? Em hãy cho biết cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo được miêu tả ntn trong đoạn cuối của bài văn? Em có nhận xét gì về cảnh lao động đó?
- Hstl-Gvkl:
Cảnh được miêu tả tập trung tại một địa điểm là cái giếng ở ria đảo, rồi mở rộng ra đến cảnh biển ra khơi và những người dân gánh nước xuống thuyền. Cảnh lao động, sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa thanh bình.
? Vì sao nói cảnh ấy rất bình dị mà thể hiện được không khí thanh bình và lao động khẩn trương ở đảo?
- Hstl-Gvkl:
Cơn bão vừa đi qua nhưng cuộc sống ở đây hầu như không bị xáo trộn. Những con người lao động vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường với tư thế người chủ của hòn đảo thân yêu. Họ vui vẻ khẩn trương chuẩn bị cho những chuyến ra khơi.
? Để miêu tả cảnh đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Hstl-Gvkl:
Sử dụng hình ảnh so sánh, tạo nên cảm nhận tinh tế.
? Cuộc sống và cảnh lao động ở đây ntn? Hãy nêu nhận xét của em?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Hđ3: Thực hiện phần tổng kết
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk/91.
Hđ5: Hướng dẫn tự học
- Gv yêu cầu hs viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc trên biển
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 27 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/91.
Hđ5: Hướng dẫn tự học
- Gv yêu cầu hs viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc trên biển
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
2. Tác phẩm: SGK
a. Xuất xứ: sgk
b. Thể loại: Thơ tự do.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, tìm từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục:
b. PTBĐ:
c. Phân tích.
c1/ Vẻ đẹp Cô Tô sau trận bão:
- Một ngày trong trẻo sáng sủa
- Bầu trời trong sáng.
- Cây xanh mướt.
- Nước biển lam biếc, đậm đà
- Cát vàng giòn
.
" Từ chỉ màu sắc và ánh sáng
⇒ Cô Tô sau trận bão có vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ và tinh khôi
c2/ Cảnh mặt trời mọc trên biển:
- Chân trời góc bể sạch.
- Mặt trời tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn...
" So sánh
=> Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, tráng lệ, rực rỡ.
c3/ Hình ảnh người lao động
- Giếng nước ngọt ngào vui như một cái bến
- Có nhiều người đến và gánh nước
- Khẩn trương chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt cá.
" Sử dụng hình ảnh so sánh.
-> Cảnh lao động rộn ràng, khẩn trương nhưng cuộc sống thật giản dị, thanh bình và hạnh phúc
3/ Tổng kết:
a. Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh so sánh mới lạ, từ ngữ giàu tính sáng tạo.
b. Nội dung: Ý nghĩa văn bản: Bài văn cho thấy vẽ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu mến của một vùng đất của tổ quốc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Về học bài , nhớ được hình ảnh và những chi tiết tiêu biểu
- Về ôn lại kiến thức TLV để chuẩn bị viết bài văn số 6
E. RÚT KINH NGHIỆM ....
....
********************************************************************************
Tuần : 27 Ngày soạn: 28/02/2014
Tiết PPCT: 103 Ngày dạy: 08/03/2014
HOÁN DỤ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ
- Hiểu được tác dụng của hoán dụ
- Biết vận dụng kiến thức hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ
- Tác dụng của phép hoán dụ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt
- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong khi nói và viết
3. Thái độ:
- Sử dụng phép hoán dụ đúng nơi, đúng chỗ.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp .
2. Bài cũ : ? Hình ảnh Lượm được tác giả miêu tả như thế nào? Em hãy phân tích 5 khổ thơ đầu của bài thơ ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Em hãy cho biết các từ in đậm trong ví dụ chỉ về ai?
- Hs thảo luận, trả lời
- Gvkl và ghi bảng:
? Theo em giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn , thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ ntn?
- Hstl-Gvkl:
Áo nâu, áo xanh dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó.
Nông thôn, thị thành dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
? Vậy theo em thế nào là hoán dụ? cho ví dụ?
- Gv gợi ý cho hs trả lời theo ghi nhớ sgk/82.
Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các kiểu hoán dụ.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk.
? Em hiểu các từ in đậm trong ví dụ ntn?
- Hs thảo luận, trả lời
- Gvkl và ghi bảng:
? Em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ?
- Hstl-Gvkl:
Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: Gv hướng dẫn hs tìm và chỉ ra các kiểu hoán dụ trong bài tập
- Hs thực hiện- Gvkl và ghi bảng:
Bài tập 2: Gv hướng dẫn hs so sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ để chỉ ra các nét giống và khác nhau.
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Bài tập 3: Chính tả nhớ- viết
- Gv cho hs nhớ lại đoạn thơ đêm nay bác không ngủ để viết lại
Hđ3: Hướng dẫn tự học
- GV: Dặn học sinh về học bài
- Hs thực hiện yêu cầu ở nhà
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Hoán dụ là gì:
* Ví dụ: SGK
Áo nâu- người nông dân
Áo xanh- người công nhân
Nông thôn- người sống ở nông thôn
Thị thành- người sống ở thành phố
" Có nét gần gũi với nhau
⇒ Hoán dụ.
* Ghi nhớ: sgk/82.
