Các họa tiết trang trí là những hình gì?
-Hình hoa, lá, con vật ở các họa tiết trang trí có đặc điểm gì?
-HS khá, giỏi: Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như thế nào?
-Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu?
-BVMT: Em hãy nêu cách bảo vệ và giữ gìn các di sản dân tộc như Đình, chùa, lăng tầm, ?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 4 - Tuần 4 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy //
Môn Mĩ thuật
Tiết 4 Bài 4 VẼ TRANG TRÍ
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
Mục tiêu
Tìm hiểu vẽ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
Biết cách chép họa tiết dân tộc.
Chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
HS khá giỏi: Chép được họa tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.
BVMT: HS nêu được cách bảo vệ và giữ gìn các di sản dân tộc.
Chuẩn bị
Giáo viên:
SGK, SGV.
Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc.
Hình gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
Bài vẽ của HS.
Học sinh:
SGK.
Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc.
Giấy vẽ.
Bút chì, tẩy, màu vẽ.
Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc, gợi ý bằng các câu hỏi để HS quan sát nhận xét:
Giáo viên
Học sinh
HS khá, giỏi
-Các họa tiết trang trí là những hình gì?
-Hình hoa, lá, con vật ở các họa tiết trang trí có đặc điểm gì?
-HS khá, giỏi: Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như thế nào?
-Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu?
-BVMT: Em hãy nêu cách bảo vệ và giữ gìn các di sản dân tộc như Đình, chùa, lăng tầm,?
-Hình hoa, lá, con vật.
-Đã được đơn giản và cách điệu.
-Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo.
-Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ.
-Không đập phá, tố cáo các hành vi phá hoại,
GV bổ sung và nhấn mạnh: họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quí báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, bảo vệ và giữ gìn di sản ấy.
Hoạt động 2: Cách chép họa tiết trang trí dân tộc
GV chọn hình họa tiết trang trí đơn giản để hướng dẫn HS cách vẽ theo từng bước.
+Tìm và vẽ phát hình dáng chung của họa tiết.
+Vẽ các đường trục dọc, trục ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.
+Đánh dấu các điểm chính và vẽ phát hình bằng các nét thẳng.
+Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.
+Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu HS chọn và chép hình họa tiết trang trí dân tộc ở SGK.
Yêu cầu HS quan sát kĩ hình họa tiết trước khi vẽ.
HS khá giỏi: Chép được họa tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.
Nhắc HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
HS vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động.
Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát và HD bổ sung.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn một bài có ưu điểm nhượt điểm rõ nét để nhận xét:
+Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa giống mẫu).
+Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động).
+Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hòa).
HS xếp loại các bài vẽ đã nhận xét.
Dặn dò:
Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..
..
..
..
File đính kèm:
- Khoi 4Tuan 4moi(1).doc