựng đoạn văn và trình bày luận điểm ”. Soạn, trả lời kĩ các câu hỏi SGK.

File đính kèm:

  • docVIET DOAN VAN TRINH BAY LUAN DIEM.doc