Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Tiết 2, Bài 2: Vẽ nét thẳng

I- MỤC TIÊU:

· Nhận biết được các loại nét thẳng, hướng vẽ và biết cách vẽ nét thẳng.

· Biết vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

· Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng. Bài vẽ minh họa.

· Giấy vẽ hay Vở Tập Vẽ 1, bút chì, màu, tẩy (không dùng thước).

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Tiết 2, Bài 2: Vẽ nét thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: Tiết 2: Bài 2: VẼ NÉT THẲNG MỤC TIÊU: Nhận biết được các loại nét thẳng, hướng vẽ và biết cách vẽ nét thẳng. Biết vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng. Bài vẽ minh họa. Giấy vẽ hay Vở Tập Vẽ 1, bút chì, màu, tẩy (không dùng thước). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Nội dung Phút Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Giới thiệu bài mới. 3. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét và gọi tên các nét thẳng. PP: Quan sát, thuyết trình, luyện tập. 1’ 2’ 5’ Kiểm tra đồ dùng học tập. GV treo hình vẽ hay ảnh sưu tầm lên bảng GV có thể vào bài ngắn gọn: Các em vẽ tranh bao giờ chưa? Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với các nét vẽ trước nha: nét vẽ thẳng. Hướng dẫn HS mở Vở Tập Vẽ xem hình vẽ ở trang 7 rồi giới thiệu để các em HS biết đây là các nét thẳng: Nét thẳng “ngang” (nằm ngang), nét thẳng “nghiêng” (xiên), nét thẳng “đứng” (dọc) và nét gấp khúc (nét gãy). Trình bày dụng cụ học tập. Lắng nghe và quan sát tranh, ảnh GV treo trên bảng. Lắng nghe và gọi tên bài. (2 hay 3 học sinh nhắc lại: Vẽ nét thẳng). HS lấy Vở Tập Vẽ ra, quan sát hình vẽ ở trang 7. Gọi tên nét. Quan sát hướng vẽ tạo ra nét thẳng. 4. Hướng dẫn cách vẽ nét thẳng. PP: Quan sát trực quan, luyện tập. 10’ GV chỉ vào các cạnh bàn, ghế, bảng để HS thấy rõ hơn về các nét “thẳng ngang”, “thẳng đứng”, “xiên”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng, mặt bàn GV cho HS tìm thêm về các đồ vật có các nét thẳng đã học GV vẽ lên bảng để HS quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi: Vẽ nét thẳng như thế nào? Vẽ nét thẳng “ngang” từ đâu? Vẽ nét thẳng “đứng” từ đâu? Vẽ nét thẳng “nghiêng” từ đâu? Cho HS xem hình vẽ có hướng vẽ của các mũi tên để hiểu rõ hơn. GV vẽ minh họa lên bảng và hỏi để HS suy nghĩ: Đây là hình gì? Vẽ bằng những nét nào? Hình a. Hình b. Quan sát GV minh họa để có thể hiểu bài. Chỉ ra quyển vở, cửa sổ “ngang” từ trái qua, “đứng” từ trên xuống và “gấp khúc” vẽ liền nét, từ trên xuống, từ dưới lên Quan sát hướng vẽ tạo ra nét thẳng. Hình a. Vẽ núi: nét gấp khúc. Vẽ nước: nét ngang. Hình b. Vẽ cây: nét thẳng đứng, nét nghiêng (xiên). Vẽ đất: nét ngang. 5. Thực hành. PP: Luyện tập. 6. Nhận xét và đánh giá. PP: Vấn đáp. 7. Dặn dò HS. 15’ 1,5’ 0,5’ GV kết luận: Dùng các nét thẳng đứng, nét ngang và nét nghiêng có thể vẽ được nhiều hình khác nhau. Yêu cầu của bài tập: HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần khung giấy bên phải ở Vở Tập Vẽ 1. GV hướng dẫn HS tìm ra các cách vẽ khác nhau như: Vẽ thuyền và núi, vẽ cây, vẽ nhà và sông Gợi ý cho các em khá vẽ thêm mây, trời, cỏ hoa cho hấp dẫn GV gợi ý HS vẽ màu theo ý thích vào các hình vẽ. GV động viên, khích lệ, giúp HS làm bài, như: Tìm hình cần vẽ, chỉ cách vẽ nét, vẽ thêm hình, vẽ màu vào hình Cho vài HS vẽ lên bảng. Dùng bài vẽ của HS đã hoàn tất cho lớp nhận xét Chuẩn bị đủ hoạ cụ cho bài sau vẽ màu. Vẽ nhà, cửa, hàng rào vào trang 7 ở Vở Tập Vẽ 1. Chỉ cần vẽ được các nét thẳng, có thể thêm các nét khác để thành hình: nhà cửa, hàng rào bằng chì đen, bút dạ, bút mực, là đạt yêu cầu. Vẽ nét thẳng bằng tay, không dùng thước. Lưu ý nét thẳng chỉ là tương đối, nên HS cần phải cầm bút nhẹ nhàng, đưa nét thoải mái. 2 HS xung phong lên bảng. Nêu ý kiến, nhận xét và tự xếp loại bài vẽ của bạn. Sưu tầm vài tranh, ảnh có nhiều màu đỏ, vàng hay lam Bổ sung – Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docK1 TUAN 02.doc
Giáo án liên quan