1Mục tiêu
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết; nắm được câu chuyện về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, ca ngợi tổ tiên dân tộc, qua đó biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích tìm hiểu , cảm thụ truyện
c) Thái độ: Giúp HS có tinh thần yêu nước , lòng tự hào dân tộc.
2.Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, Sách tham khảo, tranh, bảng phụ.
- HS: Vở, vở bài tập, dụng cụ học tập.
3.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đọc văn bản, phát vấn, thảo luận nhóm.
4.Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không, Kiểm tra sự chuẩn bị vở, sách của HS.
4.3. Giảng bài mới:
Lòng yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam nẩy nở rất sớm . Từ xa xưa người Việt Nam ta đã tự hào về dòng giống Tiên Rồng . Truyện “Cong Rồng , cháu Tiên” chúng ta học hôm nay nói lên đều đó
16 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con, cô cháu...
BT 3:
- Chế biến: rán, chiên, nướng, hấp, nhúng, tráng, cuốn, xèo...
- Chất liệu: nếp, tẻ, khoai, ngô,sắn, đậu xanh, tôm, gai, khúc...
- Tính chất: dẻo, xốp, phồng. Cứng, mềm...
- Hình dáng: gối, tai voi, quấn, thừng, ống, sừng bò...
BT 4:
* Từ láy in đậm miêu tả tiếng khóc.
* Các từ láy miêu tả tiếng khóc: nức nở, sụt sùi, rưng rức, ti tỉ, tỉ tê, thảm thiết, nghẹn ngào, tức tưởi, nỉ non, nảo nùng, dấm dứt...
BT 5:
- Tiếng cười: khanh khách, khúc khích,ha hả, ngặt nghẽo, hô hố, tủm tỉm, dòn dã, hi hí, toe toét, nhăn nhở, sằng sặc, hềnh hệch, rinh rích...
- Tiếng nói: ồm ồm, ông ổng, chát chúa, lanh lảnh, the thé, dịu dàng, nhỏ nhẹ, êm ái, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm, khàn khàn, lầu bầu, lí nhí...
- Dáng diệu: lom khom, lênh khênh, khúm núm, nghênh ngang, hùng dũng, khép nép, lừ dừ, lả lướt, ngông nghênh, khệnh khạng, ngất ngưỡng, lắc lư, dủng đỉnh, thướt tha...
4.4. Củng cố và luyện tập:
(?) Từ là gì
- Từ :là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
? Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy ?
- Từ ghép :2 tiếng có quan hệ về nghĩa.
- Từ láy: hai tiếng có quan hệ về âm .
(?) Cho ví dụ 3 từ ghép và 3 từ láy?
VD: Xe đạp , nhà cửa , tươi tốt
Đo đỏ , thoăn thoắt , vun vút.
4.5. Hướng dẫn HS Tự học ở nhà:
- Học bài: học thuộc ghi nhớ ,làm BT còn lại hoàn chỉnh bài tập sửa vào vở .
-Chuẩn bị bài “Từ mượn”: Soạn câu hỏi SGK: cần phân biệt từ mượn và từ thuần việt
5.RÚT KINH NGHIỆM
..
Tiết PPCT:4
Ngày dạy: 19/8/2009
Tập làm văn
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. MỤC TIÊU: Giúp HS
a) Kiến thức:nắêm vững mục đích giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội, khái niệm văn bản, 6 kiểu văn bản, 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong xã hội giao tiếp ngôn ngữ của con người.
- HS dùng văn nghị luận thuyết minh về môi trường (GDMT)
b) Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết các kiểu văn bản đã học.
c) Thái độ: học sinh có ý thức trong giao tiếp ( giao tiếp tế nhị, diễn đạt rõ ý).
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống trong lành (GDMT)
2. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sách tham khảo, sách giáo khoa, bảng phụ, các loại văn bản.
- HS: vở, dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phát vấn,suy luận, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập, sách, vở HS
4.3. Giảng bài mới: Hằng ngày, trong giao tiếp chúng ta thường sử dụng một phương thức biểu đạt nào đó để trình bày ý của mình. Đó là văn bản. Vậy thế nào là văn bản? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản và mục đích giao tiếp ?
* Giáo viên cho HS thảo luận nhóm mục 1 sau đó đại diện trình bày các nhóm theo dõi bổ sung..
a) Trong đời sống , khi có một tư tưởng , tình cảm , nguyện vọng (ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì , có lòng yêu mến bạn , muốn tham gia hoạt động do nhà trường tổ chức , v.v..) cần biểu đạt cho ai đó biết thì em làm thế nào ?
=> Trong đời sống , khi có một tư tưởng , tình cảm , nguyện vọng cần biểu đạt cho ai đó biết thì ta cần truyền đạt tư tưởng tình cảm , nguyện vọng đó bằng phương tiện ngôn ngữ.
? Muốn người khác biết tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình một cách trọn vẹn cho người khác hiểu thì em làm thế nào?
(Gíáo viên gợi ý: rủ bạn tham giam một hoạt động nào đó của trường, thông báo tin, muốn thổ lộ tình cảm của mình, hoặc để thông báo với nhau về tin tức bạn bè, công việc...)
