Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 68: Bề mặt lục địa

I.MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

 -Mô tả được bề mặt lục địa (bằng miệng, có kết hợp chỉ tranh vẽ)

 -Nhận biết và phân biệt được sông suối hồ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Một số tranh, ảnh thêm về sông, suối, hồ.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .

1.Kiểm tra bài cũ:

 -Về cơ bản mặt Trái Đất được chia làm mấy phần?

 -Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương.

2.Bài mới

 Giới thiệu bài: Bài học trước, chúng ta đã biết những khối đất liền lớn trên Trái Đất được gọi là lục địa. Vậy trên lục địa cụ thể có những gì, tìm hiểu bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 68: Bề mặt lục địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67 Tự nhiên và xã hội Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 200 BỀ MẶT LỤC ĐỊA I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: -Mô tả được bề mặt lục địa (bằng miệng, có kết hợp chỉ tranh vẽ) -Nhận biết và phân biệt được sông suối hồ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Một số tranh, ảnh thêm về sông, suối, hồ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP . 1.Kiểm tra bài cũ: -Về cơ bản mặt Trái Đất được chia làm mấy phần? -Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương. 2.Bài mới Giới thiệu bài: Bài học trước, chúng ta đã biết những khối đất liền lớn trên Trái Đất được gọi là lục địa. Vậy trên lục địa cụ thể có những gì, tìm hiểu bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó. HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 Bề mặt lục địa -Hoạt động cả lớp +Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy? -Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. -Kết luận : Bề mặt Trái Đất không bằng phẳng, có chỗ mặt đất nhô cao, có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước có chỗ không. -Thảo luận nhóm + Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi sau: 1)Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào? 2)Nước sông, suối thường chảy đi đâu? -Nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS. -Giảng kiến thức: (kết hợp chỉ vào hình 1 trong SGK) : từ trên núi cao, nước theo các khe chảy thành suối. Các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển cả. Tìm hiểu về suối, sông, hồ. -Hoạt động cả lớp +Yêu cầu: quan sát hình 2, 3, 4 trang 129 SGK, nhận xét xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế? -Nhận xét. -Kết luận : Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy(như sông, suối) và cả những nơi chứa nước (như ao, hồ). -Hoạt động cả lớp. +Yêu cầu: HS trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam. -Nhận xét. -3 đến 4 HS trả lời. +Theo em, bề mặt lục địa là bằng phẳng vì đều là đất liền. +Theo em, bề mặt lục địa không bằng phẳng, có chỗ lồi lõm, có chỗ nhô cao, có chỗ có nước -HS cả lớp lắng nghe. -Lắng nghe, ghi nhớ. -Tiến hành thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến: 1)Giống nhau : đều là nơi chứa nước. Khác nhau : hồ là nơi nước không lưu thông được; suối là nơi nước chảy từ nguồn xuống các khe núi; sông là nơi nước chảy có lưu thông được. 2)Nước sông, suối thường chảy ra biển hoặc đại dương. -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe, ghi nhớ. -3 đến 4 HS trả lời. +Hình 2 thể hiện sông, vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó. +Hình 3 là thể hiện hồ, vì em quan sát thấy có tháp Rùa, đây là Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại trên đó cả. +Hình 4 là thể hiện suối, vì có thấy nước chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng. -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe, ghi nhớ. -HS trình bày nội dung đã được chuẩn bị sẵn ở nhà trước lớp. -HS cả lớp lắng nghe, bổ sung và tiến hành trao đổi, thảo luận. IV V CỦNG CỐ : -Sông, suối, hồgiống và khác nhau ở điểm nào? -Nước sông, suối thường chảy đi đâu? DẶN DÒ: -Về nhà sưu tầm các tranh, ảnh về núi non để chuẩn bị chi nội dung tiết học sau. -Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doc067.doc
Giáo án liên quan