Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Bài 6: Thưởng thức Mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam - Năm học 2013-2014

. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng.

 - Có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá lịch sử của quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ.

1. Tài liệu tham khảo:

 - Lê Thanh Đức: Nét đẹp đình làng, NXB Mĩ Thuật 2001

 - Điêu khắc dân gian thế kỉ XVI - XVII - XVIII, NXB Ngoại Văn 1975.

 - Bài viết về chạm khắc gỗ trong tạp chí mĩ thuật.

2. Đồ dùng dạy- học.

Giáo viên.

 - Sưu tầm một số ảnh về đình làng.

 - Một số ảnh chụp các bức chạm khắc dân gian (sưu tầm trong sách, báo, các tập tranh của NXB Mĩ Thuật).

Học sinh.

 - Sách giáo khoa (xem trước bài học).

 - Sưu tầm các bài viết, ảnh liên quan đến bài học.

3. Phương pháp.

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp thuyết trình.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp thảo luận nhóm.

 - Phương pháp đánh giá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu cách vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương ?

- Gọi hs đem bài vẽ lên chấm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Bài 6: Thưởng thức Mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 9/ 2013 Tuần 7 MT 9 Tiết 7 Bài 6: Thường thức mĩ thuật CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. - Cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng. - Có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá lịch sử của quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ. 1. Tài liệu tham khảo: - Lê Thanh Đức: Nét đẹp đình làng, NXB Mĩ Thuật 2001 - Điêu khắc dân gian thế kỉ XVI - XVII - XVIII, NXB Ngoại Văn 1975. - Bài viết về chạm khắc gỗ trong tạp chí mĩ thuật. 2. Đồ dùng dạy- học. Giáo viên. - Sưu tầm một số ảnh về đình làng. - Một số ảnh chụp các bức chạm khắc dân gian (sưu tầm trong sách, báo, các tập tranh của NXB Mĩ Thuật). Học sinh. - Sách giáo khoa (xem trước bài học). - Sưu tầm các bài viết, ảnh liên quan đến bài học. 3. Phương pháp. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp đánh giá. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu cách vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương ? - Gọi hs đem bài vẽ lên chấm. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG GV phát phiếu học tập – HS thảo luận trong 5 phút, sau đó trình bày. Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam. Nhóm 1 1. Nêu vai trò của đình làng VN ? 2. Nêu đặc điểm của kiến trúc đình làng ? 3. Kể tên một số ngôi đình tiêu biểu ở VN ? + HS trình bày: - Giáo viên trình bày ngắn gọn các ý sau: + Ở vùng đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, theo truyền thống mỗi làng xa thường xây dựng một ngôi đình riêng. Đình là nơi thờ Thành Hoàng của địa phương, đồng thời là nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã và tổ chức lễ hội. + Kiến trúc đình làng thường được kết hợp với chạm khắc trang trí. Đây là nghệ thuật của những người thợ là nông dân nên mang đặc điểm mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động. + Đình làng là niềm tự hào, là hình ảnh thân thuộc, gắn bó trong tình yêu của người dân đối với quê hương. Những ngôi đình đẹp, nổi tiếng như: Đình Bảng (Bắc Ninh), Lỗ Hạnh (Bắc Giang), Tây Đằng, Chu Quyến (Hà Tây)... là những công trình độc đáo của nền nghệ thuật truyền thồng Việt Nam. I. Vài nét khái quát. - Kiến trúc đình làng thường được kết hợp với chạm khắc trang trí. - Đình là nơi thờ Thành Hoàng của địa phương, đồng thời là nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã và tổ chức lễ hội. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng. Nhóm 2. 1. Nêu nội dung của các bức chạm khắc ? 2. Các bức chạm khắc gỗ ở các đình làng phản ánh những đề tài gì ? Qua tác phẩm nào ? + HS trình bày: - GV: nêu khái quát . + Chạm khắc đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam được những người thợ chạm khắc ở làng xã sáng tạo nên. Với những nét chạm dứt khoát, chắc tay và nguồn cảm hứng dồi dào của người sáng tạo. - GV sử dụng ĐDDH, hướng dẫn học sinh quan sát hình ở bài 6 ở SGK để học sinh chú ý các nội dung sau: + Chạm khắc trang trí là một bộ phận quan trọng của kiến trúc đình làng. + Nội dung các bức chạm khắc miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân nên rất phong phú, dí dỏm. + Cảnh vật ở các bức chạm khắc tự nhiên, mộc mạc: Cảnh sinh hoạt và những hình ảnh của cuộc sống thường nhật được biểu hiện bằng hình thức giản dị, trực tiếp và chân chất là những cảnh sinh hoạt xã hội quen thuộc như: Gánh con, đánh cờ, uống rượu, đấu vật, các trò chơi dân gian, nam nữ vui chơi.... Cách tạo hình khoẻ khoắn, mạch lạc và tự do, thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của nghệ thuật cung đình, chính thống. + Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động với các nhát chạm dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng nhưng chính xác đã tạo nên độ nông sâu khác nhau khiến các bức phù điêu đạt tới sự phong phú về hình mảng và hiệu quả không gian. - GV cho học sinh liên hệ: ? Ở nơi em ở có những đình làng nào? ? Đình làng đó được chạm khắc trang trí như thế nào?(Học sinh suy nghĩ => Trả lời theo sự hiểu biết và cảm nhận của mình). Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng. Nhóm 3 1. Các bức chạm khắc phản ánh điều gì ? 2. Nét chạm khắc phản ánh điều gì ? => Giáo viên kết luận: - Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian, do người dân sáng tạo lên cho chính họ, vì thế đối lập với trang trí cung đình, chính thống với những quy tắc nghiêm ngặt, mang tính tượng trưng. - Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc. II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng. - Chạm khắc trang trí là một bộ phận quan trọng của kiến trúc đình làng. - Nội dung: miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân nên rất phong phú, dí dỏm. - Cảnh vật ở các bức chạm khắc tự nhiên, mộc mạc. - Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc. III. Một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng. - Nội dung miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của người dân. - Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khỏe khoắn ,bộc lộ tâm hồn ng sáng tạo ra nó. 4. Củng cố. GV tóm lại những nội dung chính của bài 5. Dặn dò. - Sưu tầm một số bức tượng chân dung. - Xem trước bài 9. - Chuẩn bị tranh, ảnh đơn giản có thể làm mẫu để phóng to tranh. IV. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kí duyệt tuần 7

File đính kèm:

  • docMT 9 Tuần 7 (1).doc
Giáo án liên quan