2/ Các kiểu hoán dụ
* Ví dụ: Sgk
a, Bàn tay- người lao động: Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể
b, Một, ba- số lượng chỉ số ít, số nhiều: Lấy cái cụ thể để chỉ cái trìu tượng
c, Đổ máu: Lấy dấu hiệu để chỉ sự vật
d, Trái đất- nhân loại: Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng
⇒ Có bốn kiểu hoán dụ
* Ghi nhớ: sgk/83.
II/ LUYỆN TẬP:
Bài tập1: Tìm và chỉ ra các kiểu hoán dụ.
- Làng xóm- người nông dân:
" Vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
- Mười năm- thời gian trước mắt
Trăm năm- thời gian lâu dài
" Cái cụ thể và cái trừu tượng
- Áo chàm- người việt bắc
" Dấu hiệu sự vật và sự vật
Bài tập 2: So sánh ẩn dụ và hoán dụ
+ Giống nhau: đều gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
+ Khác nhau:
+Ẩn dụ:
- Dựa vào quan hệ tương đồng
- Hình thức
- Cách thức
- Phẩm chất
- Chuyển đổi cảm giác
+ Hoán dụ:
- Dựa vào nét tương cận
- lấY bộ phận chỉ toàn thể
- Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật.
- Lấy cái cụ thể chỉ cái trìu tượng.
Bài tập 3: Chính tả nhớ- viết
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài cũ:
- Nhớ được khái niệm hoán dụ
- Chuẩn bị bài tập làm thơ bốn chữ.
* Bài mới: Chuẩn bị sáng tác hoặc sưu tầm những bài thơ năm chữ
E. RÚT KINH NGHIỆM ....
...
Tuần : 27 Ngày soạn: 28/02/2014
Tiết PPCT: 104 Ngày dạy: 08/03/2014
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được đặc điểm thơ 4 chữ
- Nhận diện được thể thơ này khi đọc và học thơ ca
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Một số đặc điểm của thể thơ 4 chữ
- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ 4 chữ nói riêng
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được thể thơ 4 chữ khi đọc và học thơ ca
- Xác định được cách gieo vần trong baì thơ thuộc thể thơ 4 chữ
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ 4 chữ vào việc tập làm thơ 4 chữ
3. Thái độ:
- Tập làm thơ 4 chữ.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp .
2. Bài cũ : ? Thế nào là hoán dụ? Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Tiết học này các em hãy đọc những bài thơ 5 chữ mà các em sưu tầm được ở nhà. Và cô sẽ hướng dẫn các em cách làm bài văn tả người chuẩn bị cho 2 tiết kiểm tra tới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hđ1: Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs ở nhà
Hđ2: Gv hướng dẫn cho hs tìm hiểu thơ bốn chữ
- Gv gọi hs đọc đoạn thơ trong sgk và bài thơ lượm của tố hữu.
? Em có nhận xét gì về đoạn thơ và bài thơ đó?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Hđ3: Thi làm thơ bốn chữ
I/ Đặc điểm của thơ bốn chữ
- Số chữ: Bốn chữ/ câu
- Khổ: Thường chia thành khổ hoặc không
- Số câu: Không hạn chế
- Vần: Vần lưng, vần chân, vần cách, vần liền hoặc vần hỗn hợp.
- Ngắt nhịp: 2/2
II/ Thi làm thơ bốn chữ
1. Thi tìm thơ bốn chữ
2. Hoạ theo thơ bốn chữ.
3. Làm thơ với vần nối tiếp.
4. Đọc và bình thơ
III. Hướng dẫn tự học
- Hs họcbài và chuẩn bị bài Cô Tô
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. ĐỀ BÀI
Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,).
Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
- Lúc em ốm.
- Khi em mắc lỗi.
- Khi em làm được một việc tốt.
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
Đề 4*: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình.
II. GỢI Ý DÀN BÀI
Đề 1:
A. Mở bài.
- Giới thiệu về người mà mình sẽ tả (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,).
B. Thân bài.
- Tả chi tiết chân dung của người đó.
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Nước da
.
- Có thể tả lại người đó trong một hoạt động nào đó mà em thích.
C. Kết bài.
- Em thích nhất đặc điểm gì ở người đó?
- Tình cảm của em với người đó thế nào?
Đề 2: Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:
A. Mở bài.
- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,).
- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.
B. Thân bài.
- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Dáng điệu
+ Lời nói
+ Hành động
- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,).
C. Kết bài.
- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.
- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.
Đề 3:
A. Mở bài.
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
B. Thân bài.
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,).
+ Tư thế ngồi.
- Miêu tả lại hành động của ông lão (chú ý đôi tay).
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
C. Kết bài.
- Hính ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,).
Đề 4:
A. Mở bài.
- Giới thiệu cho người đọc biết, em đã được chứng kiến cảnh người lực sĩ đang cử tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay xem trên vô tuyến, trên phim ảnh, báo chí, sách vở,).
B. Thân bài.
- Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.
+ Khuôn mặt ra sao?
+ Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,).
+ Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp của người lực sĩ.
- Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.
+ Động tác chuẩn bị như thế nào?
+ Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?
+ Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?
C. Kết bài.
- Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em sự thích thú và thán phục như thế nào?
- Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.
E. RÚT KINH NGHIỆM .
.
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 27.doc