=> Muốn người khác biết tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình một cách đầy đủ trọn vẹn cho người khác hiểu thì ta cần có một văn bản là chuổi lời nói miệng hay một bài viết có chủ đề thống nhất , có tính liên kết mạch lạc , có phương thức biểu đạt phù hợp.
? Vậy em hiểu thế nào là giao tiếp?
? Vậy muốn diễn đạt tư tưởng tình cảm một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu em phải làm thế nào?
è Ta phải dùng chuổi lời nói , một câu hay nhiều câu( chuỗi câu), tức là ta phải tạo lập văn bản.
? Vậy theo em hiểu văn bản là gì?
* Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ lên, gọi học sinh đọc:
a) Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
b) “ Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ hế thì vô”
c) “ Tiền Giang gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”
? Câu ca dao này được sáng tác để làm gì? Nó nêu lên vấn đề (chủ đề) gì?
a) è Khuyên ta nên bền lòng vững chí,không hoang mang dao động.
b, c) => Tự hào về cảnh đẹp quê hương đất nước về sự trong lành của môi trường sống
? Câu 6 và câu 8 liên tiếp với nhau như thế nào? Như thế đã biểu đạt trọn ý chưa? Có thể coi đây là một văn bản chưa?
è Về cấu trúc liên kết về thể thơ lục bát: tiếng cuối ở câu 6 bắt vần với tiếng 6 ở câu 8.
Về ý: Cả hai đều tập trung một ý không thay đổi ý chí à Câu ca dao đã biểu đạt ý trọn vẹnàĐó là văn bản.
? Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng có phải là một văn bản không? Tại sao?
è Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng là mộât văn bản. Vì là chuỗi lời nói có chủ đề xuyên suốt về nhận định năm học trướcà Đề ra nhiệm vụ cho năm học mới có sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ với nhau. Đây là văn bản nói.
? Bức thư em gửi cho bạn bè người thân có phải là văn bản không?
è Bức thư là văn bản viết có chủ đề và thể thức xuyên suốt.
? Những đơn xin học,bài thơ, truyện cổ tích, câu đối, thiệp mới... có phải đều là văn bản không?
è Tất cả đều là văn bản bởi vì chúng có mục đích, yêu cầu, thông tin và có thể thức nhất định.
(?) Ta sử dụng văn bản nhằm mục đích gì ?
Hoạt động 2: Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
GV : Giới thiệu 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
*Văn bản phải có chủ đề.
TT
Kiểu văn bản , phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp .
VD
1.
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật con người
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm , cảm xúc
4
Nghị luận
Nêu ý kiến đánh giá bàn luận
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm . tính chất , phương pháp
6
Hành chính , công vụ
Trình bày ý muốn , quyết định nào đó , thể hiện quyền hạn , trách nhiệm giữa người và người.
? Có mấy kiểu văn bản? Kể ra?
- 6 kiểu: Tự sự , Miêu tả, Nghị luận , Biểu cảm
, Thuyết minh , Hành chính - công vụ
? Có phải trong mọi trường hợp giao tiếp đều dùng môt kiểu văn bản hoặc có thể dùng bất cứ kiểu văn bản nào không?
è Tuỳ trường hợp mà ta dùng các kiểu văn bảng khác nhau.
* Giáo viên cho HS thảo luận nhóm đôi bài tập các tình huống giao tiếp điển vào mục thích hợp
- Hai đội bóng.Thành phố–Hành chính công vụ
- Tường thuật bóng đá- Tự sự
- Tả lại những trận đấu – Miêu tả
- Giới thiệu hai đội – Thuyết minh
- Bày tỏ lòng bóng đá- Biểu cảm
- Bác bỏ nhiều người – Nghị luận
* HS đọc ghi nhớ SGK/T17.
Hoạt động 4: HS thực hành.
- Giáo viên cho HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày các nhóm khác góp ý bổ sung
BT1: chọn kiểu văn bản cho từng tình huống giao tiếp.
BT2: Truyền thuyết “ Con rồng, cháu tiên” Thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết
Bài tập bổ sung : Em hãy cho biết một môi trường sống trong lành là một môi trường như thề nào?
( HS dùng kiểu văn bản thuyết minh trình bày trước lớp )
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:
1) Văn bản và mục đích giao tiếp
- Giao tiếp dùng ngôn từ để diễn đạt tư tưởng tình cảm.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng và bài viết, chuỗi câu có chủ đề thống nhất , có liên kết mạch lạc , vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp .
*Văn bản phải có chủ đề.
=> Giao tiếp
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
- Có nhiều văn bản sử dụng tuỳ trường hợp giao tiếp
* Ghi nhớ: SGK/ Trang 17
II/ Luyện tập:
BT 1:
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
BT 2:
* Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự vì kể lại câu chuyện.
4.4. Củng cố và luyện tập:
(?) Văn bản là gì?
=> Văn bản là chuỗi lời nói miệng , chuỗi câu (viết ) có chủ đề thống nhất , có liên kết mạch lạc , vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp .
(?) Kể tên các kiểu văn bản thường gặp?
Có 6 kiểu :
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Hành chính - công vụ
+ Mỗi kiểu văn bản thực hiện mục đích riêng.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài: học thuộc ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh vào vở, tìm thêm một soap kiểu văn bản.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn tự sự.
Đọc nội dung các mục.
I/ Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
II/ Luyện tập: Đọc trước để vào thảo luận.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tuan 1.doc