Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 25 và 26 - Bản đẹp 2 cột - Phan Thị Bích Thủy

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh hiểu nói cũng là một thứ hành động.

- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.

- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.

- Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói.

- Luyện tập thực hiện hành động nói.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: bảng phụ ghi bảng sử dụng trong mục I.1.

- Học sinh: soạn bài, trả lời các câu hỏi.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ :(5')

? Hành động nói là gì.

? Những kiểu hành động nói thường gặp ? Giải bài tập tiết 95.

III. Tiến trình bài giảng:

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 25 và 26 - Bản đẹp 2 cột - Phan Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh; Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền''. (Hoài Thanh) Câu 1: câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? A. Cả một xã hội chạy theo tiền. B. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. C. sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông D. Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Câu 2: đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 3: đoạn văn trên trình bày luận điểm gì ? A. Xã hội trong ''Truyện Kiều'' là một xã hội vô nhân đạo. B. Xã hội trong ''Truyện Kiều'' là một xã hội bất công. C. Xã hội trong ''Truyện Kiều'' là một xã hội chạy theo đồng tiền. D. Xã hội trong ''Truyện Kiều'' là một xã hội vùi dập nhân tài. Câu 4: cách hiểu dưới đây về câu chủ đề là đúng hay sai ? 1. Câu chủ đề trong đoạn văn là lời nhận xét, đánh giá của tác giả về các hiện tượng được nêu lên ở các luận cứ. A. Đúng B. Sai 2. Câu chủ đề của đoạn văn có quan hệ nhân quả với các hiện tượng được nêu lên ở các luận cứ trong đó, các hiện tượng được nêu ở các luận cứ là nguyên nhân, còn câu chủ đề là kết quả. A. Đúng B. Sai Phần II: tự luận: viết một đoạn văn ngắn về một vấn đề mà em yêu thích có luận điểm nằm trong câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn. (Ví dụ: học sinh cần phải học tập chăm chỉ hơn) III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. ? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? ? Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác. - Giáo viên sơ kết sau khi học sinh thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận. * Hệ thống luận điểm chưa khoa học, chính xác. ? Nhận xét về sự sắp xếp các luận điểm của bạn đó. * Sắp xếp chưa hợp lí. ? Theo em thì phải điều chỉnh sắp xếp lại như thế nào cho bố cục rành mạch, hợp lí và chặt chẽ. - Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu. - Gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn sắp xếp, thêm, bớt, điều chỉnh hệ thống luận điểm của bài văn (bằng máy chiếu để học sinh đối chiếu) ? Hãy nhắc lại những điểm cần chú ý khi trình bày luận điểm. ? Ta nên chuyển đoạn và giới thiệu như thế nào cho chính xác và hấp dẫn. ? Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm 2a trong bài đều chính xác không ? Vì sao. ? Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác nhau không. ? Em có thể nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm nào khác không. ? Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm được rành mach, chặt chẽ. ? Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng 1 (?) giống câu kết đoạn trong ''Hịch tướng sĩ'': ''Lúc bấy giờ ... ?'' theo em nên viết như thế nào. ? Ngoài cách đó em có thể kết đoạn bằng cách nào nữa. ? Có thể đổi đoạn văn diễn dịch thành qui nạp và ngược lại không. - Gọi học sinh trình bày bài đã chuẩn bị - Gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá rút kinh nghiệm. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm (8') a. Ví dụ - Học sinh đọc đề bài trong SGK tr82 - Học sinh đọc hệ thống luận điểm tr83 bài tập 1. b. Nhận xét: - Cần phải chăm học hơn. -Học sinh thảo luận, báo cáo kết quả. - Có chỗ còn chưa chính xác và chưa hợp lí trong hệ thống luận điểm ấy (dù người làm bài tỏ ra có ý thức học tập cách bố cục của bài ''Hịch tướng sĩ'' để vận dụng vào bài viết của mình) + Luận điểm (a) có nội dung không phù hợp với vấn đề (lao động tốt) + Thiếu những luận điểm cần thiết khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ: đất nước rất cần những người tài giỏi, phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài, ... - Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm (b) làm cho bài thiếu mạch lạc; luận điểm (d) không lên đứng trước luận điểm (e) ...) * Sắp xếp: học sinh dựa vào bài đã chuẩn bị để báo cáo: 1 2. Trình bày luận điểm (18') a. Giới thiệu luận điểm - Học sinh nhắc lại cách trình bày luận điểm ở bài trước (SGK tr81) - Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng ''do đó''. - Có thể thích câu 1 vì đơn giản, đễ làm theo hoặc câu 3 vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết. - Học sinh bộc lộ. b. Sắp xếp luận cứ để trình bày luận điểm rành mạch, chặt chẽ. Học sinh thảo luận. - Sắp xếp như SGK là hợp lí vì các luận cứ làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn. - Bài nghị luận có kết bài, đoạn nghị luận cũng phải có kết đoạn nhưng không thể đòi hỏi mọi đoạn văn đều phải có hoặc không có kết đoạn làm văn khó và đơn điệu. + Học sinh tự viết kết đoạn hợp lí theo nhiều cách khác nhau nhưng phải dạt được yêu cầu. - Học sinh khác nhận xét. d. Chuyển đoạn văn diễn dịch thành qui nạp và ngược lại - Thay đổi vị trí câu chủ đề, sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn trong bài không bị mất đi. 3. Trình bày luận điểm đã chuẩn bị. - Học sinh trình bày. - Học sinh khác nhận xét. IV. Củng cố:(2') ? Nhắc lại những yêu cầu khi trình bày luận điểm. