Giáo án Ngữ Văn 6 Học kì 2 Năm học: 2010 -2011

I.Mục tiêu cần đat:

- Giúp học sinh:

 + Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

 + Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết.

 + Chỉ ra được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, kể lại được truyện.

- Tích hợp:

 + Phần tiếng việt: Từ đơn, Từ phức, Cấu tạo từ.

 + Phần TLV: Khái niệm về văn bản và các phương thức biểu đạt.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Soạn bài chu đáo, dự kiến phần tích hợp trong bài dạy.

- Trò: Đọc văn bản, soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

 

doc347 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 Học kì 2 Năm học: 2010 -2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu đạt và đặc điểm nổi bật của các phương thức đó. B/ Chuẩn bị: - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Tích hợp toàn bộ kiến thức đã học ở lớp 6. C/ Hoạt động dạy học: 1. Bài mới. 1. Em hãy ghi lại tên các văn bản đã học? 2. Đọc lại các chú thích sau và trả lời các câu hỏi ở SGK? 3. Lập bảng thống kê văn bản là truyện theo bảng ở SGK. 4. Trong các nhân vật chính kể trên em thích 3 nhân vật nào nhất? Vì sao em lại thích các nhân vật đó? 5. So sánh sự giống nhau về phương thức biểu đạt của 3 thể loại truyện trên? 6. Liệt kê những văn bản đã học ở học kỳ II thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc. 7. Tra từ điển những từ Hán Việt khó hiểu ở sau sách ngữ văn 6? 1. Hãy dẫn ra một số bài văn đã học từ đó phân loại các phương thức biểu đạt? Thống kê theo mẫu ở SGK? 2. Xác định phương thức biểu đạt trong một số văn bản sau? 3. Đánh dấu x vào bảng ở SGK? 1. So sánh sự khác nhau giữa tự sự miêu tả đơn từ về mục đích, nội dung, hình thức trình bày? 2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần. Hãy nêu nội dung I/ Tổng kết phần văn: 1. Tên các văn bản đã học. (Học sinh ghi vào giấy nháp, giáo viên gọi học sinh trình bày -> bổ sung ghi vào vở) 2. Khái niệm về các thể loại. - Truyền thuyết - Cổ tích - Ngụ ngôn - Truyện cười - Truyện trung đại - Văn bản nhật dụng (Học sinh trả lời và ghi đúng các khái niệm về các thể loại trên) 3. Bảng thống kê văn bản là truyện. (Giáo viên dựa vào sách thiết kế bài giảng để giúp học sinh lập bảng thống kê chính xác) 4. Cảm nghĩ về nhân vật. (Tùy học sinh lựa chọn nhưng phải giải thích rõ ràng lý do yêu thích) 5. Điểm giống nhau giữa các truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại, về phương thức biểu đạt như sau: Đều phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể và trả. 6. Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc từ học kỳ II: - Truyền thống yêu nước: Lượm; Cây tre...; Lòng yêu nước; Buổi học cuối cùng...; Cầu Long Biên; Bức thư của TLDĐ, Động Phong Nha. - Tinh thần nhân ái Đêm nay Bác không ngủ, DMPLK; Bức tranh của em gái tôi; Lao xao. 7. Ghi vào sổ tay các từ khó hiểu, tra nghĩa trong từ điển. (Giáo viên kiểm tra xác suất) III/ Tổng kết phần tập làm văn: 1. Các loại văn bản những phương thức biểu đạt đã học. a) Tự sự: Các truyện dân gian. b) Miêu tả: SNCM; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao Xao; CTVN; ĐPN. c) Biểu cảm:Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Mưa; Bức thư ... d) Nghi luận: Bức thư ... đ) Thuyết minh:ĐPN; Cầu Long Biên ... h) Hành chính, công cụ: Đơn từ * Xác định phương thức biểu đạt trong 1 số văn bản sau: - Thạch Sanh: Tự sự - Lượm: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Mưa: Miêu tả. - BHĐĐĐT: Tự sự, miêu tả, biểu cảm - Tự sự: Đã làm. - Miêu tả: Đã làm - Biểu cảm: Không 2. Đặc điểm và cách