I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn khi sử dụng nhân hóa trong nói và viết.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn khi sử dụng nhân hóa trong nói và viết.
III. CHUẨN BỊ.
1- Thầy:
+ Chuẩn kiến thức - kĩ năng.
+ SGV- SGK.
+ Bảng phụ, phiếu học tập.
2- Trò:
+ Đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
BƯỚC I.Ổn định tổ chức (0,5’):
BƯỚC II.Kiểm tra bài cũ (5,5’):
H: Thế nào là so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Mỗi kiểu so sánh cho một ví dụ?
BƯỚC III.Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới.
* Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
- Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS trước khi học bài mới.
- Thời gian dự kiến: 1 phút.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật áp dụng: Động não.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tiết 95: Nhân hóa - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hồng Tươi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 -Tiết 95:
NHÂN HÓA
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn khi sử dụng nhân hóa trong nói và viết.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn khi sử dụng nhân hóa trong nói và viết.
III. CHUẨN BỊ.
1- Thầy:
+ Chuẩn kiến thức - kĩ năng.
+ SGV- SGK.
+ Bảng phụ, phiếu học tập.
2- Trò:
+ Đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
BƯỚC I.Ổn định tổ chức (0,5’):
BƯỚC II..Kiểm tra bài cũ (5,5’):
H: Thế nào là so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Mỗi kiểu so sánh cho một ví dụ?
BƯỚC III..Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới.
* Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
- Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS trước khi học bài mới.
- Thời gian dự kiến: 1 phút.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật áp dụng: Động não.
THẦY
TRÒ
GHI CHÚ
Khi đọc truyện viết cho thiếu nhi, các em hay gặp những kiểu diễn đạt như: Chị Cốc, anh Dế Mèn, cô Mắt, lão Miệng...Cách diễn đạt như vậy có tác dụng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
- Lắng nghe, hướng sự chú ý...
- Phương pháp thuyết trình.
* Hoạt động 2 + 3 + 4: Tri giác, phân tích, khái quát, đánh giá.
- Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức mới của bài học.
- Thời gian dự kiến: 15 phút.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật áp dụng: Động não, tia chớp.
THẦY.
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC,
KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV gọi HS đọc ví dụ.
H: Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong 3’: So sánh cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?
H: Em hiểu thế nào là nhân hóa?
GV gọi Hs đọc ghi nhớ ở SGK.
GV gọi HS đọc ví dụ phần II?
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong 4’:
1. Trong các ví dụ đó, những sự vật nào được nhân hóa? Sự vật được nhân hóa bằng cách nào?
2. Có mấy kiểu nhân hóa? Đó là những kiểu nhân hóa nào?
3? Cho biết tác dụng của phép nhân hóa?
GV gọi Hs đọc ghi nhớ ở SGK.
- Đọc.
- Suy nghĩ, trả lời:
- Dựa vào sự phân tích, trả lời...
- Đọc.
- Đọc.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày:
+ Có 3 kiểu nhân hóa
+ Tác dụng của phép nhân hóa: làm cho lời thơ, lời văn có tính biểu cảm cao.
- Đọc.
I. Nhân hóa là gì.
1. Ví dụ:
Phép nhân hóa:
+ Ông trời ...
+ Mía: múa gươm.
+ Kiến : hành quân.
- Cách miêu tả sự vật hiện tượng hay hơn ở chỗ:
+ Dùng từ gọi người để gọi ông trời ( Ông trời).
+ Dùng động từ, tính từ diễn tả hành động, tính cách của người để diễn tả hành động, trạng thái của sự vật...
2. Ghi nhớ:
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối , đồ vật...trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
* Ghi nhớ : SGK.
II. Các kiểu nhân hóa:
1. Ví dụ:
+ các sự vật được nhân hóa :
a. Lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: dùng từ để gọi người gọi cho bộ phận cơ thể.
b. Tre chống lại, xung phong, giữ: dùng từ chỉ hành động, tính cách của người để gọi cho cây tre.
c. Trâu ơi: Trò chuyện, tâm sự với con vật.
2. Ghi nhớ:
* Có 3 kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
* Tác dụng của phép nhân hóa: làm cho lời thơ, lời văn có tính biểu cảm cao.
* Ghi nhớ : SGK.
- Thời gian dự kiến: 15 phút.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật áp dụng: Động não, tia chớp.
* Hoạt động 5: Vận dụng.
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những kiến thức vừa học vào những tình huống giao tiếp cụ thể.
- Thời gian dự kiến: 22 phút.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
- Kĩ thuật áp dụng: Động não, ttia chớp, trình bày trong 1’.
THẦY.
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC
KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và bài tập 2?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong 5’ để hoàn thành bài tập vào VLT.
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 3?
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 4?
GV gọi HS đọc và trình bày cá nhân yêu cầu của bài tập 5?
- Đọc.
- Thảo luận, đại diện nhóm trình bày:
- Suy nghĩ, trình bày:
- Suy nghĩ, trình bày:
- Đọc- lớp nhận xét.
III. Luyện tập.
1- Bài tập 1+2: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau? So sánh cách diễn đạt đoạn văn bài 1 với đoạn văn bài 2?
+ Đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn => Làm cho sự vật gần gũi, có tâm trạng, hành động như con người khiến quang cảnh bến cảng sống động, làm nổi bật cảnh bận rộn, nhộn nhịp của các phương tiện có trên bến cảng.
+ Đoạn văn bài 1 xử dụng nhiều phép nhân hóa nhờ vậy mà làm nổi bật cảnh bận rộn, nhộn nhịp của các phương tiện có trên bến cảng.
2- Bài tập 3: So sánh hai cách viết có gì khác nhau
+ Cách 1:Dùng nhân hóa nên có tính biểu cảm cao.
+ Cách 2: Diễn đạt bình thường, dùng trong văn thuyết minh.
3- Bài tập 4: Xác định các phép nhân hóa và tác dụng của các phép nhân hóa đó?
a.Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
b. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
c.Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất bộ phận của vật.
5- Bài tập 5: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả hàng cây phượng trường em, trong đó có dùng phép nhân hóa.
- Thời gian thực hiện 22 phút.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
- Kĩ thuật áp dụng: Động não, tia chớp, trình bày trong 1’.
BƯỚC IV- Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà ( 1’).
- Hoàn thành các bài tập ở VLT, học thuộc phần ghi nhớ ở SGK.
- Lấy ví dụ các câu thơ có sử dụng nhân hóa, phân tích tác dụng.
- Chuẩn bị tiết 96: Phương pháp tả người: Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an van 6(1).doc