Giáo án môn Thể dục Lớp 11 - Tiết 16: Nguyên tắc vừa sức trong luyện tập TDTT

I.Mục Tiêu :

Giúp HS nắm được Khái Niệm về Nguyên Tắc Vừa Sức, Nội Dung - Yêu Cầu

của Nguyên Tắc Vừa Sức trong Tập Luyện TDTT

II. Chuẩn Bị của Giáo Viên :

- Giáo án

- Tài liệu liên quan tới bài giảng

III. Tiến Trình Lên Lớp :

- ổn định tổ chức

- giới thiệu Nội Dung bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Thể dục Lớp 11 - Tiết 16: Nguyên tắc vừa sức trong luyện tập TDTT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết : 16 Tuần : nguyên tắc vừa sức trong luyện tập tdtt I.Mục Tiêu : Giúp HS nắm được Khái Niệm về Nguyên Tắc Vừa Sức, Nội Dung - Yêu Cầu của Nguyên Tắc Vừa Sức trong Tập Luyện TDTT II. Chuẩn Bị của Giáo Viên : - Giáo án - Tài liệu liên quan tới bài giảng III. Tiến Trình Lên Lớp : - ổn định tổ chức - giới thiệu Nội Dung bài mới Nội Dung Hoạt động của Giáo Viên & Học Sinh Nguyên Tắc Vừa Sức 1. Khái Niệm : Nguyên tắc vừa sức là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT. Tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ, giới tính, thể lực, tâm lý và trình độ vận động của người học. 2. Nội Dung : - Theo nguyên tắc vừa sức, việc lựa chọn và thực hiện các bài tập đẻ học kĩ thuật động tác, phát triển các tố chất thể lực (trong giờ học và ngoài giờ) cần phải phù hơp với sức khoẻ, giới tính, trình độ vận động và thể lực của người tập. - Những bài tập quá dễ, thực hiện với số lần lặp lại nhỏ hoặc trong thời gian ngắn hoặc yêu cầu quá thấp xẽ không mang lại hiệu quả tập luyện Bởi chúng không gây ra mệt mỏi cần thiết để tạo ra sự thích ứng mới cho Cơ Thể & ngược lại . . . - Nên lựa chọn các bài tập, phương pháp tậ luyện vừa với sức khoẻ của học sinh, phù hợp với trình độ vận động, đặc điểm giới tính . Vì tuy cùng lứa tuổi nhưng sự phát triển về chiều cao, trọng lượng có thể, và các tố chất thể lực, về tâm lí của các em không giống nhau. Đặc biệt do sự chênh lệch giữa các em nam và nữ sau tuổi dạy thì c. Yêu Cầu : - Khi tiến hành tập luyện TDTT học sinh cần có kế hoạch tự theo dõi, kiểm tra để xác định mức độ phù hợp của Lượng Vận Động tập luyện & ảnh hưởng của nó tới Sức Khỏe & Thể Lực của mình - Tập luyện TDTT bao giờ cũng dẫn đến mệt mỏi,làm giảm sút tạm thời năng lực làm việc.Nhờ quá trình ăn uống nghỉ ngơi phù hợp cơ thể sẽ đựơc hồi phục - Quá trinh hồi phục diễn ra ngay sau khi kết thúc tập luyện & cũng có thể kéo dài vài ngày tùy theo mức độ Nặng - Nhẹ của LVĐ - Hồi phục không chỉ đưa Chức Năng của cơ thể về mức ban đầu mà còn có khả năng cao hơn gọi là Hồi Phục Vượt Mức - Căn cứ vào 1 số dấu hiệu sau HS có thể tự kiểm tra theo dõi mức độ phù hợp của LVĐ đối với cơ thể : + Mạch đập: Nên đo mạch đập trước và sau khi tập luyện đặc biệt là sau các bài tập chạy bền. Nếu sau khi kết thúc bài tập sức bền hoặc kết thúc buổi tập 10- 15p mà mạch đập vẫn còn cao hơn bình thường 10 – 15 lần/phút thì LVĐ của buổi tập đó quá sức so với trình độ thể lực và sức khoẻ + Lượng mồ hôi: Mồ hôi tập luyện sau một thời gian 1- 2 giờ vẫn ra nhiều đặc biệt là ở thắt lưng đó là dấu hiệu của LVĐ quá mức chịu đựng + Màu da: Sau tập luỵên thấy da dổ nhiềulà dấu hiệu của mệt mỏi do LVĐ cao. Da tái là mệt mỏi quá mức LVĐ vượt quá sức chịu đựng + Cảm giác chủ quan: Rất mệt, không chịu đựng được, cảm thấy đau rát ở cơ khớp, chóng mặt, buồn nôn. + Ăn uống: Ăn không ngon , không ăn hết mức ăn hằng ngày là LVĐ đến giới hạn chiụ đựng. Nếu thấy chán ăn dấu hiệu cảu LVĐ quá sức chịu đựng + Giấc ngủ: Khó ngủ , mất ngủ liên tục dấu hiệu LVĐ quá sức. * Giáo Viên : - ổn định tổ chức lớp học - kiểm tra sĩ số của học sinh - giới thiệu nội dung bài mới * Học Sinh : ổn định tổ chức để bước vào giờ học * Phần hoạt động chung : - Giáo Viên : + Em hiểu thế nào về nguyên tắc vừa sức ? Hay vừa sức là như thế nào ? - Học sinh : + Vừa sức là là phù hợp với khả năng & sức lực của bản thân à Nguyên tắc vừa sức : là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT. Tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ, giới tính, thể lực, tâm lý và trình độ vận động của người học - Giáo Viên : + để đảm bảo tính hiệu quả & tác động tích cực của bài tập lên cơ thể thì ta cần chú ý tới những điều gi ? - Học sinh : + để đảm bảo các bài tập đó tác động tích cực đến cơ thể người tập thì chúng phải vừa sức với người tập : không quá dễ & quá khó - Giáo Viên : Đối với HS khi tập luyện cần phải có kế hoạch phù hợp với thời gian của mình & tự xác định mức độ phù hợp của nó lên cơ thể mình thông qua các tiêu chuẩn : + Mạch đập: Nên đo mạch đập trước và sau khi tập luyện đặc biệt là sau các bài tập chạy bền. Nếu sau khi kết thúc bài tập sức bền hoặc kết thúc buổi tập 10- 15p mà mạch đập vẫn còn cao hơn bình thường 10 - 15 lần/phút thì LVĐ của buổi tập đó quá sức so với trình độ thể lực và sức khoẻ + Lượng mồ hôi: Mồ hôi tập luyện sau một thời gian 1- 2 giờ vẫn ra nhiều đặc biệt là ở thắt lưng đó là dấu hiệu của LVĐ quá mức chịu đựng + Màu da: Sau tập luỵên thấy da dổ nhiềulà dấu hiệu của mệt mỏi do LVĐ cao. Da tái là mệt mỏi quá mức LVĐ vượt quá sức chịu đựng + Cảm giác chủ quan: Rất mệt, không chịu đựng được, cảm thấy đau rát ở cơ khớp, chóng mặt, buồn nôn. + Ăn uống: Ăn không ngon , không ăn hết mức ăn hằng ngày là LVĐ đến giới hạn chiụ đựng. Nếu thấy chán ăn dấu hiệu cảu LVĐ quá sức chịu đựng + Giấc ngủ: Khó ngủ , mất ngủ liên tục dấu hiệu LVĐ quá sức.

File đính kèm:

  • doct16.doc