A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là .
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là .
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo củacâu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
3.Thái độ
- Có ý thức đặt câu trần thuật đơn có từ là.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: chuẩn bị trước bài.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 5’)
? Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1' )
Trong khi nói và viết, chúng ta vẫn sử dụng câu trần thuật đơn có từ là . Vậy câu trần thuật đơn có từ là có đặc điểm gì? Có những kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.
* Hoạt động 3: Bài mới (37' )
38 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 30, 31 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hiện. tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật.
-> Câu tồn tại.
2. Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 Xác định chủ ngữ, vị ngữ, kiểu câu.
a . - Bóng tre/ trùm lên
-> Câu miêu tả.
- Dưới bóng tre, thấp thoáng mái chùa cổ kính.
-> Câu tồn tại.
b. - Bên hàng xóm tôi, có cái hang
-> Câu tồn tại.
c. - Măng trồi lên nhọn hoắt.
- > Câu miêu tả.
- Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
-> Câu tồn tại.
2. Bài tập 2. Viết đoạn văn
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’).
- Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là và các kiểu cấu tạo của nó.
- Làm bài tập 2, 3.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn miêu tả.
Ngày soạn : 24/3/2014
Ngày dạy: 24→4/4/2014
Tiết 119: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự ; văn tả cảnh và văn tả người.
- Yêu cầu và bố cục của một bài văn miêu tả.
2.Kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.
- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
3.Thái độ
- Có ý thức ôn tập văn miêu tả
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Ôn tập văn miêu tả
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( Lồng trong bài)
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1' )
* Hoạt động 3: Bài mới (42' )
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt.
? Thế nào là văn miêu tả
? Văn miêu tả khác văn tự sự như thế nào?
GV: Trong văn miêu tả có: Tả cảnh, tả người.
? So sánh tả cảnh và tả người?
GV: Khái quát lại các vấn đề học sinh vừa trả lời nêu yêu cầu của tiết học.
? Để làm văn miêu tả cần phải làm như thế nào?
? Bài văn miêu tả có bố cục mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
? Khi làm văn miêu tả cần rèn luyện những kỹ năng nào?
? Điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
? Theo em hình ảnh nào đã đẹp nhất, thú vị nhất? Vì sao?
GV: Hướng dẫn học sinh: Trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà lên bảng trình bày dàn ý.
? Phần mở bài cần trình bày những gì? Thân bài? Kết bài?
GV: Cho học sinh quan sát dàn ý của bạn, nhận xét, tự sửa, bổ sung cho mình.
? Với đề bài trên, em sẽ chọn hình ảnh? Chi tiết nào? Miêu tả theo trình tự nào?
? Tìm đoạn văn tự sự và đoạn văn miêu tả trong bài "Bài học đường đời đầu tiên và buổi học cuối cùng".
GV khái quát.
? Muốn làm tốt văn miêu tả cần chú ý những gì?
I. Lí thuyết
1. Khái niệm
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc , con người, phong cảnh làm cho chúng như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
2. Phân biệt văn miêu tả với văn tự sự.
- Tự sự là trình bày 1 chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác cuối cùng là 1 kết thúc có hậu.
- Miêu tả: Giúp người đọc hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của 1 sự vật, sự việc, con người.
3. Các loại văn miêu tả
+ Tả cảnh.
+ Tả người.
- Giống: Đều là miêu tả.
- Khác: Đối tượng miêu tả.
4. Các bước làm văn miêu tả:
- Xác định đối tượng cần tả.
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
- Trình bày kết quả quan sát được theo một trình tự hợp lí.
5. Bố cục của bài văn miêu tả.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả.
- Thân bài: Tả chi tiết đối tượng (cảnh hoặc người hoặc cảnh và người).
- Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.
* Các kỹ năng cần có khi làm văn miêu tả.
- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, lựa chọn.... trình bày các hình ảnh đó theo 1 trình tự nhất định.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Đoạn văn tả cảnh mặt trời lên trên biển.
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh đặc sắc thể hiện được sức sống và linh hồn của tạo vật.
- Có những liên tưởng so sánh độc đáo, mới lạ.
- Có vốn ngôn ngữ giàu có, diễn tả cảnh vật sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người tả với đối tượng được tả.
-> Có thể: Hình ảnh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng...
2. Bài 2:Lập dàn ý cho đề bài tả cảnh đầm sen trong mùa hoa nở.
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đầm sen.
b. Thân bài: Chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, miêu tả theo trình tự:
- Tả từ xa: Đầm sen rộng, hẹp?
+ Mầu sắc như thế nào? (Lá, cành, hoa màu ra sao)?
- Tả gần: Tả chi tiết 1 bông sen...
- Tả cảm giác khi bơi trên thuyền đầm sen....
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về đầm sentrong mùa hoa nở.
3. Bài 3:
Miêu tả em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói.
- Trình tự: Hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói.
+ Dáng người bụ bẫm, tóc vàng hoe nhưng đôi mắt thì đen láy.
+ Bé đang chập chững tập đi 2 chân bấm xuống, hai tay dang ra để giữ thăng bằng.
+ Có lúc ngã uỵch, bé được mẹ và mọi người động viên, bé lại dũng cảm đứng dậy tập đi.
4. Bài 4:
a. Bài học đường đời đầu tiên:
- Miêu tả: "Buổi tối ăn uống điều độ.... vuốt râu".
- Tự sự: "Bỗng thấy... trêu chị Cốc"
b. Buổi học cuối cùng.
- Miêu tả: "Chờ đến lúc ấy... trang sách".
