1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẽ đẹp phong phú hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẽ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài; nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người; tích hợp với bài so sánh và phối hợp tả cảnh thiên nhiên và cảnh hoạt động của con người.
b) Kĩ năng: Luyện kỹ năng viết bài miêu tả theo một trình tự nhất định; kĩ năng phân tích văn miêu tả.
c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến quê hương, kính trọng những người lao động bình dị và dũng cảm.
2. CHUẨN BỊ:
- GV: + Giáo án, bản đồ sông ngòi miền Trung, bảng phụ.
- HS + Chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc văn bản. Trả lời câu hỏi vào vở bài tập, SGK.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiển diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2.Kiểm tra bài cũ: : Bức tranh của em gái tôi
1. Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện: “Bức tranh của em gái tôi”. Theo em có gì đáng trách, đáng cảm thông, đáng quý? (8đ)
a) Trong cuộc sống hằng ngày : Coi thường , bực bội , tò mò , kẻ cả.
b) Khi tài năng ở em được phát hiện : người anh cảm thấy buồn , thất vọng về mình và cảm thấy mình bị quên lãng ; Thái độ khó chịu hay gắt gỏng và không thể thân vời em gái
c) Khi lén xem bức tranh của em gái đã vẽ : Thầm cảm phục
d) Khi đừng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái : Bất ngờ , ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ.
- Người anh thật nhạy cảm, trung thực nhận ra hạn chế của bản thân. Đáng trách, đáng cảm thông vì tính xấu nhất thời. Đáng quí: biết hối hận, day dứt nhận ra tâm hồ trong sáng, nhân hậu của em gái, chứng tỏ cậu ta là một người biết sửa mình, muốn vươn lên, biết tính ghen ghét, đố kị là xấu xa.
(?) Lí do nào cho em thấy người anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện? (2đ)
a) Người anh là người kể lại câu chuyện.
b) Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái.
c) Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.(x)
d) Truyện kể về người anh và cô em có tài hội hoạ.
18 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng phụ. Dàn ý BT 1a+b; BT 2a, vở bài tập, vở bài học, SGK.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn miêu tả? SGK/16 (5đ)
? Muốn viết được bài văn miêu tả phải làm sao? (SGK/28 (5đ)
Việc thực hiện một trong 3 đề đã giao tuần trước?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tả cảnh là một nội dung cụ thể của văn miêu tả. Từ những kiến thức cũ, giải quyết 3 bài tập , hôm nay chúng ta có kiến thức để viết bài văn tả cảnh nhằm ghi lại một vẻ đẹp, giữ lại một vẽ đẹp bằng chính tâm hồn và cảm xúc mình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh
@ GV cho HS đọc kỹ 3 đoạn văn SGK.
- Từng bước giải quyết lần lượt từng câu hỏi ở từng bài tập.
GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm .
Dãy 1: đoạn a trả lời câu hỏi a nhóm 1 trình bày
Dãy 2: đoạn b trả lời câu hỏi b nhóm 3 trình bày
Dãy 3,4: đoạn c trả lời câu hỏi a nhóm 1 dãy 3trình bày
+ Đoạn a:
(?) Tại sao chỉ qua hình ảnh miêu tả dượng Hương Thư người đọc hình dung được khúc sông có nhiều thác?
8Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc khúc sông có nhiều thác dữ vì: Người vượt thác phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ. Tác giả đã tả ngoại hình và động tác. ? Hãy tìm những hình ảnh tiêu biểu cho ta thấy cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
8 Hình ảnh tả những hoạt động của dượng Hương thư: những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Đoạn b:
? Tả quang cảnh gì? Người viết miêu tả cảnh vật theo một thứ tự nào? Theo em tả như thế có hợp lí không? Vì sao?
8 Tả cảnh sắc một vùng sông nước là Cà Mau, Năm Căn.
Trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
+ Từ gần đến xa.
Trình tự tả như thế là hợp lý bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào trước mắt là dòng sông nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông.
? Theo em liệu có thể đảo ngược thứ tự này được không?
8 Nếu tả khác đi thì người ta phải ngồi chỗ khác.
? Hãy tìm những hình ảnh tiêu biểu miêu tả cảnh vật trên sông Năm Căn? Hãy chỉ ra câu nào tả cảnh dưới mặt sông, câu nào tả cảnh rừng trên bờ?
8 Hình ảnh sông nước: nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch.
Hình ảnh rừng đước: dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...
? Qua 2 đoạn văn vừa tìm hiểu, muốn tả cảnh nào đó trước hết đòi hỏi điều gì?
8 Cần phải xác định đối tượng miêu tả à quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu à trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. Đó là yêu cầu khi tả cảnh.
? Muốn bài văn tả cảnh sinh động cần đòi hòi điều gì?
8 Cần phải quan sát, tưởng tựơng, so sánh, nhận xét lồng vào các từ ngữ có hình ảnh, các phép tu từ cho phù hợp thì bài văn mới hay.
Hoạt động 2 : tìm hiểu bố cục
+ Đoạn c:
? Tìm dàn ý? Nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả?
