Giáo án Môn Tập đọc & kể chuyện lớp 3 Học kỳ 1 Trường tiểu học Ngọc Đông 1

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé . trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa

 

doc100 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Môn Tập đọc & kể chuyện lớp 3 Học kỳ 1 Trường tiểu học Ngọc Đông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chuyên cần, cò bợ, vạc, ... Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lan dần, chuyên cần, gió mát, êm, suốt một đêm, lo, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, bừng nở, rộn rịp, lui. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ. * Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (7 phút) Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi Hiểu được nội dung bài thơ Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào ? - Công việc của anh Đom Đóm là gì ? - Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình với thái độ như thế nào ? Những câu thơ nào cho em biết điều đó ? - Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ? - Yêu cầu HS đọc thầm lại cả bài thơ và tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm. * Hoạt động 3: HTL bài thơ (6phút) *Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút) - Yêu cầu HS suy nghĩ và tả lại cảnh đêm ở nông thôn được miêu tả trong bài thơ bằng lời của em. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn đã nêu ở phần Mục tiêu. - Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn của GV. - Đọc từng đoạn thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và cuối mỗi dòng thơ. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ chuyên cần. - 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 6 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Đồng thanh đọc bài . - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Anh Đom Đóm làm việc vào ban đêm. - Công việc của anh Đom Đóm là lên đèn đi gác, lo cho người ngủ. - Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình một cách rất nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ. Những câu thơ cho thấy điều này là : Anh Đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác. Đi suốt một đêm. Lo cho người ngủ. - Trong đêm đi gác, anh Đom Đóm thấy chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm, ánh sao hôm chiếu xuống nước long lanh. - HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................======– µ —====== Tuần 18 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I TIẾT 1 I. MỤC TIÊU Kiểm tra đọc (lấy điểm) - Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17. - Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : Rừng cây trong nắng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút) Mục tiêu: - Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Cách tiến hành: - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. - Cho điểm trực tiếp từng HS. Chú ý : Tuỳ theo số lượng, chất lượng HS của lớp mà GV quyết định số HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4. Các tiết 5, 6, 7 kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. * Hoạt động 2: Viết chính tả (15 phút) Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : Rừng cây trong nắng. Cách tiến hành: - GV đọc đoạn văn một lượt. - GV giải nghĩa các từ khó. + Uy nghi : dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính. + Tráng lệ : vẻ đẹp lộng lẫy. - Hỏi : Đoạn văn tả cảnh gì ? - Rừng cây trong nắng có gì đẹp ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV đọc thong thả đoạn văn cho HS chép bài. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu, chấm bài. - Nhận xét một số bài đã chấm. * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(4 phút) - Dặn HS về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. - Theo dõi GV đọc, sau đó 2 HS đọc lại. - Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng. - Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ ; mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm. - Đoạn văn có 4 câu. - Những chữ đầu câu. - Các từ : uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,... - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nghe GV đọc và chép bài. - Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài. TUẦN 18 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I TIẾT 2 I. MỤC TIÊU Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1). Ôn luyện cách so sánh. Ôn luyện về mở rộng vốn từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc. Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút) - Tiến hành tương tự như tiết 1. * Hoạt động 2 : Ôân luyện về so sánh (8 phút) Mục tiêu: - Ôn luyện cách so sánh. Cách tiến hành: Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2. - Hỏi : Nến dùng để làm gì ? - Giải thích : nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy. - Cây (cái) dù giống như cái ô : Cái ô dùng để làm gì ? - Giải thích : dù là vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS chữa bài. GV gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch 2 gạch dưới từ so sánh : + Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. + Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. * Hoạt động 3 : Mở rộng vốn từ (7 phút) Mục tiêu: - Ôn luyện về mở rộng vốn từ. Cách tiến hành: Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc câu văn. - Gọi HS nêu ý nghĩa của từ biển. - Chốt lại và giải thích : Từ biển trong biển lá xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt Trái Đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật : lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá. - Gọi HS nhắc lại lời GV vừa nói. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 4/ Củng cố, dặn dò (4 phút) - Gọi HS đặt câu có hình ảnh so sánh. - Nhận xét câu HS đặt. - Dặn HS về nhà ghi nhớ nghĩa từ biển trong biển lá xanh rờn và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS đọc. - Nến dùng để thắp sáng. - Dùng để che nắng, che mưa. - Tự làm bài tập. - HS tự làm vào vở nháp. - 2 HS chữa bài. - HS làm bài vào vở. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời. như Những cây nến khổng lồ. Đước mọc san sát, thẳng đuột. như Hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS đọc câu văn trong SGK. - 5 HS nói theo ý hiểu của mình. - 3 HS nhắc lại. - HS tự viết vào vở. - 5 HS đặt câu. @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................======– µ —====== Duyệt Hiệu trưởng Duyệt Tổ chuyên môn ..................................................... ............................................................ ..................................................... ............................................................ ..................................................... ............................................................ ..................................................... ............................................................ Ngày.......Tháng......Năm 200..... Ngày.......Tháng......Năm 200..... Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • docGIAO AN TD & KC lop 3 - chuan kien thuc moi 2009 -HK1.doc
Giáo án liên quan