Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Tiết 20, Bài 24: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam

1 – MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết thêm về một số tranh dân gian Việt Nam.

- HS hiểu về ý nghĩa nội dung của một số tranh dân gian Việt Nam.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được kĩ năng quan sát và phân tích nét đẹp nghệ thuật trong tranh dân gian Việt Nam.

- HS thực hiện thành thạo cảm nhận về tính tạo hình ở dòng tranh dân gian VIệt Nam.

1.3 Thái độ:

- Thói quen : Học tập kĩ thuật và cách sử dung màu ở tranh dân gian Việt Nam.

- Tính cách : Học sinh thêm yêu mến văn hòa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

2 – NỘI DUNG HỌC TẬP

- Đại Cát

- Chợ quê.

- Phật bà quan âm.

- Đám cưới chuột.

3 – CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Một số tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.

3.2. Học sinh:

- Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam.

- Tìm hiểu bài trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Tiết 20, Bài 24: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 – Tiết PPCT : 20 Ngày dạy :./../.. Bài: 24: Thường thức mĩ thuật. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM 1 – MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết thêm về một số tranh dân gian Việt Nam. - HS hiểu về ý nghĩa nội dung của một số tranh dân gian Việt Nam. 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện được kĩ năng quan sát và phân tích nét đẹp nghệ thuật trong tranh dân gian Việt Nam. - HS thực hiện thành thạo cảm nhận về tính tạo hình ở dòng tranh dân gian VIệt Nam. 1.3 Thái độ: - Thói quen : Học tập kĩ thuật và cách sử dung màu ở tranh dân gian Việt Nam. - Tính cách : Học sinh thêm yêu mến văn hòa truyền thống đặc sắc của dân tộc. 2 – NỘI DUNG HỌC TẬP - Đại Cát - Chợ quê. - Phật bà quan âm. - Đám cưới chuột. 3 – CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Một số tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống. 3.2. Học sinh: - Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam. - Tìm hiểu bài trước. 4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 6a1: 6a2:.. 6a3:. 6a4:. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Em hãy so sánh kĩ thuật sản xuất tranh Đông Hồ với Hàng Trống? HSTL : Học sinh nhận xét theo sự hiểu Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học ) Em hãy kể tên một số tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống mà em biết ? HSTL: - Đại Cát - Chợ quê. - Phật bà quan âm. - Đám cưới chuột. GV nhận xét đánh giá và giới thiệu vào bài mới. 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1 : ( 5p ) Giáo viên giới thiệu và nhắc lại một vài nét về tranh dân gian Việt Nam Mục tiêu: Kiến thức:HS biết thêm về tranh dân gian, ôn lại kiến thức cũ.. Kĩ năng: HS có kĩ năng phân biệt hai dòng tranh dân gian. GV giới thiệu: Tranh dân gian là loại tranh có từ lâu đời, do nhân dân sáng tác theo ý tưởng độc đáo. Tranh dân gian Việt Nam còn gọi là tranh tết. Nội dung đề tài của tranh rất gần gũi, phản ánh cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, ước mơ và tín ngưỡng của người dân lao động. Có hai dòng tranh tiêu biểu là tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. HS chú ý lắng nghe. * Hoạt động 2: ( 15p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh, trao đổi nhóm Mục tiêu: Kiến thức: HS biết nội dung và nguồn gốc của bức tranh.. Kĩ năng: HS phân tích vẻ đẹp trong tranh Gà Đại Cát. GV chia lớp ra thành từng nhóm: + Nhóm 1: Gà Đại Cát ( Tranh Đông Hồ ) + Nhóm 2: Chợ quê ( Tranh Hàng Trống ) + Nhóm 3 : Đám cưới chuột (Tranh Đông Hồ ) + Nhóm 4: Phật bà quan âm (Tranh Hàng Trống) Nội dung thảo luận: ? Bức tranh thuộc dòng tranh nào? ? Nội dung tranh phản ánh điều gì? ? Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào? ? Nêu ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của bức tranh? Học sinh thảo luận và trình bày trong 15 phút * Hoạt động 3: ( 15p) Giáo viên cùng các tổ nhận xét phần trình bày kết quả thảo luận. Mục tiêu: Kiến thức:HS biết rõ hơn về ý nghĩa của tranh dân gian. Kĩ năng:HS cảm nhận tốt giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. GV đọc phần trả lời và các nhóm khác cùng nhận xét bổ xung Học sinh các tổ khác nhận xét và bổ xung Giáo viên củng cố: Mỗi bức tranh đều mang những nét đẹp riêng nhưng đều thể hiện nguyện vọng ước mơ của con người về cuộc sống. Kĩ thuật làm tranh đề sản xuất trên khuôn ván gỗ, in trên giấy dó. Màu của tranh đơn giản mang tính cách điêu cao, giàu tính trang trí. Đặc biệt tranh đều mang tính tượng hình, giàu ý nghĩa nhân văn. I. Gà Đại Cát ( tranh Đông Hồ ) - Gà “ Gà Đại Cát” thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ. - Tranh vẽ một chú gà trống có dáng oai vệ, hùng dũng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông. - Màu sắc đơn giản: Đỏ, xanh, vàng, đen, có tính cách điệu cao. - Thể hiện sự ươc mong thịnh vượng và trấn át ma quỷ. II. Chợ quê ( Tranh Hàng Trống ) Chợ quê thuộc dòng tranh Hàng Trống. Phản ánh cảnh sinh hoạt nông thôn đông vui, tấp nập. Phiên chợ có kẻ mua người bán với nhiều dáng vẻ khác nhau. Màu sắc đa dạng phong phú. Ý nghĩa : Nét văn hóa của chợ quê Việt Nam. III. Đám cưới chuột ( Tranh Đông Hồ ) Tranh Đám cưới chuột thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ. Nội dung: Cảnh đám rước cưới của học nhà chuột và cống nạp lễ cho mèo Màu sắc: Sử dụng màu êm dị nhưng vô cùng sống động. Ý nghĩa: Thể hiện giai cấp trong xã hội phong kiến của Việt Nam xưa kia. IV. Tranh Phật bà quan âm ( Tranh Hàng Trống ). Tranh thể hiện phật bà với tư thế tĩnh, huyền bí của nhà phật. Thể hiện niềm tin của con người. 4.4 Tổng kết GV yêu cầu học sinh tóm tắt toàn bộ nội dung bài học . GV đưa ra một số tranh dân gian yêu cầu học sinh phân biệt hai dòng tranh. HS trả lời GV nhận xét đánh giá chung tiết học. 4.5 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Học và trả lời câu hỏi cuối bài, sưu tầm và tập phân tích tranh tranh dân gian. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị bài 20: Mẫu có hai đồ vật ( Tiết 1 ) + Giấy vẽ, chì, tẩy. 5 – PHỤ LỤC - SGK Mĩ thuật 6. - SGV Mĩ thuật 6. - Tranh minh họa tranh dân gian Việt Nam.

File đính kèm:

  • docBai 24 gioi thieu mot so tranh dan gian Viet Nam.doc