Giáo án môn Thể dục Lớp 11 - Tiết 1 - Năm học 2010-2011

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày.

+ Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng, đều, đẹp. Thi đạt kết quả xếp loại thể lực.

+ Thái độ: Tự giác, tích cực trong quá trình học môn TD, xây dựng kế hoạch và tự tập luyện hàng ngày.

 - Địa điểm, phương tiện: Giáo án, một số hình ảnh, ví dụ để minh hoạ cho học sinh

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Thể dục Lớp 11 - Tiết 1 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10-08-2010 GIÁO ÁN SỐ 01 Tiết 01 Bài học: - Giới thiệu mục tiêu, nội dung, chương trình TD lớp 11 - Lý thuyết: Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thông trong tập luyện TDTT (nội dung 1) - Mục tiêu: + Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày. + Kĩ năng: Thực hiện cơ bản đúng, đều, đẹp. Thi đạt kết quả xếp loại thể lực. + Thái độ: Tự giác, tích cực trong quá trình học môn TD, xây dựng kế hoạch và tự tập luyện hàng ngày. - Địa điểm, phương tiện: Giáo án, một số hình ảnh, ví dụ để minh hoạ cho học sinh Thời lượng Nội dung Hoạt động của Thầy và trò a. Mục tiêu, nội dung, chương trình TD lớp 11 - Vị trí: TD là một môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC, trong giáo dục toàn diện ở nhà trường nhằm trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực giúp HS giải toả những căng thẳng do học tập và thiếu vận động tạo nên. - Mục tiêu: Nhằm giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân các con người Việt Nam xã họi chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Môn học TD ở THPT nhằm giúp HS củng cố, phát triển những kết quả đã học tập, rèn luyện được ở Tiểu học, THCS, nâng cao và hoàn thiện năng lực thể chất cho HS phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THPT đã được xác đinh trong luật Giáo dục: + Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực. Thi đạt kết quả xếp loại thể lực theo lứa tuổi và giới tính. + Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện các kĩ năng vận động cần thiết trong đời sống + Hình thành thói quen tập luyện TDTT + Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học - Nội dung chương trình + Lý thuyết 2 tiết + Thể dục nhịp điệu (nữ) Liên hoàn (Nam) 7 tiết + Chạy tiếp sức 4x 100m 5 tiết + Chạy bền (Nữ 800m, Nam 1500m) 5 tiết + Nhảy xa kiểu “ưỡn thân” 6 tiết + Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” 6 tiết + Đá cầu 5 tiết + Cầu Lông 6 tiết + TT Tự chọn: Bóng đa, Bóng chuyền, Bóng rổ, Đẩy tạ, Bơi (chọn 2 trong 5 nội dung trền, tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và truyền thống của từng địa phương làm sao cho phù hợp với khả năng của học sinh). 20 tiết b. Nguyên tắc vừa sức trong hoạt động TDTT - Khái niệm: Nguyên tắc vừa sức là một trong những nguyên tăc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT. Tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ, sức khoẻ, giới tính, thể lực, tâm lí và trình độ vận động của học sinh. HS nghe giảng và ghi chép để thực hiện - Nội dung: + Theo nguyên tắc vừa sức, việc lụa chọn và thực hiện các bài tập để học kĩ thuật động tác, phát triển các tố chất thể lực cần phải phù hợp với sức khoẻ, giới tính, trình độ vận động và thể lực của người tập. Tuy nhiên vừa sức không có nghĩa là không có khó khăn, mà ngược lại để thực hiện các yêu cầu tập luyện người tập cần có sự nỗ lực rất lớn về thể chất và tinh thần. - Yêu cầu: Khi tiến hành tập luyện TDTT các em cần có kế hoạch tự theo dõi, kiểm tra để xác định mức độ phù hợp của LVĐ tập luyện và ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ và thể lực: Tập luyện TDTT bao giờ cũng dẫn đến sự mệt mỏi, làm giảm sút tạm thời năng lực làm việc. Nhờ quá trình nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp cơ thể sẽ được hồi phục Quá trình hồi phục diễn ra ngay sau khi kết thúc tập luyện và có thể kéo dài trong một vài ngày tuỳ thuộc vào LVĐ Hồi phục và hồi phục vượt mức chỉ có thể đạt đường nhờ một LVĐ tập luyện phù hợp vớingười tập Có thể căn cứ vào một số dấu hiệu cơ bản để theo dõi, kiểm tra nhừ: Mạch đập, Lượng mồ hôi, Màu da, cảm giác tâm lí, bữa ăn, giấc ngủ của mình để đánh giá mứcđộ phù hợp của LVĐ tập luyện đối với sức khoẻ và thể lực của mình: + Mạch đập: đo trước và sau khi tập luyện. + Lượng mồ hôi: tuỳ thuộc vào thời tiết, và lượng mồ hôi ra sau tập luyện có thể biết được LVĐ có phù hợp hay không. + Màu da: Da đỏ là LVĐ cao, da tái là LVĐ quá mức chịu đựng. + Cảm giác chủ qua: rất mệt, không chịu đựng được, cảm thấy đau rát ở cơ, khớp, cảm giác chóng mặt, buồn nôn. + Giấc ngủ: Mệt nhưng vẫn ngủ ngon đó là LVĐ phù hợp, Nếu ngủ bị mê sảng, có cảm giác bị đè nặng ở ngực thì đó là LVĐ đến giới hạn, nếu bị khó ngủ, mất ngủ liên tục thì chính là dấu hiệu của LVĐ quá mức chịu đựng của bản thân. - Chú ý: + Trong quá trình tập luyện TDTT HS càn tự quan sát, tự theo dõi những biểu hiện và cảm giác chủ quan của mình theo các dấu hiệu cơ bản trên + Trong trường hợp thấy có những dấu hiệu vượt quá giới hạn chịu đựng thì lập tức phải tạ ngưng tập luyện, nghỉ ngơi, hồi phục đầy đủ trong một vài ngày để theo dõi. Nếu thấy có chiều hưóng tốt thì có thể tập luyện nhẹ, đồng thời quan sát, theo dõi sức khoẻ, thể lực của mình một cách chặt chẽ và cận thận trong một vài tuần. Trong trường hợp thấy có những biểu hiện mệt mỏi kéo dài thì cần phải đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm, khám và cho các chỉ dẫn chuyên môn cần thiết. Bài tập về nhà: Về nhà luyện tập chạy cự li ngắn 30 – 50m từ 3 – 5 lần/ ngày * Rút kinh nghiệm, bổ sung

File đính kèm:

  • doctiet 01.doc