Giáo án MT 8------------------------------------------------------------------
-Trang 1 -
Câu 1:Trình bày vài nét khái quát về bối cảnh xã hội và sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975?(5 điểm)
Câu 2:Kể tên một số chất liệu mà các họa sĩ đã sử dụng để sáng tác trong giai đoạn 1954-1975?(5 điểm)
=>Giai đoạn này đất nước ta bị chia làm 2 miền,miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ-ngụy.
Các họa sĩ cũng tích cực tham gia vào mặt trận sản xuất và chiến đấu,họ là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa,nghệ thuật.
=>Các chất liệu:sơn mài,lụa,sơn dầu,màu bột
=>Giai đoạn này các họa sĩ chủ yếu sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 11: Thưởng thức Mĩ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 11
Ngày dạy: 25/10/2012
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
MỘT SỐ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA
MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
_Hs hiểu biết thêm về các thành tựu mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ năm 1954 đến 1975 thông qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
1.2.Kĩ năng:
_Biết thêm về một số chất liệu trong sáng tác mĩ thuật.
1.3.Thái độ:
_Thêm yêu và trân trọng nền mĩ thuật cách mạng Việt Nam.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của MT VN giai đoạn 1954-1975
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
_Câu hỏi thảo luận nhóm.
3.2.Học sinh:
_Sưu tầm tranh,ảnh liên quan đến nội dung bài học.
4.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8a1
8a2
8A3
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Trình bày vài nét khái quát về bối cảnh xã hội và sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975?(5 điểm)
Câu 2:Kể tên một số chất liệu mà các họa sĩ đã sử dụng để sáng tác trong giai đoạn 1954-1975?(5 điểm)
=>Giai đoạn này đất nước ta bị chia làm 2 miền,miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ-ngụy.
Các họa sĩ cũng tích cực tham gia vào mặt trận sản xuất và chiến đấu,họ là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa,nghệ thuật.
=>Các chất liệu:sơn mài,lụa,sơn dầu,màu bột
=>Giai đoạn này các họa sĩ chủ yếu sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng
4.3.Tiến trình bài học:
*Giới thiệu bài:
_Ở bài 10,các em đã được tìm hiểu sơ lược về Mt Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975.Để hiểu rõ hơn,bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số tác giả,tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1:Hướng dẫn Hs tìm hiểu về họa sĩ Trần Văn Cẩn và tác phẩm Tát nước đồng chiêm: (10p)
?Hãy tóm tắt tiểu sử của họa sĩ TVC?
=>Trần Văn Cẩn(1910-1994) tại Kiến An,Hải Phòng.Tốt nghiệp trường cao đẳng MT Đông Dương khóa 1931-1936.Tham gia Hội Văn hóa cứu quốc,kháng chiến toàn quốc bùng nổ ông lên chiến khu Việt Bắc vừa dạy học vừa vẽ.
?Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của ông?
=>Con đọc bầm nghe,Em Thúy,Nữ dân quân miền biển
?Những công việc và chức vụ ông đã từng làm?
=>Họa sĩ,nhà giáo,nhà quản lí.Từng là tổng thư kí Hội Mỹ thuật,hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
?Ông đã được nhà nước trao tặng danh hiệu gì?
=>Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật.
_Gv phân tích bức tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm:tranh vẽ về đề tài sản xuất nông nghiệp,ca ngợi cuộc sống lao động của người nông dân.Người và cảnh được thể hiện bằng màu sắc nổi bật trên nền đen của chất liệu sơn ta.Bố cục có 10 người xếp thành mảng chéo,8 người bên trái và 2 người bên phải.Các nhân vật với những dáng vẻ khác nhau tạo nhịp điệu như múa,cánh đồng trở nên nhộn nhịp như ngày hội
=>Tát nước đồng chiêm là một tác phẩm sơn mài xuất sắc của họa sĩ TVC và cũng là một thành công của MT Việt Nam về đề tài nông nghiệp.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Sáng với tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ: (15p)
?Tóm tắt tiểu sử của họa sĩ Nguyễn Sáng?
=>Nguyễn Sáng(1923-1988) tại Mĩ Tho,Tiền Giang.Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945.Là người vẽ mẫu tiền mới cho chính quyền cách mạng.Tham gia nhiều chiến dịch.Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-nghệ thuật.