làm. * Tự sự: - Thông báo, giải thích, nhận thức. - Nhân vật, Sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả. - Văn xuôi tự do. * Miêu tả: - Cho hình dung cảm nhận. - Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người. - Văn xuôi tự chọn. * Đơn từ: - Đề đạt yêu cầu. - Lý do và yêu cầu. - Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. * Tự sự: a) Mở bài. Giới thiệu nhân vật tình huống sự việc. b) Thân bài. Diễn biến tình tiết a; b; c; đ. c) Kết bài. Kết quả sự việc, suy nghĩ. * Miêu tả: a) Mở bài. Giới thiệu đối tượng miêu tả. b) Thân bài. Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể trên xuống dưới. c) Kết bài. Cảm xúc, suy nghĩ. 3. Luyện tập. Phân 3 nhóm làm 3 đề: - Gọi đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung nhận xét. D/ Củng cố, dặn dò: - Nắm tất cả những kiến thức đã ôn về văn và tập làm văn. - Chuẩn bị tiết tổng kết về tiếng việt. Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 135: Tổng kết phần tiếng việt A/ Mục tiêu bài dạy: - Giúp học sinh ôn tập 1 cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng việt lớp 6. - Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép ... so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ ... - Phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó. B/ Chuẩn bị: - Tích hợp các kiến thức đã học về phần tiếng việt ở lớp 6. C/ Hoạt động dạy học: 1. Em hãy nêu các từ loại đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6? 2. Nêu định nghĩa các từ loại lấy ví dụ? 3. Em hãy nêu các phép tu từ đã học? ? Thế nào là phép so sánh? ? thế nào là phép nhân hóa? ? Thế nào là phép ẩn dụ? ? Thế nào là nghĩa gốc? Lấy ví dụ. ? Thế nào là nghĩa chuyển? Lấyví dụ. 1. Thế nào là câu trần thuật đơn? 2. Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? 3. Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? 1. Nêu các dấu câu đã học? Lấy ví dụ. I/ Các từ loại đã học: - Danh từ - Cụm DT. - Động từ - Cụm ĐT. - Tính từ - Cụm TT - Số từ. - Lượng từ. - Chỉ từ. - Phó từ. II/ Các phép tư từ đã học: - Phép so sánh. - Phép nhân hóa. - Phép ẩn dụ. - Phép hoán dụ. III/ Nghĩa của từ: - Nghĩa gốc: Xuất hiện từ đầu. - Nghĩa chuyển: Được hình thành từ nghĩa gốc. IV/ Các kiểu cấu tạo đã học: - Câu trần thuật đơn: Do 1 cụm C-V tạo thành. - C-V -> là + cụm DT hoặc CTT; CĐT. - C-v (ĐT; CĐT) V/ Các dấu câu đã học: - Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật. - Dấu chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn. - Dấu chấm than: Kết thúc câu cầu khiến, câu cảm. - Dấu phẩy. IV/ Luyện tập: Bài 1: - Giáo viên ghi bảng phụ. Cho các từ sau: Đất đai, đất cát, đền đài, đền chùa, tim tím, đo đỏ, sang sáng, tôi tối, đêm đêm, trưa trưa, chiều chiều, người người, ngành ngành, nhà nhà, ruộng rẫy, ruộng nương, ruộng vườn, làm việc, làm ăn, làm nên, làm lụng, làm lẽ, làm lành... => Xác định từ ghép, từ láy. Bài 2: Xác định CN, VN trong các ngữ cảnh sau: a) Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. b) Chồng gì anh, vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đời chi đây. (Ca dao) D/ Củng cố, dặn dò: - Nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình. Day: Bài 32- 33- 34: Tiết 136: Ôn tập tổng hợp A/ Mục tiêu bài dạy: - Học sinh nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6. - Học sinh nắm vững kiến thức cả 3 phần. + Đọc, hiểu văn bản. + Phần tiếng việt. + Phần tập làm văn. - Luyện kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa, ghi nhớ. B/ Chuẩn bị: - Tích hợp giữa 3 phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình 1 năm học. C/ Hoạt động dạy học: 1. Chương trình văn học lớp 6 đã học những loại văn bản gì? 2. Trình bày vắn tắt các đặc điểm chủ yếu của từng loại văn bản? 3. Hệ thống hóa các kiến thức về tiếng việt đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6. 