Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Tiết 1, Bài 2: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời cổ đại

1 MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

 -Học sinh biết được sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại.

- Học sinh hiểu sự ra đời và phát triển của mĩ thuật Việt Nam thời cổ

1.2. Kỹ năng:

 -Học sinh thực hiện được nhận biết mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

 -Học sinh thực hiện thành thạohiểu biết về giá trị thẩm mĩ của người Việt Cổ thông qua sản phẩm, dấu ấn mĩ thuật.

1.3. Thái độ :

-Thói quen:Nghiên cứu tài liệu phục vụ bài học.

- Tính cách: Học sinh biết trân trọng nghệ thuật đặc sắc của ông cha để lại

2 NỘI DUNG HỌC TẬP

 Hs hiểu sơ lược về mĩ thuật thời kì cổ đại.

3 CHUẨN BỊ

 3.1Giáo viên :

- Tranh ảnh, hình vẽ liên quan đến bài học.

- Bộ ĐDDH MT6 Anh trống đồng

3.2 Học sinh:

- Sưu tầm hình ảnh Mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại.

4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 6A1 : 6A2: 6A3: 6A4:

 4.2 Kiểm tra miệng

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

4.3 Tiến trình bài học

 Giới thiệu bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Tiết 1, Bài 2: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 .TPPCT: Tiết 1 Ngày dạy: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI CỔ ĐẠI Bài2: 1 MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: -Học sinh biết được sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại. - Học sinh hiểu sự ra đời và phát triển của mĩ thuật Việt Nam thời cổ 1.2. Kỹ năng: -Học sinh thực hiện được nhận biết mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. -Học sinh thực hiện thành thạohiểu biết về giá trị thẩm mĩ của người Việt Cổ thông qua sản phẩm, dấu ấn mĩ thuật. 1.3. Thái độ : -Thói quen:Nghiên cứu tài liệu phục vụ bài học. - Tính cách: Học sinh biết trân trọng nghệ thuật đặc sắc của ông cha để lại 2 NỘI DUNG HỌC TẬP Hs hiểu sơ lược về mĩ thuật thời kì cổ đại. 3 CHUẨN BỊ 3.1Giáo viên : Tranh ảnh, hình vẽ liên quan đến bài học. Bộ ĐDDH MT6 Aûnh trống đồng 3.2 Học sinh: Sưu tầm hình ảnh Mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại. 4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1 : 6A2: 6A3: 6A4: 4.2 Kiểm tra miệng - Kiểm tra dụng cụ học tập. 4.3 Tiến trình bài học Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1:10p Tìm hiểu một vài nét về lịch sử Mục tiêu: -HS biết vài nét về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại. -HS hiểu sự ảnh hưởng của lịch sử xã hội tới mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. Thời kỳ đồ đá còn gọi là thời nguyên thuỷ cách đây hàng vạn năm. ? Thời kỳ đồ đá chia thành mấy thời kỳ (Chia làm 2 thời kỳ:Thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ đồ đá mới). HS trả lời và bổ sung. GV nhận xét bổ sung: Các hiện vật đồ đá cũ được các nhà khảo cổ phát hiện ra ở di chỉ Núi Đọ (Thanh Hoá). Các hiện vật thuộc thời kì đồ đá mới được phát hiện với nền văn hoá Bắc Sơn và Quỳnh Văn. GV: Thời kì đồ đồng cách đây khoảng 4000 – 5000 năm. Tiêu biểu là trống đồng _ kiệt tác của thời kỳ cổ đại và đạt tới đỉnh cao về chế tác và nghệ thuật trang trí của ngưới Việt cổ thuộc nền văn hóa Đông Sơn. ? Thời kỳ đồ đồng đồng gồm mấy giai đoạn phát triển (Gồm 4 giai đoạn phát triển liên tục từ thấp đến cao là:Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn). HS trả lời, nhận xét và bổ sung. GV nhận xét bổ sung. * Hoạt động 2: (28p)Tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại Mục tiêu: -Hs biết sư ra đời của MT Việt Nam thời kì cổ đại. -Hs hiểu sơ lược MT Việt Nam thời kì cổ đại. 1 Tìm hiểu một vài nét về mĩ thuật thời kì đồ đá: GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong SGK và ĐDDH. HS quan sát và phân tích: Trong