Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 29+30: Vẽ tranh Minh họa truyện cổ tích - Năm học 2012-2013

 

I.MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức: Giúp Hs phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh họa truyện cổ tích

1.2.Kĩ năng: Hs vẽ minh họa được một tình tiết trong truyện

1.3.Thái độ: Hs yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

_Hs biết lựa chọn chi tiết điển hình và minh họa được nội dung của truyện cổ tích.

3.CHUẨN BỊ

3.1.Giáo viên :

 _Một số tranh minh họa truyện cổ tích

2.2.Học sinh:

 _Giấy, bút chì, tẩy, màu

 _Sưu tầm truyện cổ tích

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện

8a1

8a2

8a3

4.2.Kiểm tra miệng:

_Gv thu bài vẽ dáng người của Hs.Chọn 3 bài để nhận xét và chấm điểm:

*Gv kiểm tra dụng cụ vẽ của Hs

+Hình dáng(4 đ)

+Tỉ lệ cơ thể(3 đ)

+Hình thể,quần áo(3 đ)

4.3.Tiến trình bài học :

 *Giới thiệu bài : Truyện cổ tích đi vào lòng người và gây ấn tượng mạnh mẽ không chỉ vì có nội dung hấp dẫn mà bên cạnh đó hình ảnh minh họa cô đọng, đẹp, sinh động đã mang lại sự lôi cuốn kì diệu ở người đọc. Chính vì vậy vẽ tranh minh họa truyện cổ tích là rất quan trọng.Hôm nay,cô sẽ hướng dẫn các em vẽ minh họa truyện cổ tích.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 29+30: Vẽ tranh Minh họa truyện cổ tích - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29, 30 Tuần dạy: 30, 31 Ngày dạy:29/3/2013 VẼ TRANH Minh họa truyện cổ tích 1.MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: Giúp Hs phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh họa truyện cổ tích 1.2.Kĩ năng: Hs vẽ minh họa được một tình tiết trong truyện 1.3.Thái độ: Hs yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: _Hs biết lựa chọn chi tiết điển hình và minh họa được nội dung của truyện cổ tích. 3.CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên : _Một số tranh minh họa truyện cổ tích 2.2.Học sinh: _Giấy, bút chì, tẩy, màu _Sưu tầm truyện cổ tích 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 8a1 8a2 8a3 4.2.Kiểm tra miệng: _Gv thu bài vẽ dáng người của Hs.Chọn 3 bài để nhận xét và chấm điểm: *Gv kiểm tra dụng cụ vẽ của Hs +Hình dáng(4 đ) +Tỉ lệ cơ thể(3 đ) +Hình thể,quần áo(3 đ) 4.3.Tiến trình bài học : *Giới thiệu bài : Truyện cổ tích đi vào lòng người và gây ấn tượng mạnh mẽ không chỉ vì có nội dung hấp dẫn mà bên cạnh đó hình ảnh minh họa cô đọng, đẹp, sinh động đã mang lại sự lôi cuốn kì diệu ở người đọc. Chính vì vậy vẽ tranh minh họa truyện cổ tích là rất quan trọng.Hôm nay,cô sẽ hướng dẫn các em vẽ minh họa truyện cổ tích. HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Tiết 29: Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm và chọn nội dung đề tài:(Hs chọn được nội dung cần vẽ) 8p _Gv: Cho Hs quan sát một số tranh minh họa truyện cổ tích và đặt câu hỏi: sTranh minh họa góp phần thể hiện điều gì? ỈHs trả lời:thể hiện rõ nội dung, làm cho truyện thêm hấp dẫn sMinh họa truyện cổ tích thường được vẽ theo lối trang trí hay vẽ tranh? ỈHs trả lời:vẽ theo lối trang trí sQua tranh minh họa, người xem hình dung được điều gì? ỈHs trả lời:người xem hình dung được thời gian, không gian, nhân vật, trang phục, đồ vật. _Gv yêu cầu Hs kể một số truyện cổ tích (hoặc truyền thuyết)đã từng nghe hoặc từng đọc(trong nước và thế giới). ỈHs kể: truyện Tấm Cám,Cây tre trăm đốt,Cây khế,Thánh Gióng,Thạch Sanh,Sự tích Hồ Gươm,Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn,Nàng Lọ Lem _Gv: Các em có thể minh họa bất kì chi tiết nào trong truyện. Nên chọn chi tiết chính, nội dung cốt lỗi của truyện mà người đọc nắm rõ nhất Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ:(Hs biết cách vẽ tranh đề tài) 10p _Gv: Bài vẽ này chúng ta tiến hành giống như bài vẽ tranh đề tài.Cần lưu ý phần chọn nội dung để vẽ. sNhắc lại cách vẽ tranh? ỈHs trả lời _Xác định nội dung cần vẽ (như đã hướng dẫn ở phần I) *Gv áp dụng kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn” để hướng dẫn Hs chọn nội dung để vẽ.Gv chia lớp thành 6 nhóm ,mỗi nhóm sẽ có 1 tờ giấy Rô-ki khổ A3 để trên bàn.Phần chính giữa tờ giấy nhóm sẽ ghi tên truyện cổ tích mà nhóm chọn,phần xung quanh các thành viên sẽ tự ghi những chi tiết điển hình của câu chuyện có thể dùng để minh họa vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình.sau đó thảo luận và thư kí ghi ý tưởng chung vào phần chính giữa. _Gv chọn 2 “khăn trải bàn” của 2 nhóm bất kì để nhận xét. _Gv kết luận phần chọn nội dung để Hs dễ hiểu. _Gv lấy ví dụ về cách chọn hình minh họa: +Trong truyện Tấm Cám, các em có thể lựa chọn chi tiết để minh họa(Tấm gọi Bốùng lên ăn, Tấm từ qủa thị biến ra người, Tấm trèo cây cau) +Truyện Thạch Sanh có thể lựa chọn chi tiết: Thạch Sanh giết Chằn tinh,Thạch Sanh bắn đại bàng cứu công chúa +Truyện Cây khế có thể chọn chi tiết:quạ ăn khế người em đứng khóc,quạ chở người anh đi lấy vàng _Sắp xếp bố cục (sắp xếp người và cảnh vật cho hợp lý với cốt truyện) _Vẽ hình (chú ý diễn tả đúng tư thế hoạt động của nhân vật,vẽ quần áo phải phù hợp với thời đại mà nhân vật sinh sống) _Vẽ màu (vẽ màu theo lối vẽ trang trí,vẽ từng mảng màu,viền hình rồi mới tô màu,nên chọn màu tươi sáng) _Gv: minh họa lên bảng chi tiết Tấm cho cá bống ăn(truyện Tấm Cám) để Hs theo dõi. ỈHs quan sát. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài:(Hs vẽ được tranh minh họa truyện cổ tích) 15p _Gv: gợi ý cho Hs chọn một chi tiết nào trong truyện mà Hs thích _Gv gợi ý Hs vẽ hình ảnh minh họa cho chi tiết đó. Nhắc nhở Hs vẽ màu tùy ý nhưng cần có màu đậm màu nhạt cho tranh ỈHs thực hành.Lựa chọn truyện cổ tích mà mình thích và vẽ theo cách Gv đã hướng dẫn. _Gv quan sát Hs thực hành.Nhắc nhở,gợi ý Hs chọn chi tiết tiêu biểu để vẽ. Tiết 30: tiếp tục hoàn thành bài vẽ minh họa truyện cổ tích I. Tìm và chọn nội dung đề tài: _Chọn những truyện cổ tích quen thuộc để minh họa : Tấm Cám,Cây khế,Thánh Gióng,Thạch Sanh II. Cách vẽ: _Xác định nội dung cần vẽ _Sắp xếp bố cục _Vẽ hình _Vẽ màu III. Thực hành: Vẽ một tranh minh họa cho một chi tiết trong truyện cổ tích mà em thích 4.4.Tổng kết _Gv chọn một số bài vẽ đã hoàn thành(đẹp và chưa đẹp).Gợi ý Hs nhận xét về: +Nội dung tranh +Bố cục +Hinh vẽ +Màu sắc _Hs nhận xét theo ý kiến riêng _Gv nhận xét bổ sung 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học tiết này: _Hoàn thành bài nếu chưa xong,nộp vào tiết sau _Vẽ thêm một vài tranh minh họa cho một truyện cổ tích mà em thích. *Đối với bài học tiết sau: _Chuẩn bị bài: Xé dán lọ hoa và quả +Đọc trước bài, nắm nội dung chính +Chuẩn bị: giấy màu, keo giấy a3 5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docMi thuat 8 truyen co tich.doc
Giáo án liên quan