Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24

1. MỤC TIÊU:

a) Kiến thức: Giúp HS nắm vững cốt truyện các nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy giáo Hamen, tác giả đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc; tiếp tục tích hợp với phần miêu tả TV ở phép so sánh với phân môn TLV cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngoại hình ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích nhân vật qua ngoại hình, hành động.

c) Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ, tinh thần, ý thức ham học hỏi.

2. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, tư liệu. Chân dung An-Phông -xơ Đô-Đê, SGV, SGK, bảng phụ.

- HS : Chuẩn bị bài ở nhà vào vở bài tập, vở, vở bài tập, SGK.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát được theo một thứ tự.( từ gần à xa, từ khái quát à cụ thể) ? Khi tả cảnh sân trường em tả theo trình tự nào? A – Thứ tự thời gian. B – Thứ tự không gian. C – không theo một thứ tự nào. D – Theo cảm nhận của người viết. 2. Nêu bố cục của bài văn tả cảnh (5đ) a. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh được tả. Thân bài: Tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. c. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh được tả. ? Chi tiết nào không cần thiết khi đưa vào dàn ý tả một cây hoa trong dịp Tết đến, xuân về? A – Giới thiệu cây hoa mà em định tả. Cây hoa đó được em quan sát ở đâu? B – Lần lượt tả vẻ đẹp của cây hoa theo trình tự quan sát ở nhiều góc nhìn và thời điểm khác nhau. C – Giải thích kĩ càng về nguồn gốc loài cây đó.(x) D - Nêu nhận xét và suy nghĩ về vẻ đẹp của cây hoa, cái hay của thú trồng và chơi hoa. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên, loài vật chúng ta còn gặp trong sách, báo, trong thực tế không ít đoạn văn bài vằn tả người. Nhưng làm thế nào tả người cho đúng, cần có những kỹ năng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người: Đ GV treo BP mục I/59-60 (đoạn 1,2) đọc đoạn 3 SGK - HS đọc kỹ 3 đoạn Từng bước giải quyết lần lượt các caâu hòi cho mỗi đoạn ® Cho HS thảo luận, trao đổi với một hai bạn bên cạnh - HS phát biểu ý kiến. ® GV thống nhất, tổng kết lại, ? Mỗi đoạn văn nhằm tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? Đ Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư. Đặc điểm: Có thân thể vạm vỡ cường tráng, có thái độ kiên quyết và dũng cảm khi vượt thác. Đặc điểm thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quát hàm banh ra, cặp mắt nẩy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Đoạn 2: Miêu tả Cai Tứ, người đàn ông gian hùng. Đặc điểm: Người gầy nhỏ, khuôn mặt toát ra như một vẻ xảo trá không ngay thẳng và hợm hỉnh. Đặc điểm thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh : thấp, gầy, má hóp lại, mặt vuông,cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng, mũi gồ dòm xuống, bộ ria mép như cố giấu giếm, đậy đệm cái mồm toe toét tối ôm như cửa hang, mấy chiếc răng vàng hợm của. Đoạn 3: Tả hai nhân vật: Quắm đen và ông Cản Ngũ. Đó là hai đô vật tranh tài cao thấp trong một keo vật. * Quắm Đen có đặc điểm: trẻ trung nhanh nhẹn, có những thế đánh khá hóc hiểm, muốn mau chóng đánh bại đối thủ nên đã dốc hết sức ra để vật nhưng vẫn thua. Đặc điểm thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh: Lăn xả vào, đánh ráo riết, dùng sức lực đương trai lấn lướt, hạ nana, những thế đánh lắt léo, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoát biến, thoát hoá khôn lường, như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản ngũ ôm lấy một bên ông bốc lên, loay hoay gò lưng lại, mồ hôi nhễ nhại bị đánh bại một cách nhục nhã qua chừng. * Cản Ngũ có đặc điểm: đã cao tuổi chậm chạp nhưng có nhiều kinh nghiệm đấu vật và đặc biệt là có một sức mạnh tiềm ẩn mà nhìn bề ngoài không thể nhìn thấy. Đặc điểm thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh: lờ đờ, chậm chạp, dường như ông lúng túng dang tay, xoay xoay chống đỡ, bước hụt, mất đà chúi xuống, đứng như cây trồng giữa xới, cái chân tựa bằng cây cột sắt chứ không phải chân người nữa, đứng nghiêng mình, thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng. ? Trong 3 đoạn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Đ Đoạn 2: Tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Cai tứ à dùng ít động từ, nhiều tính từ. Đoạn 1,3: Tập trung miêu tả người gắn với công việc à dùng nhiều động từ, ít tính từ. ? Hãy cho biết yêu cầu lựa chọn các chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn khác nhau như thế nào? 8 Khắc họa chân dung nhân vật: Cần tập trung miêu tả đặc điểm nổi bật của khuôn mặt (bên cạnh đó có thể tả thêm vài nét về thân thể dáng người) Tả người gắn với công việc: Tập trung tả các hành động của nhân vật và thái độ thể hiện trong công việc. ? Các đoạn tả theo thứ tự nào? 8 Đoạn 1: tả theo trình tự các hoạt động vượt thác của dượng Hương Thư. (thời gian, không gian) Đoạn 2: Tả hình dáng, tuổi, khuôn mặt, lông mày, mắt, mũi, râu, miệng, răng...của Cai Tứ. (không gian) Đoạn 3: Tả theo trình tự hoạt động của hai đấu sĩ. (thời gian, không gian) ? Đoạn thứ 3 có 3 phần, em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Đ Ở phần: + Mở đầu: “Đầu . Aàm ầm” giới thiệu cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu. (Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật) + Thân bài: “Tiếp theo bụng vậy” miêu tả chi tiết keo vật . Đoạn này có thể chia thành 3 đoạn nhỏ. Quăn Đen tấn công ông Cản Ngủ, Ngủ lúng túng. Quăn Đen cố mãi vẫn bê không nổi chân ông Cản Ngủ. Quăn Đen thất bại. (Miêu tả diễn biến keo vật) + Kết bài: Phần còn lại. Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản ngũ. (Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật) ? Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt tên là gì? 8 Keo vật thách đấu Quắm Đen thảm bại Quắm - Cản so tài Hội vật đền Đô năm ấy Con ếch ôm cột sắt. Keo vật của ông cản ngũ. ? Vậy muốn tả người trước hết chúng ta cần xác định điều gì và theo một trình tự nào? Bố cục? 8 Xác định mục đích và đối tượng tả: tả ai? Tả cái gì? Tả làm gì? Tả chân dung hay tả người trong tư thế hành động. Quan sát, lựa chọn chi tiết hình ảnh tiêu biểu, phù hợp. Lựa chọn cách thức trình bày theo một thứ tự. Bố cục có 3 phần: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ @ GV chốt lại ghi nhớ và nhấn mạnh Mục đích đối tượng tả Chọn chi tiết phù hợp Bố cục 3 phần Hoạt động 2: 4.4: Củng cố và luyện tập: Đ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm Các dãy: 1 bài tập 1 ; 2 bài tập 2 ; 3, 4 bài tập 3 Giáo viên cử : dãy 1 nhóm 2 trình bày Dãy 2 nhóm 1 trình bày Dãy 3,4 nhóm 3 dãy 4 trình bày . - Trình bày vào bảng phụ, còn lại làm vào vở BTNV Trình bày ® NX Các nhóm nhận xét, tổng kết Giáo viên chốt lại Đ HS trình bày vào bảng phụ. Lớp nhận xét, sửa chữa. (Nếu không đủ thời gian có thể cho về nhà làm tiếp) I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người: * Muốn tả người cần: + Xác định đối tượng cần tả. + Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. + Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự. * Bố cục: MB 3 phần: TB KB * Ghi nhớ: SGK/61 II. Luyện tập: 1/ Chọn chi tiết khi miêu tả a. Em bé: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót (như son), hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò sụt sịt, răng sún, nói ngọng, chưa sõi, tai vễnh và to... b. Cụ già: Mái tóc trắng phao,hoặc tóc bạc như mây trắng hoặc rụng lơ thơ;râu dài, da đồi mồi nhăn nheo, hoặc đỏ hồng hào; mắt vẫn tinh tường hoặc mắt lờ đơ đùn đục, tiếng nói trầm vang hoặc thều thào yếu ớt... c.. Cô giáo giảng bài: Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng sáng sủa., đôi mắt lấp lánh niềm vui, bàn tay nhịp nhàng viên phấn, chân bước chậm rãi từ trên bục xuống lối đi giữa lớp....cô như đang trò chuyện với nhà văn, với chúng em, với cả người trong sách... 2/ Dàn ý miêu tả em bé: + MB: Giới thiệu em bé (tên tuổi, quan hệ.) + TB: - Hình dáng: khuôn mặt, cái miệng, tóc, tay chân, nứơc da. - Cử chỉ - Đặc điểm nổi bật nhất 3/ Điền vào ngoặt: - Đỏ như: đồng tụ. à hoặc (đồng hun, một pho tượng, tôm hay cua luộc, mặt trời, người say rượu...) - Trông không khác gì: Tượng hai ông tướng Đá Rãi.à hoặc(thiên tướng võ, con gấu lớn, hộ pháp trong chùa, lê Phụng Hiểu, thần Sấm, pho tượng...) * Miêu tả ông Cản Ngũ đang chuẩn bị vào đấu vật. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài: học thuộc ghi nhớ, xem lại phương pháp tả cảnh, tả người. Viết hoàn chỉnh các bài tập trên. Chuẩn bị: Luyện nói văn miêu tả Chuẩn bị các đề ở trang 71 SGK. Chú ý đọc kĩ nội dung yêu cầu của đề. Đề 1: Từ đoạn văn trong buổi học cuối cùng hãy miêu tả quang cảnh của lớp học qua cảm nhận của em từ truyện. Đề 2: Tả lại hình ảnh thầy Ha-men. Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh thầy(cô) cũ của mẹ em nhân ngày Nhà giáo Việt nam 20-11. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN 24.doc