nhóm mặt người có thể phân biệt nam, nữ qua nét mặt và kích thước: Hình mặt người bên ngoài có khuôn mặt thanh tú đậm chất nữ giới. Hình mặt giữa có khuôn mặt vuông hình chữ điền, lông mày rộng mang đậm chất nam giới. ? Tại sao trên mặt người cổ đại có sừng (Là biểu tượng của nhân vật hoá trang) HS trả lời. ? Về nghệ thuật diễn tả được diễn tả như thế nào HS trả lời và bổ sung. GV nhận xét bổ sung: Các hình vẽ được khắc trên vách đá sâu tới 2m với công cụ chạm khắc bằng đá hoặc mảnh gốm thô. Được diễn tả ở một góc nhìn chính diện, đường nét dứt khoát, bố cục cân đối. Cách sắp xếp bố cục cân xứng, tỉ lệ hợp lý tạo được cảm giác hài hòa. GV bổ sung thêm: - Từ xưa con người đã biết thể hiện tình cảmbằng cách khắc, vạch trên những viên đá cuội hình mặt người ( trán nhăn, cằm rộng, mắt nheo, miệng cười...) được tìm thấy ở Na-ca (Thái Nguyên) Con người biết chế tạo các công cụ sản xuất: rìu đá, chày và bàn nghiền. 2 Tìm hiểu một vài nét về mĩ Thuật thời kì đồ đồng: GV: Sự xuất hiện kim loại đầu tiên là đồng, sau đó là sắt đã thay đổi cơ bản xã hội Việt Nam đó là sự chuyển dịch về hình thái xã hội nguyên thuỷ sang hình thái văn minh. GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở SGK và ĐDDH aĐồ đồng: Các công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt và vũ khí như rìu, thạp, dao gâm,... được làm bằng đồng. ? Đặc điểm chung của đồ đồng ở thời kì này HS trả lời: Đặc điểm chung: Đồ đồng thời kì này được trang trí đẹp và tinh tế. Người Việt đã biết phối kết hợp nhiều kiểu hoa văn, phổ biến là sóng nước và hình chữ S và những hoa văn hình kỉ hà nằm ngang rất tinh tế... GV: Ngoài ra thời kì này còn có nhiều đồ trang sức và tượng nghệ thuật. bTrống đồng Đông Sơn: Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, là nơi đầu tiên mà các nhà khảo cổ học phát hiện được một số đồ đồng vào năm 1924. Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam: Tạo dáng và nghệ thuật chạm khắc. Bố cục mặt trống là những đường tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa. Nghệ thuật trang trí mặt trống và tang trống (thân trống) là sự kết hợp giữa hoa văn diễn tả theo lối hình học hóa và hình chữ S với hoạt động của con người, chim, thú rất nhuần nhuyễn hợp lí. GV: Đặc điểm quan trọng của nghệ thuật Đông Sơn là hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới của muôn loài. I Sơ lược về bối cảnh lịch sử: Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển của loài người. Nghệ thuật cổ đại Việt Nam có sự phát triển liên tục, trải dài qua nhiều thế kỉ. II Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại: 1 Thời kì đồ đá: - Hình mặt người và các con thú trên vách đá hang Đồng Nội, Hoà Bình. Hình mặt người trên những viên đá cuội. 2 Thời kì đồ đồng: aĐồ đồng: - Các dụng cụ:rìu, dao gâm, giáo, mũi lao được tạo dáng và trang trí đẹp Ngoài ra thời kì này còn có nhiều đồ trang sức và tượng nghệ thuật. bTrống đồng Đông Sơn: - Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam. Nghệ thuật trang trí là sự kết hợp giữa hoa văn diễn tả theo lối hình học hóa và hình chữ S 4.4. Tổng kết ? Thời kỳ đồ đá để lại những dấu ấn lịch sử nào? (hình mặt người ở các hang, những viên đá cuội có khắc hình mặt người...). ? Vì sao nói trống đồng Đông Sơn không chỉ là nhạc cụ tiêu biểu mà còn là tác phẩm mĩ thuật tuyệt đẹp của nghệ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại (Đẹp ở tạo dáng với nghệ thuật chạm khắc trên mặt trống và tang trống rất sôi động bằng lối vẽ hình học hóa). HS trả lời.GV nhận xét bổ sung. 4.5. Hướng dẫn học tập - Về nhà đọc bài và học bài - Chuẩn bị bài 3: “SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN”. - Tìm hiểu luật xa gần (SGK) 5 PHỤ LỤC. SGK mĩ thuật lớp 6 SGV mĩ thuật lớp 6 Tranh a5

File đính kèm:

  • docBai 2So luoc mi thuat Viet Nam thoi ki co dai.doc