- Tự sự: "Buổi sáng hôm ấy... đồng nội".
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’).
- Nhớ được các bước làm một bài văn miêu tả.
- Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả.
- Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả.
- Chuẩn bị bài viết số 7.
Ngày soạn : 24/3/2014
Ngày dạy:24→4/4/2014
Tiết 120: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
- Lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
- Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ .
2.Kĩ năng:
- Phát hiện ra lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ , thiếu vị ngữ .
- Sửa được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ , thiếu vị ngữ .
3.Thái độ
- Có ý thức nói viết câu đúng.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, nội dung lên lớp.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
? Đặt một câu tồn tại.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1' )
Trong khi viết văn đôi khi các em thấy các cô giáo phê: Câu viết sai ngữ pháp, thiếu thành phần. Những lỗi thông thường về ngữ pháp mà các em thường mắc phải là gì? Cách chữa chúng ra sao? Và để giúp các em có ý thức nói và viết câu đúng, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 3: Bài mới (37' )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt.
GV treo bảng phụ, hướng dẫn học sinh ví dụ.
? Tìm chủ ngữ, vị ngữ ở mỗi câu trên.
GV: Câu (a) không xác định được chủ ngữ -> đó là câu thiếu chủ ngữ . Vậy cách chữa loại câu trên như thế nào? Em thử chữa lại cho thành câu đúng.
? Bạn đã chữa ví dụ trên bằng cách nào?
? Ngoài ra ai còn có cách chữa khác?
GV: Như vậy có mấy cách chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ? Là những cách nào?
- Các em cần chú ý để tránh viết sai kiểu câu trên.
? Đọc VD?
? Trong 4 ví dụ, ví dụ nào đúng, ví dụ nào sai? Sai vì sao?
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các ví dụ a, d.
GV: Giải thích thêm.
(b): Mới chỉ là cụm danh từ, danh từ trung tâm là "hình ảnh"
(c): Mới có cụm từ :"Bạn Lan" và phần giải thích cho cụm từ ấy.
? Hãy chữa lại phần chưa thành câu để trở thành câu hoàn chỉnh?
? Nhận xét cách sửa của bạn chữa bằng cách nào?
? Ngoài ra còn có cách chữa nào khác?
? Câu trên đã được chữa bằng cách nào?
GV: Ngoài ra người ta còn có thể.
Hoặc: Biến phần đã cho thành 1 bộ phận của câu.
VD: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
? Yêu cầu của bài tập 1 là gì?
? Đặt câu hỏi để kiểm tra câu có thiếu CN, VN không.
? CN, VN thường trả lời cho những câu hỏi nào?
Tương tự như trên học sinh tự làm phần b, c.
? Bài tập 2 nêu yêu cầu gì?
? Câu nào viết sai? Vì sao?
Yêu cầu: Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
GV hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm chủ ngữ rồi trả lời?
? Ai học hát?
? Cái gì đua nhau nở rộ?
- Đọc ví dụ.
-Thực hiện theo yêu cầu.
- Chữa câu sai.
- Nêu ý kiến.
- Nhận xét.
- Khái quát, nhận xét.
- Đọc
- Phát hiện
- Xác định
- Chữa lỗi
- Nhận xét.
- Trả lời
-Phát hiện
- Nêu yêu cầu.
- Nhắc lại kiến thức.
- Đọc bài tập 2.
- Nhận xét, chữa câu viết sai.
- Đọc bài tập 3.
- Đặt câu hỏi
I. Câu thiếu chủ ngữ.
a. Không tìm được chủ ngữ (không biết ai cho thấy).
b. Qua truyện, em /thấy Dế Mèn biết phục thiện.
* Cách chữa:
1. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", tác giả cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Thêm chủ ngữ.
2. Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ (Bằng cách bỏ từ "qua" ).
3. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" em thấy Dế Mèn biết phục thiện .
- Biến vị ngữ thành cụm chủ ngữ (bằng cách thay cho thấy bằng em thấy).
II. Câu thiếu vị ngữ.
- Ví dụ a, d: Đúng vì đầy đủ thành phần.
- Ví dụ b, c: Sai vì thiếu vị ngữ.
a. Thánh Gióng/ cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng.
d. Bạn Lan /là người học giỏi nhất lớp 6A.
b. - Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt... vào quân thù đã để lại trong em niềm kính phục.
-> Thêm vị ngữ.
- Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
-> Biến cụm danh từ đã cho thành 1 bộ phận của cụm C - V.
c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
- Thêm 1 cụm từ làm Vị ngữ.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1/119.Đặt câu hỏi cho chủ ngữ và vị ngữ.
- Tìm CN:
Ai không làm gì nữa?
Bác Tai, Cô Mắt, Cậu Chân...
- Tìm VN:
? Từ hôm đó Bác Tai, Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay như thế nào?
Không làm gì nữa.
2 Bài tập2/130.Phát hiện câu viết sai
- Câu a, d viết đúng vì câu đủ thành phần CN - VN.
- Câu (b): Thiếu chủ ngữ.
-> Chữa: Bỏ từ "Với".
=> Kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều.
- Câu (c): Thiếu vị ngữ.
-> Chữa: Biến cụm danh từ thành 1 bộ phận của cụm C- V.
=> Những câu truyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
3. Bài tập 3/130.Điền chủ ngữ thích hợp
a. (Lớp 6A) bắt đầu học hát.
b. (Chim) hót líu lo.
c. (Hoa) đua nhau nở rộ.
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’).
- Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7.
File đính kèm:
- NGU VAN TUAN 3031 LOP 6 NAM 20132014.doc