A/Bài cũ: Viết các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
B/Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu điểm ở giữa
- GV vẽ bảng một đường thẳng
A O B
+Ba điểm A,O, B là ba điểm như thế nào với nhau?
*Có ba điểm A,O,B thẳng hàng xếp theo thứ tự từ trái sang phải , điểm O nằm ở đâu?
- GV vẽ lên bảng đoạn thẳng MN yêu cầu HS tìm điểm ở giữa M và N.
- GV cho vài VD về điểm ở giữa
*HĐ2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
- GV vẽ đoạn thẳng AB có M là trung điểm(Như SGK)
+ Ba điểm A,M,B là ba điểm như thế nào với nhau?
+M nằm ở vị trí nào so với A và B?
- Yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng AM và đoạn thẳng MB?
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 3A Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Toán: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ BT3
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Bài cũ: Viết các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.
B/Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu điểm ở giữa
- GV vẽ bảng một đường thẳng
A O B
+Ba điểm A,O, B là ba điểm như thế nào với nhau?
*Có ba điểm A,O,B thẳng hàng xếp theo thứ tự từ trái sang phải , điểm O nằm ở đâu?
- GV vẽ lên bảng đoạn thẳng MN yêu cầu HS tìm điểm ở giữa M và N.
- GV cho vài VD về điểm ở giữa
*HĐ2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
- GV vẽ đoạn thẳng AB có M là trung điểm(Như SGK)
+ Ba điểm A,M,B là ba điểm như thế nào với nhau?
+M nằm ở vị trí nào so với A và B?
- Yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng AM và đoạn thẳng MB?
+Em có nhận xét gì về độ dài của đoạn thẳng AM và đoạn thẳng MB?
* M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB
+Vì sao M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB?
*HĐ3: Luyện tập thực hành
*Bài 1/98 HS xác định được 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa
*Bài 2/98 Xác định được trung điểm của đoạn thẳng.
*Bài 3/98 Nêu tên các trung điểm của đoạn thẳng
C Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập”
3 HS lên bảng làm bài
HS quan sát thao tác của GV
Là ba điểm thẳng hàng với nhau
HS nhắc lại
Nằm giữa 2 điểm A và B
3 HS lên bảng làm- Lớp làm vở nháp
HS nhận xét
HS quan sát hình vẽ
Là ba điểm thẳng hàng với nhau.
Điểm M nằm giữa A và B
HS thực hiện bảng lớp, hình vẽ SGK
Hai đoạn thẳng AM và MB có độ dài bằng nhau
Vì M là điểm giữa hai điểm A và B; Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm nêu kết quả
HS làm bài vào VBT
HS khá, giỏi làm thêmbài 3/98
Toán:
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Bước đầu biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000
Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
II. Chuẩn bị Thẻ số
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Điền dấu > < = thích hợp vào ô trống. 215 o 236 395 o 167
749 o 87 226 o 227
B. Bài mới * Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10.000
a. Ta so sánh 2 số có số chữ số khác nhau.
- Giáo viên giới thiệu các thẻ số (SGK)
- Em hãy chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số 999 và 1000
*Gợi ý HS nêu kết luận
Ví dụ: So sánh 10000 và 9999
- Em hãy chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số: 9999 với 10000
* Gợi ý HS nêu kết luận
- Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau em dựa vào dấu hiệu nào ?
b. So sánh 2 số có số chữ số bằng nhau
* Ghi ví dụ: 9000….8999
- Yêu cầu học sinh chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số: 9000 với 8999
* Ghi ví dụ: 6579….6580
- Yêu cầu học sinh chọn dấu thích hợp để so sánh 2 số: 6579 với 6580
Gợi ý HS nêu kết luận:
* Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1/100
- Gọi học sinh giải thích cách điền dấu
* Bài 2/100
* Hoạt động 3: Bài 3/100 (Dành cho HS khá giỏi)
Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh nhất”
C. Củng cố - dặn dò:
- Muốn so sánh cácsố tự nhiên trong phạm vi 10 000 ta dựa vào những dấu hiệu nào ?
- 2 học sinh làm bảng - Lớp làm bảng con.
-Học sinh giải thích chọn dấu đó: ( > < = )
- 999 đơn vị
- 1000 đơn vị
999 < 1000
Trong 2 số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn
- 10000 > 9999
Trong 2 số, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- Dựa vào số các chữ số: Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
9000> 8999
Giải thích:
Hàng nghìn 9 > 8 nên 9000 > 8999
- 6579 < 6580
- Vì hàng nghìn đều là 6, hàng trăm đều là 5, hàng chục là 7 < 8 nên 6579 < 6580
Nếu2 số có cùng số c/ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
- Nêu yêu cầu của bài
- 1học sinh làm bảng câu a
HS khá giỏi làm thêm câu b
- Lớp làm bảng con
- Nêu yêu cầu của bài
- 2 học sinh lên bảng làm câu a,b
Cả lớp làm vào vở
-2 nhóm HS khá giỏi thực hiện
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2010
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước
II. Chuẩn bị
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng làm bài tập 3/9 (VBT)
B. Bài mới:
Hoạt động1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động2.
Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng
Bài1/99:Xác định trung điểm của đoạn thẳng
a.GV vẽ đoạn thẳng AB.Y/c HS xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
Muốn xác định được trung điểmcủa đoạn thẳng AB ta phải làm gì?
Vậy điểm M được gọi là gì?
Y/c HS nhận xét độ dài đoạn thẳng AM
b.Y/c HS dựa vào phần a để xác định trung điểm của đoạn thẳng CD
Hoạt động3: Thực hành
* Bài 2/99:
C. Củng cố - dặn dò:
* Chuẩn bị bài sau: So sánh các số trong phạm vi 10 000.
- 2 em lên bảng thực hiện
- 1 em lên bảng thực hiện theo y/c của gv
Đo độ dài đoạn thẳng AB
HS lên đo AB= 4cm
Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần
Mỗi phần được 2cm
Sau đó ta đặt thước so cho vạch o trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước.
Trung điểm của đoạn thẳng AB
AM = ½ AB
1 HS lên bảng thực hiện
- Cả lớp lấy tờ giấy HCN thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000, viết 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết thứ tự các số tròn trăm( nghìn) trên tia số và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng làm bài tập 3/12 (VBT)
B. Bài mới:
Hoạt động1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động2. Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000, viết 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài 1/101: Phần a) Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Phần b) Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
* Giáo viên nhận xét cho điểm
* Bài 2: Viết các số 4208, 4802, 4280, 4082
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:
* Bài 3/101: ( Miệng)
a. Số bé nhất có ba chữ số ?
b. Số bé nhất có bốn chữ số ?
c. Số lớn nhất có ba chữ số ?
d. Số lớn nhất có bốn chữ số ?
Hoạt động3. Nhận biết thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số ) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Bài4a/101: Nên cho HS xác định trung điểm của đoạn thẳng rồi nêu số thích hợp ứng với trung điểm đó.
A
M
B
100
400
300
500
200
600
0
C. Củng cố - dặn dò:
* Chuẩn bị bài sau: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000
- 2 em lên bảng thực hiện
- 1 em lên bảng thực hiện giải thích vì sao chọn dấu đó, vì số này lớn hơn ( bé hơn ) số kia.
- 1 học sinh lên bảng làm giải thích:
Cả lớp làm trên bảng con
HS tự làm vào vở:
a. 4082, 4208, 4280, 4802
HS làm miệng:
b. 4802, 4280, 4208, 4082
- Học sinh giải thích cách làm:
HS nối tiếp nêu:
a. 100
b. 1000
c. 999
d. 9999
- 1 em lên bảng thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với 300.
1 HS khá giỏi làm thêm câu b
Trung điểm N của đoạn thẳng CD ứng với số 3000
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Toán:
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000 ( bao gồm đặt tính và tính đúng )
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Viết các số 5107, 4701, 5170, 5071
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé
B. Bài mới:
Hoạt động1. Giới thiệu bài:
Hoạt động2. Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000
Phép cộng 3526 + 2759
- Để tính kết quả của phép cộng ta thực hiện theo mấy bước?
- Gọi 1 học sinh lên bảng tính
3526 + 2759 = ?
- Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào ?
Hoạt động3. Thực hành:
* Bài 1/102:
- Cho học sinh nêu cách tính như bài học
* Bài 2b/102: Đặt tính và tính
- Cho học sinh thực hiện ở trong vở
* Bài 3/102: Giải bài toán có lời văn.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán.
Cho HS thực hiện ở vở toán trường.
Bài 4/102: Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD
Cho học sinh làm miệng
C. Củng cố - dặn dò:
* Hỏi: Muốn thực hiện phép cộng trong phạm vi 10000 ta thực hiện thế nào theo mấy bước ?
- Khi đặt tính phải viết như thế nào ?
- Em hãy nhắc lại cách tính ?
- 2 học sinh lên bảng
Bước 1: Đặt tính
Bước 2: Tính
1HS đặt tính rồi tính, cả lớp theo dõi sau đó nêu cách tính:
- Muốn cộng hai đến có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
- Học sinh làm trên bảng con
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
-Cả lớp làm vào vở.
- Học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết đội 1 trồng được 3680 cây, đội 2 trồng được 4220 cây.
- Bài toán hỏi cả hai đội trồng bao nhiêu cây ?
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
-HS quan sát hình vẽ SGK nêu miệng
File đính kèm:
- Giao an tuann 20.doc