Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 10, Bài 10: Sơ lược về Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Nguyễn Trọng Đức

1 MỤC TIÊU:

 a Kiến thức: HS hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới nghệ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, vai trò của Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

 b Kĩ năng: Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.

 c Thái độ: Biết trân trọng những giá trị nghệ thuật trong giai đoạn 1954-1975.

2 TRỌNG TÂM:

 Học sinh hiểu và nắm được một số thành tựu của MT Việt Namgiai đoạn 1954 – 1975.

3 CHUẨN BỊ:

 a Giáo viên:

- Tài liệu về một số tác giả tác phẩm trong thời gian từ 1954-1975.

- Các phiên bản tranh khác nhau về chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa.

 b Học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh bài viết về các tác giả tác phẩm mĩ thuật được giới thiệu trong bài.

4 TIẾN TRÌNH:

4.1 Ổn định tổ chức, kiểm diện:

 8A1: 8A2: 8A3:

4.2 Kiểm tra miệng:

- GV gọi 3-4 học sinh nộp bài.

- HS quan sát nhận xét:

- Bố cục

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 10, Bài 10: Sơ lược về Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Nguyễn Trọng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Tiết 10 Ngày dạy: 24/10/2011 SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 Bài 10: 1 MỤC TIÊU: a Kiến thức: HS hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới nghệ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, vai trò của Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. b Kĩ năng: Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng. c Thái độ: Biết trân trọng những giá trị nghệ thuật trong giai đoạn 1954-1975. 2 TRỌNG TÂM: Học sinh hiểu và nắm được một số thành tựu của MT Việt Namgiai đoạn 1954 – 1975. 3 CHUẨN BỊ: a Giáo viên: Tài liệu về một số tác giả tác phẩm trong thời gian từ 1954-1975. Các phiên bản tranh khác nhau về chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa... b Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh bài viết về các tác giả tác phẩm mĩ thuật được giới thiệu trong bài. 4 TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức, kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 4.2 Kiểm tra miệng: GV gọi 3-4 học sinh nộp bài. HS quan sát nhận xét: - Bố cục - Nội dung - Màu sắc GV nhận xét đánh giá. 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 GV yêu cầu HS sơ lược về bối cảnh lịch sử HS trình bày: Thời kì này nước ta chạm chia cắt thành 2 miền (Nam – Bắc), đồng thời mang nặng sự mất mát to lớn là sự ra đi của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ sự mất mát đó các chiến sĩ, họa sĩ, nhân dân cả nước đã biến nỗi đau thành sức mạnh, quyết tâm đánh đuổi kể thù, hoàn thành ước nghuyện của vị lãnh tụ kính yêu. Các họa sĩ tham gia các hoạt động cùng quân dân cả nước họ là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nghệ thuật. GV: Có nhiều họa sĩ tới các vùng tuyến lửa hay có thái độ phản đối chế độ ngụy quyền thông qua nghệ thuật: Thái Hà, Nguyễn Trung... Các tác phẩm mĩ thuật của họ gây được tiếng vang trong công chúng yêu nghệ thuật ở miềm Nam. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 GV: đây là giai đoạn các họa sĩ có nhiều tác phẩm lớn với nội dung và đề tài phong phú. Mĩ thuật phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các tác phẩm được thể hiện bằng các chất liệu khác nhau. GV chia nhóm(6 nhóm) thảo luận (5 phút) với các nội dung: 1 Tranh sơn mài: ? Em biết gì về chất liệu sơn mài, hãy kể những tác phẩm tiêu biểu HS nhóm 1 trình bày: Sơn mài là chất liệu sơn ta lấy từ cây sơn trồng nhiều ở vùng đồi trung du vùng Phú Thọ, là chất liệu truyền thống được các họa sĩ tìm tòi và sáng tạo sử dụng trong việc sáng tác. Tranh sơn mài giữ một vị trí quan trọng trong nền hội họa hiện đại Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu: Qua bản cũ (1957- Lê Quốc Lộc), Tre (1957- Trần Đình Thọ), Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An) HS còn lại quan sát nhận xét. GV nhận xét bổ sung. 2 Tranh lụa: ? Em biết gì về tranh lụa, Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu HS nhóm 2 trình bày: Lụa là chất liệu truyền thống của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tranh lụa Việt Nam đã tìm được một mảng màu riêng, kĩ thuật vẽ chủ yếu là kĩ thuật vẽ màu mảng và dùng nét bao quanh hình. Những tác phẩm tiêu tiểu: Được mùa- Nguyễn Chung, Hành quân mưa – Phan Thống, Làng ven núi – Nguyễn Thụ. HS còn lại nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung. 3 Tranh khắc: ? Em biết gì về tranh khắc, Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu. HS nhóm 3 trình bày: Tranh khắc chịu ảnh hưởng của tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Họa sĩ dùng ván gỗ, cao su hoặc thạch cao...