Hoạt động 2: Cách nặn con vật.
- Có hai cách nặn con vật: nặn từ một thỏi đất và nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.
- Nặn từ một thỏi đất:
+Lấy đất vừa với hình con vật.
+Kéo, vuốt, uốn các bộ phận: đầu, chân,
+Tạo dáng con vật theo các tư thế: nằm, đứng, đi, quay, cúi,
- Nặn các bộ phận rồi ghép dính lại.
+Nặn mình (hình lớn trước).
+Nặn đầu, chân, rồi ghép dính lại (có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu).
+Tạo dáng con vật.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Tuần 26 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: .../....../......
Môn Mĩ thuật
Tiết 26 bài 26 TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN CON VẬT
Mục tiêu.
Nhận biết được đặc điểm hình khối của các con vật.
Biết cách nặn và tạo dáng con vật.
Nặn được con vật.
HS khá, giỏi: Nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
BVMT: Biết yêu mến và bảo vệ con vật có ích.
Chuẩn bị.
Giáo viên.
Sưu tầm tranh ảnh một số con vật.
Đất nặn.
Học sinh.
Đất nặn.
Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài: GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
GV giới thiệu tranh ảnh một số con vật để hs nhận biết về:
Giáo viên
Học sinh
HS khá, giỏi
-Tên con vật?
-Hình dáng, màu sắc của chúng?
-Các bộ phận chính của con vật?
-Con trâu có đặc điểm gì nổi bật so với con bò?
-Kể thêm một vài con vật và tẻ lại hình dáng của chúng?
-Trâu, bò, gà,
-Con gà trống bộ lông có nhiều màu, dáng đi oai vệ.
-Đầu, mình, chân.
-Chó, thỏ, dê,con thỏ thân hình nhỏ, có hai tai dài và dựng đứng trên đầu, mắt tròn, đuôi ngắn,
-Có sừng to và cong, thân hình to lớn.
Hoạt động 2: Cách nặn con vật.
Có hai cách nặn con vật: nặn từ một thỏi đất và nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.
Nặn từ một thỏi đất:
+Lấy đất vừa với hình con vật.
+Kéo, vuốt, uốn các bộ phận: đầu, chân,
+Tạo dáng con vật theo các tư thế: nằm, đứng, đi, quay, cúi,
Nặn các bộ phận rồi ghép dính lại.
+Nặn mình (hình lớn trước).
+Nặn đầu, chân, rồi ghép dính lại (có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu).
+Tạo dáng con vật.
Hoạt động 3: Thực hành.
HS thực hành nặn theo nhóm.
HS khá, giỏi: Nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Tiêu chí nhận xét:
+Hình (con vật có đặc điểm).
+Dáng (tạo được dáng con vật).
HS khá, giỏi: Nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
HS tự xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
GV tóm tắt và khen ngợi những nhóm có bài vẽ đẹp.
BVMT: Để chăm sóc và bảo vệ những con vật có ích, các em phải làm gì?
Dặn dò:
Quan sát lọ hoa.
Quan sát tranh ảnh một số lọ hoa có trang trí.
**************************************************************************
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Khoi 3Tuan 26Moi.doc