1 – MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết cách kí họa tĩnh, kí họa động, kí họa ngoài trời.
- HS hiểu thêm về thể loại kí họa.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được một số kí hoạ về đồ vật, cây, hoa, các con vật.
- HS thực hiện thành thạo kí họa bằng nét.
1.3 Thái độ:
- Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen quan sát và yêu quý vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh, biết bảo vệ vẻ đẹp của tự nhiên.
- Tính cách : Học sinh có tính cách kiên trì, kiên nhẫn trong học tập, năng động trong sáng tạo.
2 – NỘI DUNG HỌC TẬP
- Kí họa:
+ Thế nào là kí họa?
+ Chất liệu để kí họa.
- Cách kí họa.
3 – CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Một số tranh kí họa về cây cối, con người, con vật, dáng người.
- Một số tranh bài kí họa của học sinh
3.2. Học sinh:
- Sưu tầm một số cây hoa, bông hoa, cành lá.
- Giấy A4, bút chì, tẩy, màu vẽ.
4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
7a1: 7a2: . 7a3: .
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ )
? Em hãy nêu tác dụng của lịch treo tường và cách trang trí một bìa lịch treo tường đẹp
HSTL : Lich treo tường thường được dùng trong những dịp tết với nhiều ý nghĩa khác nhau
Cách trang trí:
+ Chọn hình ảnh minh họa cho nội dung bìa lịch
+ Chọn khuôn khổ bìa lịch.
+ Sắp xếp bố cục : Mảng hình, mảng chữ
+ Chọn và vẽ màu.
Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 7 - Tiết 19, Bài 18: Kí họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 – Tiết PPCT : 19
Ngày dạy :./../..
Bài: 18: Vẽ theo mẫu
KÍ HỌA
1 – MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết cách kí họa tĩnh, kí họa động, kí họa ngoài trời.
- HS hiểu thêm về thể loại kí họa.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được một số kí hoạ về đồ vật, cây, hoa, các con vật.
- HS thực hiện thành thạo kí họa bằng nét.
1.3 Thái độ:
- Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen quan sát và yêu quý vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh, biết bảo vệ vẻ đẹp của tự nhiên.
- Tính cách : Học sinh có tính cách kiên trì, kiên nhẫn trong học tập, năng động trong sáng tạo.
2 – NỘI DUNG HỌC TẬP
- Kí họa:
+ Thế nào là kí họa?
+ Chất liệu để kí họa.
- Cách kí họa.
3 – CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Một số tranh kí họa về cây cối, con người, con vật, dáng người.
- Một số tranh bài kí họa của học sinh
3.2. Học sinh:
- Sưu tầm một số cây hoa, bông hoa, cành lá.
- Giấy A4, bút chì, tẩy, màu vẽ.
4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
7a1: 7a2:.. 7a3:.
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ )
? Em hãy nêu tác dụng của lịch treo tường và cách trang trí một bìa lịch treo tường đẹp
HSTL : Lich treo tường thường được dùng trong những dịp tết với nhiều ý nghĩa khác nhau
Cách trang trí:
+ Chọn hình ảnh minh họa cho nội dung bìa lịch
+ Chọn khuôn khổ bìa lịch.
+ Sắp xếp bố cục : Mảng hình, mảng chữ
+ Chọn và vẽ màu.
Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )
Em hãy nêu nội dung bài học mới ngày hôm nay.
HSTL: Học sinh trả lời
GV giới thiệu vào bài mới.
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : ( 5p )Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí họa.
Mục tiêu:
Kiến thức:HS biết thế nào là kí họa.
Kĩ năng: HS rút ra nhận xét , khái niệm về kí họa..
GV yêu cầu học sinh đọc phần I SGK và quan sát tranh minh họa ở trang 119, 120, 121, 122 và trả lời câu hỏi:
? Theo em thế nào là kí họa?
Mục đích của kí họa đối với học sinh THCS là gì?
HS trả lời
GV giới thiệu thêm một vài bức tranh để học sinh thấy rõ hơn về kí họa.
? Em thấy đối tường của kí họa là những gì? Hình dáng tư thế của đối tượng như thế nào?
? Có thể dùng các chất liệu gì để kí họa?