?Một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
=>Giặc đốt làng tôi,Thanh niên Thành đồng
_Gv phân tích tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”giáo dục hs biết ơn các chiến sĩ cĩ cơng giữ gìn và bảo vệ tổ quốc :là tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng,tranh diễn tả lễ kết nạp ngay trong chiến hào ngoài mặt trận,lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt,hình ảnh các chiến sĩ bị thương giữa hai trận đánh được kết nạp vào Đảng-lí tưởng cao đẹp nhất của người cách mạng.Hình khối đơn giản,chắc khỏe
=>”Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp về người chiến sĩ cách mạng.
*Hoạt động 3:Hướng dẫn Hs tìm hiểu về họa sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh về phố cổ Hà Nội: (10p)
?Tóm tắt tiểu sử của họa sĩ BXP?
=>Bùi Xuân Phái(1920-1988) tại Quốc Oai,Hà Tây.Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945.
Tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội và lên chiến khu Việt Bắc.
Giảng dạy tại trường CĐMT Việt Nam từ 1956-1957.
Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT.
?Sở trường của ông là gì?
=>Ông chuyên vẽ về phố cổ Hà Nội,về cảnh đẹp đất nước và chân dung các nghệ sĩ chèo.
_Gv phân tích mảng tranh Phố cổ Hà Nội:những khung cảnh phố vắng với các đường nét xô lệch,mái tường rêu phong.Màu sắc đơn giản nhung đằm thắm và sâu lắng.Tranh của họa sĩ gợi cho người xem tình cảm yêu mến đối với Hà Nội cổ kính.
=>”Phố cổ Hà Nội có một vị trí đáng kể trong nền mỹ thuật đương đại Việt nam.
1.Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm:
*Tiểu sử:
_Trần Văn Cẩn(1910-1994) quê Kiến An,Hải Phòng.
_Tốt nghiệp trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.Là họa sĩ,nhà giáo,nhà quản lí.Được trao tặng giải thưởng HCM về Văn học-Nghệ thuật.
*Tác phẩm sơn mài”Tát nước đồng chiêm”:
_ Đề tài sản xuất nông nghiệp.Bố cục chặt chẽ,các nhân vật như đang nhảy múa.Ca ngợi cuộc sống lao động tập thể.
2.Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài”Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”:
*Tiểu sử:
_Nguyễn Sáng (1923-1988) tại Mĩ Tho,Tiền Giang.
_Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương.Là người vẽ mẫu tiền cho chính quyền cách mạng.Tham gia nhiều chiến dịch.Được trao tặng giải thưởng HCM về Van học-Nghệ thuật.
*Tác phẩm sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”:
_Đề tài chiến tranh cách mạng.Hình khối đơn giản,chắc khỏe.Thể hiện buổi lễ kết nạp Đảng cho các chiến sĩ bị thương ngay trong chiến hào.
3.Họa sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh về phố cổ Hà Nội:
*Tiểu sử:
_Bùi Xuân Phái(1920-1988) quê Quốc Oai,Hà Tây.
_Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương.
_Say mê đề tài phố cổ,phong cảnh,chân dung diễn viên chèo.
_Được trao tặng giải thưởng HCM về Văn học–Nghệ thuật.
*Phố cổ Hà Nội:
_Những cảnh phố vắng với đường nét xô lệch,mái tường rêu phong.
_Màu sắc đơn giản,sâu lắng.
4.4.Tổng kết:
_Chọn câu trả lời không chính xác trong 4 câu sau:
*Sự giống nhau của 3 họa sĩ được nhắc đến trong bài là:
a.Đều tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương
b.Đều vẽ tranh về thiếu nữ Hà thành =>b
c.Đều tham gia kháng chiến.
d.Đều nhận được giải thưởng HCM về VH-NT.
*”Phố cổ Hà Nội” là chùm tác phẩm vẽ về:
a.Cảnh phố phường nhộn nhịp. =>a
b.Cảnh phố phường vắng vẻ.
c.Những mái ngói rêu phong.
d.Phố phường Hà Nội ngày xưa.
4.5.Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
_Về nhà học bài.Trả lời câu hỏi 1,2/121.
* Đối với bài học tiết sau:
_Chuẩn bị bài: Trình bày bìa sách
+Xem trước nội dung bài học
+Chuẩn bị giấy vẽ,màu vẽ,bút chì,gôm
5.PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Mi thuat 8 trinh bay bia sach.doc