Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức)

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức.

a/ Đạt chuẩn:

- Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.

- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn.

b/ Trên chuẩn:

 2. Kỹ năng.

a/ Kỹ năng môn học

 - Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.

 b/ Kỹ năng sống

-Chủ động ăn các thức ăn cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng

- Tự tin trình bày ý kiến

- Xử lí thông tin, bảng biểu để hiểu rõ vai trò, nguồn cung cấp, cách phối hợp các vitamin và muối khoáng có hiệu quả

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Động não

- Đóng vai

- Hỏi chuyên gia

- Hoạt động nhóm

- Vấn đáp- tìm tòi

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình chuyển hóa các chất giúp cơ thể khỏe mạnh. (3đ) 3. Giới thiệu bài mới: Các chất dinh dưỡng (Thức ăn) cung cấp cho cơ thể hàng ngày theo các tiêu chuẩn quy định, gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Vậy dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý? Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu bài này. 4. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. *Mục tiêu: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể không giống nhau. Từ đó đề ra chế độ dinh dưỡng hợp lý chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. GV: Giảng: Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho mỗi người là cần thiết, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu hoạt động của cơ thể , cung cấp nguyên liệu cho sự phục hồi vật chất tiêu hao, đồng thời giúp trẻ em phát triển cơ thể.Cho nên để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cần căn cứ vào nhu cầu của cơ thể và giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin o, đọc bảng “dinh dưỡng cho nguời Việt Nam” (Tr,120) ð trả lời các câu hỏi: + Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? + Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc những yếu tố nào? HS: Nghiên cứu SGK à trả lời + Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì cần tích lũy cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sự vận động cơ thể ít. + Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, hình thức lao động, trang thái sinh lí của cơ thể.... - GV tổng kết lại những nội dung thảo luận. GV: Vì sao trẻ suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? HS: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - Ở các nuớc đang phát triển chất lượng cuộc sống người dân còn thấp ð trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao. 1) Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau. - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc: + Lứa tuổi + Giới tính + Trạng thái sinh lí + Hình thức lao động Hoạt động 2: Giá trị dinh duỡng của thức ăn *Mục tiêu: Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn chủ yếu. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn ð hoàn thành phiếu học tập. Sự phối hợp các lọai thức ăn có ý nghĩa gì? HS: tự thu nhận thông tin, quan sát tranh vận dụng kiến thức vào thực tế, thảo luận nhóm ð hoàn thành phiếu học tập-àĐại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung ð đáp án chuẩn. - Thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, đậu - Thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật(lạc, vừng, dừa, đỗ tương) - Thực phẩm giàu đường bột: ngũ cốc, khoai, sắn , mía àVì tỉ lệ các chất hữu cơ trong thực phẩm không giống nhau nên cần phối hợp các loại thức ăn khác nhau để cung cấp đủ chất, ngon miệng, GV chốt lại kiến thức. 2)Giá trị dinh duỡng của thức ăn - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở: + Thành phần các chất. + Năng lượng chứa trong. àCần phối hợp các lọai thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể. Hoạt động 3: Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần. *Mục tiêu: Hiểu được khái niệm khẩu phần và nguyên tắc xây dựng khẩu phần. GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khẩu phần là gì? HS: Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày GV : yêu cầu HS thảo luận: + Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác ngừơi bình thường? + Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau quả tươi? + Để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí cần dựa trên những nguyên tắc nào? - Tại sao những người ăn chay vẫn khỏe mạnh? HS: Người mới ốm khỏi ð cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe. Tăng cường vitamin và tăng cường chất xơ ðđể dễ tiêu hóa. -Đảm bảo đủ lượng thức ăn. Đảm bảo cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng, chất hữu cơ. -Họ dùng sản phẩm từ thực vật như đậu, vừng, lạc chứa nhiều prôtêin và chất béo thay thế prôtêin và chất béo của động vật. GV: Mở rộng câu hỏi: + Thế nào là bữa ăn hợp lý, có chất lượng? + Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình? HS: Trả lời - Đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng. Cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn - Phát triển kinh tế gia đình. Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng:chế biến hợp khẩu vị, bàn ăn, bát đũa sạch, trình bày món ăn đẹp mắt, hấp dẫn ,tinh thần sảng khoái, vui vẻ. GV: Để đảm bảo chúng ta luôn được cung cấp nguồn thức ăn sạch, an toàn với sức khỏe cần phải bảo vệ nguồn nước, đất như thế nào? HS: Liên hệ thực tế và đưa ra câu trả lời. 3) Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần. - Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày. Nguyên tắc lập khẩu phần: + Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhiều cầu của từng đối tượng + Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ cung cấp đủ muối khoáng và vitamin. + Đảm bảo cung cáp đủ năng lượng cho cơ thể.  5. Kiểm tra- Đánh giá. Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c ở đầu câu trả lời em cho là đúng. 1. Bữa ăn hợp lý có chất lượng là: Có đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin muối khóang. Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Cả 3 ý a, b, c 2) Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình. Phát triển kinh tế gia đình Làm bữa ăn hấp dẫn ngon miệng. Bữa ăn nhiều thịt, trứng, cá, sữa, Chỉ a và b Chỉ a, b, c Đáp án : 1- ; 2- 6. Hướng dẫn HS về nhà. a. Bài cũ: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố nào? - Nêu nguyên tắc lập khẩu phần ăn Xem kỹ bảng 37.1 ghi tên các thực phẩm cần tính toán ở bảng 37.2 b. Bài mới: - Đọc trước bài thực hành - Lập 1 khẩu phần ăn 3 bữa: sáng- trưa- tối của em - Tính nhu cầu dinh dưỡng của khẩu phần ăn đó V- RÚT KINH NGHIỆM Tuần 21 Tiết 39 Ngày soạn : 05/01/2014 Ngày dạy: 06/01/2014 BÀI 37 THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC. I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. a/ Đạt chuẩn - Nắm vững các bước thành lập khẩu phần. - Biết đánh giá được định mức đáp ứng một khẩu phần mẫu. b/ Trên chuẩn: Tự lập cho mình 1 khẩu phần ăn hợp lí 2. Kỹ năng. a/ Kỹ năng môn học: Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán. b/ Kỹ năng sống: - Kỹ năng tự nhận thức :xác định được nhu cầu dinh dưỡng của bản thân - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK và các bảng thành phần dinh dưỡng để lập khẩu phần ăn phù hợp với đối tượng - Kỹ năng quản lý thời gian ,đảm nhận trách nhiệm được phân công II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Trực quan - Hoạt động nhóm - Thực hành- thí nghiệm III- CHUẨN BỊ GV: Bản phô tô ( dùng đèn chiếu) bảng 1, 2 ,3. Bản phô tô (dùng đèn chiếu) đáp án 2, 3. HS: Kẻ bảng 3: Bảng đánh giá. IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới: Muốn biết một khẩu phần ăn mà chúng ta xây dựng đã hợp lý hay chưa thì chúng ta phải phân tích.Bài thực hành hôm nay sẽ hướng dẫn chúng ta cách phân tích 1 khẩu phần ăn 4. Hoạt động dạy và học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần. Mục tiêu: Học sinh trình bày được các bước thành lập khẩu phần Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước tiến hành - Học sinh đọc thông tin nêu được 4 bước: + B1: Kẻ bảng tính theo mẫu + B2: Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp vào cột A Xác định A1 (lượng thải bỏ) Xác định A2 (ăn được) A2 = A – A1 + B3: Tính giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm + B4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần - Học sinh theo dõi để biết cách tính - Dùng bảng 37.2 SGK ví dụ 1 vài số liệu của kết quả tính toán - Chú ý: Hệ số hấp thụ của cơ thể đối với prôtêin la 60% và tỉ lệ thất thoát do chế biến của vitamin C là 50% - Giáo viên dùng bảng 2, lấy 1Vd đểnêu cách tính + Thành phần dinh dưỡng + Năng lựơng + Muối khoáng, vitamin Hoạt động 2: Tập đánh giá một khẩu phần. Mục tiêu:Biết cách đánh giá định mức đáp ứng của một khẩu phần. Biết tự xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân. Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 37.2 SGK - Học sinh dựa vào kiến thức trên và phần ghi cuối bảng từng cá nhân hoàn thành bảng - Giáo viên sữa chữa, uốn nắn nhắc nhở trong lúc học sinh tự làm - Yêu cấu học sinh hoàn thành bảng 37.3 SGK . Trong lúc làm có gì không hiểu thì hỏi giáo viên - Từng em tính toán về mức đáp ứng nhiều cầu tính theo phần trăm vào bảng 37.3 SGK - Yêu cầu học sinh tự thay đổi một vài loại thức ăn và khối lượng mỗi loại rồi tính toán lại số liệu cho phù hợp I/ PHƯƠNG PHÁP LẬP KHẨU PHẦN Các bước lập khẩu phần: - Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu. - Bước 2: + Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A. + Xác định lượng thải bỏ (A1=A x tỉ lệ % thải). + Xác định lượng thực phẩm ăn được A2 = A - A1. - Bước 3: Tính giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm. - Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần. II/TẬP ĐÁNH GIÁ MỘT KHẨU PHẦN 5. Nhận Xét – Đánh Giá. GV nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành. Kết quả bảng 37.2 và 37.3 là nội dung để GV đánh giá một số nhóm. Thực phẩm Trọng lượng Thành phần dinh dưỡng Năng lượng (Kcal) A A1 A2 P2 L G Gạo tẻ 400 0 400 31,6 4 304 1477,4 Cá chép 100 40 60 9,6 21,6 59,44 Tổng cộng Điền bảng Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu Trật tự Tổng điểm Tốt 5đ Điền đúng, đủ nội dung bảng 3đ Đánh giá đúng mức đáp ứng nhu cầu và giải thích được 2đ Khá 4đ Điền đúng, khá đủ nội dung bảng 2đ Đánh giá đúng mức đáp ứng nhu cầu, giải thích tương đối 1,5đ Đạt YC 3đ Điền đúng, chưa đầy đủ nội dung bảng 1đ Đánh giá đúng mức đáp ứng nhu cầu, chưa giải thích được 1đ Không đạt YC 0đ Không điền được bảng 0đ Không đánh giá được 0đ 6. Hướng dẫn HS về nhà a.. Bài cũ: Bài tập về nhà: Tập xây dựng một khẩu phần ăn cho bản thân dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam và bảng phụ lục dinh dưỡng thức ăn. b. Bài mới: chuẩn bị bài 38 - Bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết - Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào? V- RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG- kì 2.docx.doc
Giáo án liên quan