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Xem lại các bài tập đã làm kể trên. - Đọc bài đọc thêm trong SGK tr84 - Làm bài tập 4 SGK tr84; chuẩn bị viết bài só 6 văn nghị luận. Tuần 26 - Tiết 103,104 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn viết bài tập làm văn số 6 văn nghị luận A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em. - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: tham khảo các đề bài trong SGK. - Học sinh:xem lại cách làm bài văn nghị luận: chứng minh, giải thích (Ngữ văn 7) C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. :(') III. V/iết bài: 1. Đề bài: Dựa vào các bài ''Chiếu dời đô'' và ''Hịch tướng sĩ'', hãy chứng minh rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. 2. Dàn ý và biểu điểm: * Dàn ý: a) Mở bài: Nguyễn Trãi đã từng viết: ''Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có''. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, qua bao thăng trầm của lịch sử, nước ta đã có bao những vị anh hùng, những vị vua anh minh và có cả tàn bạo, trong số những vị minh quân, những anh hùng thời đại ta không thể không nhắc tới những vị như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, bởi họ là những vị lãnh đạo anh minh, luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. (hoặc mở bài bằng phương pháp đặt câu hỏi) b) Thân bài: - Tại sao họ được lưu danh thiên cổ ? Phải chăng họ là những người xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay còn vì lí do gì khiến họ thu phục nhân tâm đến như vậy ? Hai tác phẩm ... được nhân dân ta biết đến bởi người viết đã xuất phát từ lòng yêu thương con người. - ''Chiếu dời đô'': Lí Công Uẩn biên soạn để thể hiện tư tưởng muốn rời kinh đô. + Việc dời đô là vất vả, to lớn, tốn kém, rắc rối; nếu muốn sống yên thân thì vua không làm như vậy. Nhưng kinh đô ở nơi trung tâm trời đất, thế mạnh, binh hùng không sợ ngoại xâm, dân sẽ được hưởng thái bình vua đã không quản ngại viết ''Thiên đô chiếu'' + Ông đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể để thuyết phục lòng người: như nhà Thương, nhà Chu; 2 triều Đinh, Lê không theo dấu cũ nên triều đại không được lâu bền. Bằng nhãn quan tinh tường, Lí Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô để dân được cuộc sống yên ổn, thái bình thương dân, lo cho dân, văn bản là bài ca yêu nước. Lí Công Uẩn là người nhìn xa trông rộng. + Lời lẽ kết hợp hài hoà giữa lí và tình: sức thuyết phục qua dẫn chứng cụ thể, tình được thể hiện ở việc không tự quyết định mà hỏi han, bộc lộ nỗi lòng ''trẫm rất đau xót về việc đó'', ''Trẫm muốn dựa .. nghĩ thế nào ?'' Lí Công Uẩn thấu tình, đạt lí, yêu dân như con. - Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: + Là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc và sức thuyết phục. + Văn bản thể hiện lòng căm thù giặc tột cùng, khơi dậy sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên kiên quyết, mạnh mẽ, không chụ lùi bước trước kẻ thù. + Quan tâm, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã kể tội của giặc để khích lệ lòng căm thù giặc. + P2 , động viên tinh thần luyện tập đánh giặc, nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc. + Kết hợp chặt chẽ lí và tình: tấm lòng của vị chủ soái khi căm thù giặc, khi chăm lo cơ sở vật chất và tinh thần cho binh sĩ, vẽ ra 2 viễn cảnh khi nước mất nhà tan và khi ca khúc khải hoàn chiến thắng minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ. * 2 triều đại, 2 trái tim lúc nào cũng hướng về tương lai tốt đẹp của nhân dân, trong thâm tâm họ lúc nào cũng nghĩ đến việc làm sao cho dân giàu nước mạnh; chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của muôn dân được đặt lên hàng đầu. c) Kết bài: - Tuy 2 tác phẩm được viết trong 2 thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng; chăm lo ... đó chính là yếu tố quan trọng nhất để 2 tác phẩm sống mãi với thời gian. ''Chiếu dời đô'' và ;;Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho 2 tấm lòng cao cả, lớn lao của 2 vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân với nước. * Biểu điểm: - Điểm giỏi: học sinh hiểu đề, nắm được 2 bài văn, diễn đạt tốt, viết đúng thể loại. - Điểm khá: hiểu đề, nắm được 2/3 ý chính trong 2 bài văn, diễn đạt khá, đôi chỗ còn lủng củng, sai một số lỗi chính tả (3-5 lỗi) - Điểm TB: nắm được 1/2 ý 2 bài văn; diễn đạt có chỗ vụng về, viết theo thể loạ nghị luận, sai từ 6 - 10 lỗi chính tả. - Điểm yếu: văn viết lủng củng, chưa đúng đặc trưng thể loại, sai quá nhiều lỗi chính tả, không nắm chắc 2 bài văn. IV. Thu bài, rút kinh nghiệm ý thức làm bài: V. Hướng dẫn về nhà:(') - Tiếp tục ôn tập văn nghị luận. - Xem lại các văn bản đã học, phục vụ cho nghị luận văn học. - Xem trước bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

File đính kèm:

  • docVan 8(25,26).doc