8a. Mở đoạn: 3 câu đầu: Tả khái quát về phẩm chất (tác dụng), cấu tạo, màu sắc của lũy tre làng.
b. Thân đoạn: đoạn 2,3,4:Tả kỹ 3 vòng lũy tre. Luỹ ngoài cùng à luỹ giữa à luỹ trong cùng.
c. Kết đoạn: còn lại. Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
? Vậy em hãy nêu trình tự các bước miêu tả và thứ tự của bài văn miêu tả? Theo em có hợp lí không? 8 Từ khái quát ® cụ thể từ ngoài vào trong, hợp lý vì cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài (không gian)
? Bài văn này có thể tả theo trình tự thời gian không?
8 Nêu phải tả theo trình tự thời gian thì phải tả khác.
? Muốn hoàn thành một bài văn miêu tả hoàn chỉnh đòi hỏi như thế nào?
8 Phải đủ 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh được tả.
Thân bài: Tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh được tả.
@ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK/47
Hoạt động 3:
4.4: Củng cố và luyện tập.
HỌc sinh thảo luận nhóm 6 phút:
Dãy 1: bài tập 1 nhóm 2 trình bày
Dãy 2: bài tập 2 nhóm 2 trình bày
Dãy 3,4: bài tập 3 nhóm 2 dãy 4trình bày
Bài tập 2:
Đ Chỉ định một vài HS đọc đoạn văn vừa viết.
® Lớp gợi ý
® GV uốn nắn, sửa những từ.
Có thể cho HS về nhà nếu hết thời gian.
Bài tập 3:
I. Phương pháp viết văn tả cảnh:
- Xác định đối tượng miêu tả.
- Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.( từ gần à xa, từ khái quát à cụ thể)
Phải đủ 3 phần:
-Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh được tả.
-Thân bài: Tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
-Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh được tả.
* Ghi nhớ SGK/47
II. Luyện tập:
BT1.
a. Những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu của lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Thầy(cô) ra đề và nhắc nhở HS: đọc kĩ yêu đề bài xác định yêu cầu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh, đọc lại sửa chữa, trình bày sạch đẹp.
- Lớp chuẩn bị viết bài.
- Cảnh cả lớp chăm chú làm bài. (tư thế, thái độ HS)
- Thầy (cô) ngồi trên bục theo dõi HS làm bài.
- Quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn ghế....)
- Cảnh viết bài.
- Ngoài sân trường ®tiếng trống ® cảnh thu bài.
b. Trình tự không gian:
Trình tự thời gian:
c. Viết phần mở bài và phần kết cho đề bài trên:
+ Phần mở bài: Giới thiệu buổi học, tiết học.
+ Phần kết bài: Cảm nhận tâm trạng, ước vọng và thành quả của bài làm.
BT2: Tả quang cảnh sân trường lúc ra chơi.
a. Tả theo trình tự thời gian, không gian:
- Trống hết tiết 2 báo hiệu giờ ra chơi.
- HS các lớp cùng ra sân: ùa ra như bầy ong vở tổ.
- Tiếng trống tập trung tiết thể dục giữa giờ.
- Cảnh HS chơi đùa: góc phía đông... góc bên phải...giữa sân...
- Các trò chơi: cút bắt, đá cầu, nhảy dây...
- Tiếng trống vào lớp, HS xếp hàng vào lớp. Sân trường trở lại im ắng sau giờ ra chơi.
b. Viết đoạn:
BT 3 (về nhà)
Lập dàn ý chi tiết bài
“Biển đẹp” của Vũ Tú Nam
Đ 1. Mở bài: Tên văn bản: Biển đẹïp.
2. Thân bài: tả vẻ đẹïp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm, ở nhiều góc độ khác nhau.
- Buổi sáng, buổi trưa: có nắng sáng hồng, xế mặt trời bị mây che.
- Buổi chiều: gió mùa đông bắc vừa dừng, lại có buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm, buổi chiều nắng tắt, mát dịu.
- Ngày mưa rào.
- Ngày nắng.
- Biển luôn đổi màu theo sắc mây trời.
3. Kết bài: Nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài: Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh vào vở.
Xem lại các bài đã học về văn miêu tả
+Bài tập về nhà:
-Viết bài tập làm văn số 5 văn tả cảnh (làm ở nhà)
I. Mục tiêu:
- Bài kiểm tra số 5 nhằm đánh giá HS ở các phương diện:
- Biết cách làm bài văn tả cảnh bằng thực hành viết.
- Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó.
- Các kỹ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp .)
II.Đề:Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi. GV yêu cầu HS viết đề bài ngoài giấy kiểm tra (tuần sau nộp)
Dàn ý
+ Mở bài: Trước khi ra chơi sân trường như thế nào?
Tiếng trống báo hiệu giờ chơi (1,5đ)
+ Thân bài: (6đ)
a. Trong giờ ra chơi.
- Sân trường nhộn nhịp, tiếng nói tiếng cười
- Bầu trời trong xanh
- Aùnh nắng tỏa khắp sân trường. Có những hoạt động ở sân trường: đá cầu, nhày dây, chơi tập thể, đọc bài
b. Tiếng trống báo hiệu giờ học.
- Xếp hàng vào lớp.
- Sân trường trở lại vắng lặng.
+ Kết bài (1,5đ)
- Cảm giác khoan khoái, nét mặt hớn hở hứa hẹn tiết học tới có hiệu quả hơn.
* Chú ý: Lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp không bôi xóa (1đ)
Đề: “Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về”.
Chuẩn bị: Phương pháp tả người
Đọc trước nội dung dự kiến trả lời các câu hỏi a,b,c (61) vào lớp thảo luận.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUAN 23.doc