Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 21: Thưởng thức mĩ thuật - Tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm bắt được vài nét về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.

2. Kỹ năng:

 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nội dung của tranh thông qua hình thức thể hiện về bố cục, hình vẽ, màu sắc. Biết phân tích, đánh giá tác phẩm.

3. Thái độ:

 - Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam

2. HS:

- Đọc trước bài, sưu tầm tranh dân gian Việt Nam

 III. Phương pháp:

 Trực quan – Đàm thoại – Giải thích – Thảo luận nhóm

IV. Nội dung bài dạy.

 + Giới thiệu bài: (1) Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về chúng ta lại được chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật đặc sắc – đó là tranh dân gian, miêu tả cảnh nhộn nhịp đón xuân hay những cảnh sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống. Để nắm bắt được đặc điểm và hiểu kỹ hơn về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian, hôm nay thầy và các em cùng nhau tìm hiểu bài” Tranh dân gian Việt Nam”

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 21: Thưởng thức mĩ thuật - Tranh dân gian Việt Nam - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2013 - 2014 Giáo án Mỹ thuật 6 Giáo viên: Trần Lê Viên Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài: 21 – Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Học sinh nắm bắt được vài nét về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. 2. Kỹ năng: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nội dung của tranh thông qua hình thức thể hiện về bố cục, hình vẽ, màu sắc. Biết phân tích, đánh giá tác phẩm. 3. Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam 2. HS: - Đọc trước bài, sưu tầm tranh dân gian Việt Nam III. Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Giải thích – Thảo luận nhĩm IV. Nợi dung bài dạy. + Giới thiệu bài: (1) Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về chúng ta lại được chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật đặc sắc – đó là tranh dân gian, miêu tả cảnh nhộn nhịp đón xuân hay những cảnh sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống. Để nắm bắt được đặc điểm và hiểu kỹ hơn về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian, hôm nay thầy và các em cùng nhau tìm hiểu bài” Tranh dân gian Việt Nam” Nội dung TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 21: Thường thức mỹ thuật: TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I/. Vài vét về tranh dân gian. - Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Tranh thường để trang trí đón xuân hay thờ cúng nên còn gọi là tranh Tết hay tranh thờ. - Một số địa phương nổi tiếng với nghề làm tranh như: Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng - Đề tài trong tranh dân gian rất gần gũi với đời sống của nhân dân như: Chúc tụng, lịch sử, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, châm biếm đả kích. II/. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. 1. Tranh Đông Hồ. - Được sản xuất tại làng Đông Hồ Tỉnh Bắc Ninh. Tranh được sản xuất hàng loại bằng những ván gỗ khắc và in trên nền giấy Dó quét màu Điệp. Tranh có bao nhiêu màu là có bấy nhiêu bản khắc. Màu sắc được lấy từ thiên nhiên. Tranh Đông Hồ chủ yếu phục vụ cho tầng lớp nhân dân lao động nên đường nét trong tranh rất chắc khỏe, mảng hình to, rõ ràng, màu sắc đơn giản mộc mạc và thường in nét viền đen làm cho tranh thêm đậm đà, sống động. 2. Tranh Hàng Trống. - Được sản xuất và bày bán tại phố Hàng Trống – Hà Nội. Tranh Hàng Trống chỉ cần một bản gỗ khắc in nét viền đen, sau đó nghệ nhân trực tiếp tô màu bằng bút lông. Màu sắc lấy từ phẩm nhuộm nguyên chất. Tranh phục vụ chủ yếu cho tầng lớp trung lưu và thị dân nên đường nét trong tranh rất mảnh mai, tinh tế, màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng. III/. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian. - Tranh dân gian rất chú trọng đến đường nét và màu sắc. Tranh có vẻ đẹp hài hòa, hình tượng có tính khái quát cao, đề tài gần gũi với đời sống của nhân dân nên rất được nhân dân yêu thích và trân trọng. 1’ 10’ 11’ 11’ 5’ 3’ 1’ - GV ghi tên bài lên bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tranh dân gian. - GV cho HS nêu những hiểu biết của mình về tranh dân gian. - GV cho HS quan sát một số tranh và yêu cầu các em nhận xét về: Nội dung, đề tài, màu sắc. - GV giới thiệu một số địa phương có nghề làm tranh và một số đề tài quen thuộc trong tranh dân gian. - GV tóm tắt lại đặc điểm của tranh dân gian. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. + Tranh Đông Hồ. - GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Đông Hồ. - GV giới thiệu về cách làm tranh và giấy in tranh. - GV cho HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài. - GV tóm tắt lại những đặc điểm của dòng tranh Đông Hồ. + Tranh Hàng Trống. - GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Hàng Trống. - GV giới thiệu về cách làm tranh và giấy in tranh. - GV cho HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài. - GV tóm tắt lại những đặc điểm của dòng tranh Hàng Trống Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian. - GV cho HS tóm tắt lại những đặc điểm của tranh dân gian. - GV phân tích về cách chọn đề tài, diễn tả bố cục, hình vẽ trong tranh để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của tranh dân gian. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học. - Cho HS quan sát hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, yêu cầu HS nêu cảm nhận và phân biệt đặc điểm của hai dòng tranh trên. - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK. Hoạt động 5: Dặn dị và kết thúc. + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới Bài 22: TTMT – Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam - HS ghi bài vào vở Hoạt động 1: - HS nêu những hiểu biết của mình về tranh dân gian. - HS quan sát một số tranh nhận xét về: Nội dung, đề tài, màu sắc. - Quan sát GV giới thiệu về tranh dân gian. Hoạt động 2: - HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Đông Hồ. - HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài. - Quan sát GV giới thiệu đặc điểm của tranh Đông Hồ. - HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Hàng Trống. - HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài. - Quan sát GV tóm tắt lại những đặc điểm của dòng tranh Hàng Trống Hoạt động 3: - HS tóm tắt lại những đặc điểm của tranh dân gian. - Quan sát GV phân tích giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Hoạt động 4: - HS nhắc lại kiến thức đã học. - HS nêu cảm nhận và phân biệt đặc điểm của hai dòng tranh trên. Hoạt động 5: - Chú ý lắng nghe GV dặn dị để về nhà thực hiện

File đính kèm:

  • docBai 21 TTMT Tranh dan gian Viet Nam.doc