để khắc các bản vẽ nét. Tranh có thể là đen trắng hoặc có màu, tranh khắc Việt Nam là sự kết hợp giữa chất trang trí truyền thống và khoa học thẩm mĩ Phương Tây và phong cách cá nhân của các họa sĩ. Những tác phẩm tiêu biểu: Mùa xuân – Nguyễn Thụ, Mẹ con – Đinh Trọng Khang, Oâng cháu – Huy Oánh... HS còn lại nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung. 4 Tranh sơn dầu: ? Em biết gì về chất liệu sơn dầu, Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu. HS nhóm 4 trình bày: Sơn dầu là chất liệu của Phương Tây du nhập vào (1925) Họa sĩ Việt Nam sử dụng rất thành thục có sắc thái riêng biệt và đậm đà tính dân tộc. Tranh sơn dầu cho người xem cảm nhận sự khỏe khoắn, sự phong phú của khả năng diễn tả các ý tưởng cảm xúc. Những tác phẩm tiêu biểu: Một buổi cày – Lưu Công Nhân, Đồi cọ – Lưu Xuân Nhị, Tiếng đàn bầu – Sĩ Tốt. HS còn lại nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung. 5 Tranh màu bột: ? Tìm hiểu về tranh màu bột, Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu. HS nhóm 5 trình bày: Màu bột là chất liệu đơn giản được các họa sĩ Việt Nam ưa dùng có khả năng diễn tả thiên nhiên, đời sống một cách sinh động sâu sắc và nghệ thuật cao. Những tác phẩm tiêu biểu: Đền voi phục – Văn Giáo, Mùa xuân trên bản – Trần Lưu Hậu, Ao làng – Phan Thị Hà. HS còn lại nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung. 6 Điêu khắc: ? Em biết gì về điêu khắc lúc này, Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu. HS nhóm 6 trình bày: Điêu khắc gồm các tượng tròn, phù điêu, gò kim loại; bằng chất liệu thạch cao, xi măng , đá, gỗ... Các tác phẩm điêu khắc phản ánh tư tưởng tình cảm của nhân dân, những con người của xã hội mới, những anh hùng liệt sĩ trong kháng chiến... Những tác phẩm tiêu biểu: Nắm đất miền Nam- Phạm Xuân Thi, Liệt sĩ Võ Thị Sáu- Diệp Minh Châu, Chiến thắng Điện Biên Phủ – Nguyễn Hải... HS còn lại nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung. I Vài nét về bối cảnh lịch sử: Đất nước tạm chia cắt hai miền (Nam- Bắc). Nhân dân cả nước và các họa sĩ tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và chiến đấu. II Thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam: Tranh sơn mài: Qua bản cũ (1957- Lê Quốc Lộc), Tre (1957- Trần Đình Thọ), Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An) Tranh lụa: Được mùa- Nguyễn Chung, Hành quân mưa – Phan Thống, Làng ven núi – Nguyễn Thụ. Tranh khắc: Mùa xuân – Nguyễn Thụ, Mẹ con – Đinh Trọng Khang, Oâng cháu – Huy Oánh... Tranh sơn dầu: Một buổi cày – Lưu Công Nhân, Đồi cọ – Lưu Xuân Nhị, Tiếng đàn bầu – Sĩ Tốt. Tranh màu bột: Đền voi phục – Văn Giáo, Mùa xuân trên bản – Trần Lưu Hậu, Ao làng – Phan Thị Hà. Điêu khắc: Nắm đất miền Nam- Phạm Xuân Thi, Liệt sĩ Võ Thị Sáu- Diệp Minh Châu, Chiến thắng Điện Biên Phủ – Nguyễn Hải... 4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố: GV chia lớp thành 2 dãy GV đưa tên tác phẩm HS đại diện 2 dãy lần lượt lên bảng điền tên tác giả và chất liệu Tác phẩm Chất liệu Tác giả Nhớ một chiều Tây Bắc Tranh sơn mài Phan Kế An Được mùa Tranh lụa Nguyễn Tiến Chung Mùa xuân Tranh khắc Nguyễn Thụ Một buổi cày Tranh sơn dầu Lưu Công Nhân Ao làng Tranh màu bột Phan Thị Hà Nắm Đất miền Nam Tượng thạch cao Phạm Xuân Thi HS nhận xét. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tích cưc tham gia. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Đọc bài ở SGK. Sưu tầm thêm tranh, ảnh, bài viết trên sách báo Chuẩn bị bài 11: “MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT ViỆT Nam giai đoạn 1954-1975” + Tìm hiểu bài, tiểu sử các tác giả, nội dung tác phẩm. + Sưu tầm tranh ảnh cĩ liên quan đến bài học. 5 RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai 10 So luoc mi thuat Viet Nam giai doan 1954 1975.doc
Giáo án liên quan