? Em thấy kí họa và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau
HS trả lời
+ Cây cối, con người, con vật.
+ Tư thế tĩnh hoặc động
+ Chất liệu: Chì, màu nước, than, bột màu, bút sắt, mực nho, sơn dầu, sáp màu
GV bổ xung và giới thiệu thêm về các kí họa nhanh và kí họa sâu.
* Hoạt động 2: ( 10p) Hướng dẫn học sinh cách kí họa
Mục tiêu:
Kiến thức: HS biết cách kí họa..
Kĩ năng: HS ứng dụng lý thuyết vào bài thực hành cụ thể, hình thành kĩ năng vẽ và bắt dáng nhanh..
GV dùng tranh giới thiệu hai cách kí họa:
+ Kí họa tĩnh: Vẽ nhanh những vật tĩnh.
+ Kí họa động: Vẽ nhanh những vật động
? Để vẽ nhanh trạng thái của một đối tượng em cần phải làm gì? Em có thể nêu cách kí họa
HS trả lời
GV nhấn mạnh khi vẽ kí họa cần:
+ Quan sát nhanh hình dáng đặc điểm của đối tượng.
+ Vẽ nét chính.
+ Vẽ thêm những chi tiết cần thiết ( Lược bỏ các chi tiết không quan trọng )
+ Sửa hoàn chỉnh hình.
* Hoạt động 3: ( 23p) Hướng dẫn học sinh vẽ bài.
Mục tiêu:
Kiến thức:HS biết cách thực hành kí họa.
Kĩ năng: HS thực hành bài tốt.
Gv yêu cầu học sinh kí họa những đồ vật tĩnh xung quanh mình, cành hoa, cành là mà HS đã chuẩn bị. Một số bạn khác có thể vẽ dáng hoạt động của con người thông qua tranh ảnh mà giáo viên treo trên bảng hoặc dáng động của cô trong lớp.
HS vẽ bài
GV đi đến từng học sinh nhắc nhở và hướng dẫn HS yếu.
Mỗi học sinh có thể vẽ 3 – 4 hình trong một khổ giấy A4, bố cục sao cho cân đối đẹp mắt.
Khái niệm đặc điểm của kí họa.
1. Thế nào là kí họa?
- Kí họa là hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên cảnh vật, con người.
- Họa sĩ kí họa nhằm lấy hình, dáng thế, chi tiết để làm tài liệu cho sáng tác tranh.
- HSTTCS kí họa để tập quan sát, nhận xét: Hình dáng kích thước, đậm nhạt của cảnh vật và cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên phục vụ bài vẽ theo mẫu,tranh đề tài.
2. Chất liệu để kí họa
Bút chì, bút sắt, bút dạ, mực nho, màu nước, màu bột , than, sơn dầu
Cách kí họa
+ Quan sát, phân tích đặc điểm của đối tượng.
+ Chọn hình dáng đẹp, điển hình
+ So sánh, đối chiếu, ước lượng tỉ lệ.
+ Vẽ những đường nét chính trước rùi vẽ chi tiết sau
Thực hành
Em hãy vẽ kí họa 3 – 4 dáng người, con vật, cây hoa hoặc lá mà em thích.
4.4 Tổng kết
GV yêu cầu học sinh dừng bút và treo một số bài đã hoàn thành và chưa hoàn thành lên bảng .
Yêu cầu học sinh nhận xét theo hướng:
+ Vẽ được nét đặc trưng của đối tượng.
+ Vẽ liền nét không tả thực.
+ Chưa yêu cầu cao đối với hình và nét vẽ ( Chỉ ở mức sơ lược )
HS nhận xét theo cảm nhận.
GV đánh giá bài và nhận xét chung tiết học.
4.5 Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này:
Quan sát động vật nuôi ở gia đình và kí họa hình dáng các con vật đó.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài 19: Kí họa ngoài trời
+ Giấy A4, bút chì, tẩy, Màu vẽ thông dụng.
5 – PHỤ LỤC
- SGK Mĩ thuật 7.
- SGV Mĩ thuật 7.
- Tranh minh họa dáng người.
File đính kèm:
- Bai 18 Ki hoa.doc