1. Nêu các thể loại đã học? 2. Thế nào là văn miêu tả? Mục đích và tác dụng của văn miêu tả? 3. Nêu các thao tác cơ bản của văn miêu tả? 4. Cách làm 1 bài văn miêu tả? 5. Nêu sự khác biệt và liên quan giữa 1 bài văn miêu tả và một bài văn miêu tả tưởng tượng, sáng tạo? ? Có mấy loại đơn? Nêu đặc điểm từng loại? I/ Hệ thống hóa những nội dung cơ bản: 1. Phần đọc - hiểu văn bản. - Truyện dân gian. - Truyện trung đại. - Truyện, kí, thơ tự sự, trữ tình hiện đại. - Văn bản nhật dụng. 2. Phần tiếng việt. - Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Từ mượn. - DT và cụm DT. - ĐT và cụm TT. - Số từ, lượng từ, chỉ định từ. - Các thành phần chính của câu. - Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. - Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. 3. Tập làm văn. a) Văn tự sự. - Đặc điểm. - Dàn bài. - Ngôi kể. - Thứ tự kể. - Cách làm b) Văn miêu tả. - Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất ... - Quan sát, tưởng tượng liên tưởng, so sánh... c) Về văn đơn từ. - Hai loại. II/ Luyện tập: - Hướng dẫn học sinh tập giải đề kiểm tra tổng hợp SGK. D/ Củng cố, dặn dò: - Ôn tập tất cả các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn 6. Day: Bài 33- 34: Tiết 139- 140: chương trình ngữ văn địa phương A/ Mục tiêu bài dạy: - Giúp học sinh biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống. - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong ngữ văn 6, để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học. B/ Chuẩn bị: - Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương. - Tích hợp các văn bản nhật dụng. C/ Hoạt động dạy - học: - Biết được một số danh lam thắng cảnh các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống. - Liên hệ phần văn bản nhật dụng. Em đã học những bài văn nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường ... trong sách giáo khoa ngữ văn 6? 2. Kể tên tác giả, nội dung chính của các văn bản đó? I/ Giới thiệu mục đích, yêu cầu, và ý nghĩa của bài học: - Biết được 1số danh lam thắng cảnh. II/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung: (Trao đổi nhóm) - Cầu Long Biên. Chứng nhận lịch sử. - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. - Động phong Nha. * Chia lớp 2 nhóm: + Nhóm 1: Tổ 1;2 => Thảo luận 2 nội dung, trình bày trước lớp. + Nhóm 2: Tổ 3;4 * Nội dung 1: . Tìm hiểu (qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị ...) quê hương em có những danh lam thắng cảnh nào, những di tích lịch sử nào? - Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh? ở đâu? - Di tích, danh lam thắng cảnh có từ bao giờ, hoặc được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên? - Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích hoặc danh lam thắng cảnh đó? - ý nghĩa lịch sử. - Giá trị kinh tế du lịch của di tích và danh lam thắng cảnh? * Nội dung 2: Tìm hiểu vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em: - Môi trường xung quanh của địa phương em có xanh, sạch, đẹp hay không? - Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm? - Địa phương và trường em đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. III/ Học sinh trình bày: - Học sinh đại diện cho nhóm trình bày kinh nghiệm tìm hiểu, sưu tầm, trình bày kết quả của học sinh. ******************Hết chương trình******************

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van ky 2.doc